Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp và những điều không thể bỏ qua

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2021-04-15 08:11:40

Doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được doanh thu, lợi nhuận cao. Tuy nhiên điều đó không đơn giản, ngay cả khi doanh thu và lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cũng cần phải xem xét để cấu cấu chi phí của doanh nghiệp sao cho hợp lý.

Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về cơ cấu chi phí là gì? Những điều có liên quan tới cơ cấu chi phí giúp cho doanh nghiệp có được quá trình phát triển bền vững.

1. Khái quát về cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí được viết theo từ tiếng Anh là Cost Structure. Đó chính là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ mối quan hệ cụ thể trong tỷ trọng đối với các loại chi phí cố định và đối với chi phí biến đổi xuất hiện tại các doanh nghiệp.

Khái quát về cơ cấu chi phí của doanh nghiệp
Khái quát về cơ cấu chi phí của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp/công ty mà có kết cấu của các khoản chi khác nhau thì họ sẽ có được những thành quả của việc buôn bán khác nhau. Dù các doanh nghiệp đó có cùng mức cấp độ tăng nhanh chóng về các khoản thu nhập đến từ các hoạt động kinh doanh buôn bán. 

Hãy nói một cách khác đi thì cơ cấu chi phí của doanh nghiệp chính là mối quan hệ liên quan đến tỷ trọng trong từ loại chi phí có tính chất khả biến, các loại chi phí bất biến trong tổng chi phí. 

Hầu hết doanh nghiệp nào cũng sẽ muốn có thể tối ưu hóa được lợi nhuận một cách tối đa để có thể tăng cường sự phát triển của doanh nghiệp, do đó mà doanh nghiệp không chỉ cần phải có khoản thu cao mà còn cần phải có thể cân đối được những chỉ số về mặt chi phí nhằm có thể đảm bảo được quy luật bù trừ, từ đó đảm bảo được sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Cơ cấu chi phí doanh nghiệp được hiểu là gì?
Cơ cấu chi phí doanh nghiệp được hiểu là gì?

Có rất nhiều công ty tạo ra nhiều doanh thu lớn, tuy nhiên trong đó vẫn có những doanh nghiệp không có sự phát sinh nhiều khoản chi phí khác nhau trong các kì. Điều đó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với doanh nghiệp khi mà mỗi năm tài chính mà kết thúc thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp là 20% so với lợi nhuận.

Xem thêm: chi phí tài chính là gì

2. Làm thế nào để có thể đáp ứng được những khoản cơ cấu chi phí của doanh nghiệp?

Sau khi kết thúc những kỳ kế toán theo tháng hoặc là theo quý thì các kế toán viên sẽ cần phải thực hiện việc xem xét lại tất cả các khoản doanh thu, các khoản chi phí để xem là các khoản chi phí đó đã hợp lý hay chưa? 

Trong trường hợp chưa có sự hợp lý thì các bạn cần phải báo cáo tình hình và nêu rõ cụ thể vấn đề chưa hợp lý đó cho cấp lãnh đạo để được xem xét và giải quyết nhanh chóng.

Cùng với đó, các kế toán viên sẽ cần phải chú ý tới nhiều vấn đề, các vấn đề đó được thể hiện như sau:

Đáp ứng cơ cấu chi phí của doanh nghiệp
Đáp ứng cơ cấu chi phí của doanh nghiệp

- Đối với những doanh nghiệp mà có hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào thì doanh nghiệp đó xác định có thể sẽ phải chịu đóng khoản tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cao. 

- Đối với những khoản cần phải chi cho người lao động: Nếu như mức tiền lương của người lao động cao thì doanh nghiệp sẽ cần phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và đóng ở mức cao. 

Nếu như doanh nghiệp mà không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ bị các cơ quan BHXH tiến hành thanh tra và bị xử lý. 

- Trong các báo cáo tài chính, đối với khoản lãi gộp thì không được phép âm hoặc là không được phép có giá trị bằng 0.

3. Xác định cơ cấu chi phí của doanh nghiệp như thế nào được cho là hợp lý?

Nói về sự hợp lý của cơ cấu chi phí thì quả thực là điều rất trừu tượng, khó nói, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng không thể nào có lời giải đáp được. Bởi vì, cơ cấu chi phí của doanh nghiệp sẽ có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Các chính sách của doanh nghiệp, thuộc tính, kế hoạch kinh doanh,...

Tiến hành xác định những cơ cấu chi phí của doanh nghiệp
Tiến hành xác định những cơ cấu chi phí của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp được đặt trong điều kiện ổn định với điều kiện kinh tế có sự phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao thì doanh nghiệp nào có kết cấu về khoản chi phí lớn hơn so với khoản chi cố định của doanh nghiệp thì tức là doanh nghiệp đó đang sở hữu quy mô tài sản cố định lớn hơn, chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.

Khi doanh nghiệp được đặt trong điều kiện nền kinh tế không có tính ổn định thì việc mà doanh nghiệp thực hiện tiêu thụ các sản phẩm buôn bán sẽ có nguy cơ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi đó, doanh nghiệp nào mà có kết cấu của khoản chi nhiều hơn so với các khoản chi phí biến đổi thì doanh nghiệp đó sẽ có quy mô của lượng tài sản cố định ít hơn. 

Với dạng doanh nghiệp này thì sẽ có thể linh động và dễ dàng hơn nhiều đối với quá trình chuyển đổi về mặt cơ cấu của hàng hóa, doanh nghiệp đó cũng sẽ ít gặp phải những nguy cơ các giao dịch có tính giao thương hơn. 

Xem thêm: Việc làm kế toán

4. Mối liên hệ giữa cơ cấu chi phí và mặt lợi nhuận của doanh nghiệp

Điều đầu tiên mà vieclam88.vn có thể khẳng định  đó là cơ cấu chi phí của doanh nghiệp có mối liên hệ rất chặt với lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Theo đó, chúng ta có thể phân tích mối liên hệ này chi tiết như sau:

Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp có mối liên hệ với lợi nhuận
Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp có mối liên hệ với lợi nhuận

- Với những doanh nghiệp có sự kết cấu của các khoản chi cao hơn so với định phí thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận cao hơn. Ngược lại thì doanh nghiệp nào có khoản thu nhập nhỏ hơn thì sẽ có nguy cơ gặp nhiều rủi ro trong quá trình phát triển.

- Nếu như doanh nghiệp có thể xác định chính xác về cơ cấu chi phí doanh nghiệp thì sẽ góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp đó có thể tiến hành dự toán về lợi nhuận một cách chính xác hơn.

Thư xin việc

5. Cân bằng cơ cấu chi phí doanh nghiệp và doanh thu

Để cân bằng cơ cấu chi phí doanh nghiệp cũng như là các khoản doanh thu thì các doanh nghiệp cần phải hết sức chú ý tới các vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng khoản chi phí trong kế toán để bù trừ

Doanh nghiệp trước tiên cần phải xác định được doanh nghiệp đang theo loại hình kinh doanh nào. Một số loại hình như: Kinh doanh Thương mại, Dịch vụ, BĐS, Đầu tư, Sản xuất, Xây dựng…

- Thứ hai, doanh nghiệp sẽ cần phải hết sức chú ý tới vấn đề làm kế toán của từng loại hình doanh nghiệp, chẳng hạn:

+ Doanh nghiệp sản xuất: 

Giá trị mua bán đối với các nguyên vật liệu sẽ chiếm tới từ 70% cho tới 90%. Cùng với đó thì khoản chi phí dùng cho nhân công chiếm từ 10% cho tới 30% so với giá vốn của một sản phẩm được tạo ra.

Nếu như doanh nghiệp có tính toán mua các loại công cụ để có thể sử dụng trong các phân xưởng thì doanh nghiệp cần phải tính toán làm sao để công cụ đó có thể sử dụng được khoảng 2 năm. 

Cân bằng cơ cấu chi phí của doanh nghiệp và doanh thu
Cân bằng cơ cấu chi phí của doanh nghiệp và doanh thu

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác

+  Doanh nghiệp Thương mại:

Khi các doanh nghiệp Thương mại mua hàng hóa thì đều cần phải có hóa đơn và chứng từ gốc. Những hàng hóa nào được nhập vào rồi, có chứng từ rồi, có hóa đơn rồi thì mới có thể được bán ra cho khách hàng.

Nếu trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa mà có các chi phí phát sinh khác như là vận chuyển thì các loại chi phí này sẽ được tính vào trong chi phí mua hàng. Đối với những trường hợp mua thêm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho doanh nghiệp thì cũng sẽ phát sinh nhiều chi phí khác như là.

+ Các khoản chi phí khác

Với các loại hình doanh nghiệp khác thì có thể sẽ nảy sinh thêm nhiều chi phí như là: Chi phí thẻ điện thoại, chi phí may đồng phục, chi phí hỗ trợ ăn trưa, chi phí phục vụ cho việc tiếp khách, chi phí dùng cho quảng cáo pr sản phẩm, chi phí đặc thù khác, chi phí văn phòng phẩm…

Như thế, cơ cấu về mặt chi phí được sử dụng trong doanh nghiệp thì đã được vieclam88.vn đã chia sẻ ở trên đây thì hi vọng rằng các doanh nghiệp sẽ có thể định hình được cơ cấu chi phí của doanh nghiệp mình một cách hoàn chỉnh hơn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: