Có nên học cơ khí chế tạo máy không? Vị thế của nghề này trong xã hội

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-06-02 17:05:38

Không quá khó để nhận ra rằng những yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế đối với một quốc gia đang trên đà phát triển trở thành nước công nghiệp như Việt Nam bao gồm cơ khí và chế tạo máy móc. Vậy, nghề cơ khí chế tạo máy có những yêu cầu và kinh nghiệm gì? Những hành trang cần chuẩn bị cho sinh viên mới ra trường đam mê theo đuổi nghề cơ khí chế tạo máy gồm những yếu tố gì? 

1. Cơ khí chế tạo máy là gì? Gồm những ngành nào?

1.1. Cơ khí chế tạo máy là gì?

Cơ khí chế tạo máy là một ngành khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng vào thực tế cao và đòi hỏi có sự chuẩn chỉnh và tuân theo các nguyên lý khoa học - vật lý. Như rất nhiều chuyên gia nước ngoài khẳng định rằng, cơ khí là một ngành kỹ thuật “thường xanh” vì nó là ngành duy nhất không chịu tác động của suy thoái kinh tế. Hay nói đúng hơn thì cơ khí chế tạo máy là nghề tạo ra rất nhiều nghề cho xã hội, nó không bao giờ mất đi và tồn tại song hành cùng quá trình công nghiệp hoá. 

Cơ khí là gì?
Cơ khí là gì?

Cơ khí là ngành học áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các nguyên tắc và quy luật vật lý để phân tích, thiết kế, sản xuất và bảo trì hệ thống cơ khí. Lĩnh vực cơ khí là lĩnh vực có tính phổ quát rộng và triển vọng đối với nghề cơ khí là rất lớn đối với những kỹ sư lành nghề.

Xem thêm: Việc làm kỹ sư cơ khí

1.2. Cơ khí chế tạo máy gồm những ngành nào?

Học về cơ khí chế tạo máy, bạn sẽ được học tất cả các kiến thức về công nghệ chế tạo máy móc, thiết bị, kỹ thuật đo lường và giám sát số liệu trong quá trình vận hành, dung sai lắp ghép, sức bền vật liệu,cơ học vật rắn, điều khiển học, ứng dụng nhiệt động lực học.

Ngành học của cơ khí sẽ được chia làm ba ngành chính là:

- Ngành thiết kế, sửa chữa và chế tạo máy.

- Cơ khí chế tạo máy.

- Cơ khí gia công máy móc chế tạo hình.

Cơ khí là học những ngành nào?
Cơ khí là học những ngành nào?

Mỗi chuyên ngành học có một chức năng và bản chất của ngành riêng nó sẽ góp phần định hướng nghề nghiệp kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường. 

Sau khi đã tìm hiểu những điều cơ bản về cơ khí gồm những ngành nào và tầm quan trọng của ngành cơ khí chế tạo máy trong xã hội hy vọng sẽ định hướng tốt hơn về ngành nghề cho các bạn sinh viên. 

2. Cơ hội nghề nghiệp dành cho kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường

Để thấy được rõ hơn những lợi ích và nhu cầu cao của xã hội về nghề cơ khí chế tạo máy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề kỹ sư cơ khí chế tạo máy cũng như sự khan hiếm kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường.  

Theo nghiên cứu của Glassdoor, top những công việc mà thế hệ gen Z đang apply nhiều nhất đó là kỹ sư phần mềm, chứ không phải kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Trong khi ngành cơ khí chế tạo máy là ngành luôn khát nguồn nhân lực cũng như tỷ lệ có việc làm và cơ hội nghề nghiệp rất ổn định. 

Cùng điểm qua những cơ hội nghề nghiệp dành cho kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường để thấy được những tiềm lực và tiềm năng không hề nhỏ của ngành này trong xã hội nhé.

Khi có tấm bằng kỹ sư cơ khí bạn sẽ được làm việc trong môi trường kỹ thuật có tính chuyên môn cao. 

Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí
Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư cơ khí

- Nếu thật sự giỏi và có tay nghề cao bạn có thể trở thành kỹ sư cơ khí hàng không vũ trụ, tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế các thế hệ máy bay tân tiến hơn, điều khiển và chế tạo, lắp ráp các thiết bị và bộ phận của tên lửa, vệ tinh. 

- Kỹ sư cơ khí oto: làm việc trên mọi loại hình oto, chế tạo ra các bộ phận lắp ráp của oto và cách để oto sản sinh là nhiên liệu, đo lường và tính toán kỹ thuật trong quá trình làm việc.

- Kỹ sư cơ khí năng lượng: góp phần chế tạo các loại máy móc phục vụ cho cuộc sống xanh của con người, thay thế những nguồn năng lượng hữu hạn bằng việc sử dụng những công nghệ và chế tạo những máy móc tận dụng năng lượng vô tận của môi trường.

- Kỹ sư cơ khí sản xuất và lắp ráp: đây là lực lượng đông đảo và cũng là lực lượng đang cần có nguồn nhân lực dồi dào hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa của đất nước, tối ưu hoá các thiết bị máy móc để đưa vào dây chuyền sản xuất. 

Như vậy, ngành cơ khí chế tạo máy đang khan hiếm nguồn nhân lực như vậy, chính là cơ hội cho các bạn trẻ theo đuổi ngành cơ khí và định hướng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì những gì mà một kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường có được không chỉ dừng lại ở cơ hội nghề nghiệp mà còn ở cả những chế độ đãi ngộ và mức lương xứng đáng với năng lực. 

Yếu tố để trở thành kỹ sư cơ khí giỏi
Yếu tố để trở thành kỹ sư cơ khí giỏi

Mức lương của kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường trung bình đạt 11 triệu đồng/tháng với mức lương thấp nhất là 4 triệu đồng/tháng và mức lương cao nhất có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, dù bạn chỉ là kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường nhưng bạn chuẩn bị cho mình hành trang và kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn tốt thì việc bạn được thăng tiến là điều chắc chắn. 

Không chỉ tại Việt Nam kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường được trọng dụng mà hầu như ở bất cứ quốc gia nào cũng cần có kỹ sư cơ khí. Chính vì vậy cơ hội được cử đi đào tạo và làm việc tại nước ngoài của kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường là rất lớn. Làm việc trong các tập đoàn kinh tế, cơ sở đầu tư chế tạo máy móc chất lượng cao tại nước ngoài là điều có thể đối với kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường. 

Xem thêm: Việc làm nhân viên bảo trì cơ khí

3. Định hướng nghề cơ khí chế tạo máy cho sinh viên

Một trong những tiêu chuẩn của kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường là cần có trong tay tấm bằng kỹ sư cơ khí là điều chủ chốt đầu tiên. Với tấm bằng kỹ sư cơ khí bạn sẽ có được những lợi thế hữu ích và được cung cấp những kỹ năng bao gồm: 

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: cung cấp những ý tưởng và sáng kiến hay, linh hoạt trong thời gian ngắn để giải quyết vấn đề cũng như thực hiện việc chế tạo máy móc có hiệu quả hơn.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm: chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để giải quyết vấn đề nhanh hơn và xử lý các lỗi trong quá trình chế tạo máy triệt để hơn.

- Kỹ năng kỹ thuật nâng cao: sở hữu tấm bằng kỹ sư cơ khí sẽ bạn sẽ được rèn luyện những kỹ năng và kiến thức có chiều sâu hơn đối với nghề. Hiểu rõ hơn về kỹ thuật cơ khí và áp dụng nó vào thực tế.

Định hướng nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp

- Kỹ năng học thuật: để nhận được tấm bằng kỹ sư cơ khí là bạn đã hoàn toàn trang bị đủ cho mình kiến thức học thuật chuyên ngành và những ý tưởng độc đáo cho việc chế tạo máy và báo cáo kết quả công việc.

- Kỹ năng ra quyết định: sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thách thức và làm việc dưới môi trường áp lực cao mà không hề nao núng tinh thần.

Nhiều người vẫn hay nói rằng bằng đại học thì có gì là quan trọng đâu, bằng kỹ sư cơ khí thì cũng chỉ vứt ở một xó. Nhưng bạn cần hiểu rằng, việc sở hữu tấm bằng kỹ sư cơ khí thì nó phải như thế nào, người ta căn cứ vào chất lượng tấm bằng kỹ sư mà bạn được nhận chứ không phải là một hình thức phô trương, che mắt thiên hạ. 

Vì vậy, để đưa ra những quyết định đúng đắn với nghề cơ khí chế tạo máy bạn cần xác định mục tiêu cho mình ngay từ sớm, chọn ngành học cơ khí chế tạo máy để có những hiểu biết và kinh nghiệm làm việc dành cho kỹ sư cơ khí chế tạo máy mới ra trường. 

Đọc thêm: Kỹ sư cơ khí là gì? Thông tin bạn không nên bỏ lỡ về kỹ sư cơ khí

4. Có nên học ngành cơ khí chế tạo máy hay không? 

Qua tất cả những gì mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này có lẽ bạn đã hiểu được phần nào vai trò của ngành cơ khí trong xã hội cũng như tầm quan trọng của nó đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 

Để trở thành một công dân ưu tú và có trách nhiệm đối với công cuộc đổi mới của đất nước, việc bạn chuẩn bị hành trang cho mình từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều hết sức cần thiết. Với mức lương của kỹ sư cơ khí vô cùng hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp luôn luôn rộng mở như vậy hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn một tương lai sáng lạn hơn, công việc ổn định hơn. 

Kỹ sư cơ khí chế tạo máy
Kỹ sư cơ khí chế tạo máy

Qua những gì mà chúng tôi chia sẻ chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên học ngành cơ khí chế tạo máy hay không?” Việc nên hay không nên theo học một ngành cần dựa vào 4 yếu tố quan trọng đó là: Sứ mệnh của bạn, công việc mà bạn mong muốn, chuyên môn kỹ thuật mà bạn có, đam mê của bạn. Tìm ra lời giải đáp của 4 yếu tố này thì chắc chắn bạn cũng sẽ cho mình được câu trả lời có nên học ngành cơ khí chế tạo máy không.

Đứng dưới góc độ của thứ mà xã hội cần và đam mê kiếm tiền và có kinh nghiệm tốt của bạn thì tôi nghĩ học cơ khí chế tạo máy là điều nên định hướng và nên làm của mỗi bạn sinh viên đang chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động.

Như vậy, bạn viết này đã chia sẻ cho các bạn chi tiết về cơ khí gồm những ngành nào, cơ hội nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho tương lai của bạn cũng như giải đáp băn khoăn có nên học cơ khí chế tạo máy hay không? Thông qua bài viết này, bạn đã có thể có câu trả lời chính xác cho mình về những vấn đề trên.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: