Tìm hiểu về công việc chuyên viên tư vấn tâm lý

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-06-11 14:02:19

Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống của con người trở được cải thiện hơn tuy nhiên điều đó cũng trở thành “con dao hai lưỡi” khiến cho họ cảm thấy bị áp lực khi cố gắng nâng cao chất lượng cuộc sống của mình gây ra nhiều bệnh về tâm lý. Đây cũng là vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay, tâm lý của con người càng trở nên phức tạp cần có sự hỗ trợ của những chuyên viên tư vấn tâm lý.

1. Chuyên gia tư vấn tâm lý là ai?

Chuyên viên tư vấn tâm lý là nhà tâm lý học có chuyên môn trong việc nắm bắt tâm lý của người khách thông qua những hành vi và trạng thái tinh thân từ đó đưa ra những đánh giá và tình trạng hiện tại của họ để đưa ra những phương pháp điều trị tâm lý phù hợp. 

Chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ trở thành những người bạn đưa ra những lời khuyên đối với những khách hàng mắc các vấn đề tâm lý để hỗ trợ giải quyết khúc mắc của họ bằng những phương pháp trị liệu hiệu quả nhất.

Chuyên gia tư vấn tâm lý là ai?
Chuyên gia tư vấn tâm lý là ai?

Nhà tâm lý học giỏi không phải là người đứng ra giải quyết những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng trong lúc tạm thời mà phải hướng họ đến cách giải tỏa cảm xúc và cải thiện cuộc sống theo phương hướng của chính mình, không có ai hiểu họ bằng chính họ. Chuyên gia tư vấn chỉ có thể giúp họ giải đáp những khúc mắc và định hướng lối ra trong tâm lý còn người tìm cách khắc phục chính là khách hàng.

2. Chuyên gia tư vấn tâm lý thường làm gì?

Tùy vào từng đối tượng khách hàng mà chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ có những phương thức trị liệu khác nhau. Thông thường chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ thực hiện theo một quy trình cụ thể như sau:

- Trực tiếp gặp mặt và trao đổi những thông tin cơ bản với khách hàng để tìm hiểu về môi trường xung quanh và vấn đề khúc mắc trong tâm lý của họ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của chuyên viên tư vấn tâm lý chính là giao tiếp. Đối với những người có vấn đề tâm lý thường khó tiếp xúc vậy nên cần phải có cách tiếp cận khéo léo phù hợp với từng đối tượng.

Gặp trực tiếp và trao đổi thông tin với khách hàng đang mắc vấn đề tâm lý
Gặp trực tiếp và trao đổi thông tin với khách hàng đang mắc vấn đề tâm lý

- Tìm hiểu về mấu chốt vấn đề gây ra vấn đề tâm lý của khách hàng và nhận biết dấu hiệu bất ổn trong tâm lý của họ. Đặc biệt là với những đối tượng như các em học sinh thường đang trong quá trình dạy thì thường có những bất ổn trong sức khỏe tinh thần cần sớm được phát hiện và can thiệp để giúp các bạn phát triển lành mạnh.

- Đưa ra những câu hỏi về những vấn đề liên quan để tìm hiểu cách trị liệu thích hợp đối với các đối tượng khác nhau. Mỗi người sẽ có những vấn đề tâm lý riêng, chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ là cầu nối để dẫn dắt họ tìm ra hướng đi đúng đắn hoặc sử dụng các cơ sở trị liệu chuyên biệt khi cần thiết.

- Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ đánh giá về trường hợp của khách hàng và đưa ra những lời khuyên mang tính tích cực cũng như phân tích tâm lý của họ, thể hiện quan điểm của mình. Đồng thời phải trình bày về mức độ nghiêm trọng của khách hàng nếu như không có phương hướng giải quyết cụ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào với đời sống sinh hoạt.

- Sử dụng các phương pháp trị liệu tâm lý chuyên dụng để cải thiện tình hình và tâm lý của khách hàng, giúp họ ngày một tốt hơn cũng như nhận thức tích cực về vấn đề họ đang gặp phải.

- Định hướng cho khách hàng cách giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài và cả bên trong. Không nên bắt ép họ phải đi theo hướng của mình mà chỉ mở đường cách giải quyết và gợi ý cho họ nên làm những gì để cải thiện tình hình.

Đưa ra định hướng cách giải quyết cho khách hàng
Đưa ra định hướng cách giải quyết cho khách hàng

- Tùy vào từng trường hợp cụ thể chuyên viên tư vấn tâm lý cần xác định đối tượng có cần phải trị liệu thường xuyên hay không để chủ động hẹn những buổi gặp tiếp theo để theo dõi tình hình và mức độ cải thiện trong tâm lý của họ cho tới khi hoàn toàn giải quyết được vấn đề.

Như đã nói bên trên, chuyên viên tư vấn tâm lý không phải bác sĩ trực tiếp điều trị tâm lý cho người có vấn đề mà họ sẽ đồng hành cùng khách hàng và trò chuyện tìm hiểu về tâm lý con người và gợi ý giải quyết thích hợp để tự họ có thể tìm ra câu trả lời cho chính khúc mắc của mình.

Tìm hiểu về: Cụm từ tư vấn giám sát tiếng Anh là gì?

3. Yêu cầu công việc chuyên viên tư vấn tâm lý

Công việc chuyên gia tư vấn tâm lý không phải ai cũng làm được mà cần phải tra quá trình đào tạo bài bản tại các trường đại học để nắm được những kiến thức căn bản về ngành tâm lý học. Hiện nay, ở Việt Nam chưa thực sự có nhiều môi trường đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này nên nếu muốn theo đuổi công việc chuyên gia tư vấn tâm lý bạn phải thực sự nỗ lực, kiên trì trau dồi kiến thức và phát triển bản thân.

Chuyên gia tư vấn tâm lý phải được đào tạo bài bản
Chuyên gia tư vấn tâm lý phải được đào tạo bài bản

Thâm chí để trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý bạn phải đạt đến trình độ sau đại học như bậc Thạc sĩ, tiến sĩ mới được công nhân và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Nhà tâm lý học cần phải vốn kiến thức rộng mở về các vấn đề trong xã hội, trình độ ngoại ngữ tốt để trao đổi với nhiều đối tượng khách hàng chứ không chỉ giới hạn ở Việt Nam. 

Chuyên viên tư vấn tâm lý phải có kỹ năng giao tiếp tốt, đây là yêu cầu tối thiểu và quan trọng nhất mà ứng viên cần phải đáp ứng vì đây là tính chất của công việc. Đồng thời có khả năng nắm bắt tâm lý người khác, tư duy logic tốt để tìm hiểu vấn đề tâm lý tồn tại của khách hàng. Ngoài ra, chuyên viên tư vấn tâm lý phải có khả năng lập ra kế hoạch điều trị đa dạng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Để trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý bạn phải thực sự khéo léo, tính thế và nhẹ nhàng khi tiếp xúc với khách hàng vì họ là những người đang gặp vấn đề về tâm lý và tìm đến bạn để giải quyết. Cách sử dụng ngôn từ lịch sử, trang nhã khi giao tiếp với người khác để không gây ảnh hưởng đến tâm lý và tạo sự thoải mái trong cuộc trò chuyện.

Cách nói chuyện của chuyên gia tư vấn tâm lý phải khéo léo
Cách nói chuyện của chuyên gia tư vấn tâm lý phải khéo léo

4. Thu nhập của chuyên viên tư vấn tâm lý hiện nay

Ngành tâm lý ngày càng được chú trọng trong xã hội nên mức thu nhập trung bình cho các chuyên gia tư vấn tâm lý khá cao. Tùy vào từng ngành trong lĩnh vực tâm lý mà chuyên gia tư vấn sẽ có mức lương khác nhau:

- Chuyên gia tư vấn tâm lý thể thao: là những chuyên gia chịu trách nhiệm tư vấn về các vấn đề tâm lý của vận động viên để thúc đẩy tinh thần họ đạt được những thành tích tốt trong sự nghiệp hoặc giúp họ bình phục bất ổn về tâm lý sau chấn thương. Tùy vào từng bộ môn và vận động viên chuyên gia tư vấn tâm lý phụ trách sẽ có mức lương khác nhau dao động từ 45.000 - 80.000 USD/tháng.

- Chuyên gia tư vấn tâm lý giáo dục: thường làm việc trong những môi trường giáo dục như các trường học để phục vụ trị liệu và giải quyết tâm lý của các bạn học sinh. Mức lương trung bình của chuyên gia tư vấn tâm lý lĩnh vực này khoảng hơn 58.000 USD/năm.

Mức thu nhập trung bình của các chuyên gia tư vấn tâm lý hiện nay khá cao
Mức thu nhập trung bình của các chuyên gia tư vấn tâm lý hiện nay khá cao

- Chuyên gia tư vấn tâm lý pháp y: người thực hiện phải có trình độ cao từ bậc thạc sĩ trở lên về phụ trách các vấn đề về tâm lý trong lĩnh vực pháp luật. Đối với những ngành đặc thù yêu cầu trình độ chuyên môn cao thì sẽ mức lương cao khoảng gần 70.000 USD/năm.

- Chuyên gia tư vấn tâm lý học cố vấn: thường làm trong những tổ chức, doanh nghiệp với vai trò cố vấn, đây là ngành có phạm vi rộng nhất trong lĩnh vực tâm lý học với mức lương hấp dẫn hơn 72.000 USD/năm.

Bên trên là những thông tin cơ bản về công việc chuyên viên tư vấn tâm lý, đây là công việc đòi hỏi vốn kiến thức rộng cùng nhiều kỹ năng nghiệp vụ tốt, đồng thời đây là vị trí được đánh giá cao hiện nay với mức thu nhập hấp dẫn. Để tìm hiểu thêm về các ngành nghề khác truy cập website vieclam88.vn

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: