Chứng thực là gì? Những lưu ý quan trọng về chứng thực

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2024-04-17 16:26:45

Trong thực tế, nhắc đến chứng thực, nhiều người thường đánh đồng với từ “công chứng”, nhưng liệu điều đó có đúng hay không. Đọc bài viết này và khám phá xem chứng thực là gì, bạn sẽ vỡ lẽ ra rất nhiều vấn đề thú vị.

Việc làm Luật - Pháp lý

1. Chứng thực là gì?

Qua nhiều lăng kính, chúng ta có rất nhiều cách lý giải về chứng thực, nhưng tựu chung lại chứng thực vẫn mang nghĩa nguyên bản của nó. Cụ thể, dưới góc nhìn của các chuyên gia về ngôn ngữ có đưa vào trong từ điển tiếng Việt thì chứng thực được định nghĩa đại ý như sau: Chứng thực là nhận cho để làm bằng chứng là đúng sự thật, chứng thực thông qua lời khai và thực tiễn, xác nhận điều đó là đúng sự thật.

Trong khía cạnh của pháp lý, chứng thực là hoạt động diễn ra tại cơ quan pháp lý có thẩm quyền trong việc xác nhận tính chính xác và tính hợp pháp của những văn bản, giấy tờ hay chữ ký của cá nhân, thông tin nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích cho cá nhân, tổ chức có liên quan trong các lĩnh vực kinh tế, quan hệ dân sự, hành chính.

Chứng thực là gì?
Chứng thực là gì?

Trong phương thức áp dụng hiện hành, hiện nay chưa có bất cứ một quy định pháp luật bằng văn bản nào đưa ra quy định một cách bao quát, rõ ràng đối với khái niệm chứng thực, chúng ta chỉ ghi nhận giá trị của nó trong việc chứng thực từ bản sao sang bản chính, chứng thực các hợp đồng và chứng thực chữ ký.

Tham khảo: Việc làm nhân viên pháp lý

2. Một số nội dung vấn đề liên quan đến chứng thực

2.1. Các loại chứng thực phổ biến

Căn cứ vào Nghị định số 23/2024/NĐ-CP, căn cứ theo các nội dung của việc chứng thực thì có thể chia chứng thực ra làm 4 loại phổ biến như sau:

- Loại 1: chứng thực cấp bản sao từ sổ gốc. Các cơ quan có thẩm quyền đang quản lý các giấy tờ, sổ gốc. Họ sẽ dựa vào bản gốc đó để cấp bản sao. Và việc chứng thực cần đảm bảo bản sao và bản gốc phải có nội dung hoàn toàn giống nhau.

Các loại chứng thực phổ biến
Các loại chứng thực phổ biến

- Loại 2: Chứng thực bản sao từ bản chính. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào bản chính (gốc) để chứng thực sự đúng đắn của bản sao.

- Loại 3: Chứng thực chữ ký. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành chứng thực chữ ký có ở trong các văn bản, giấy tờ chính xác là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

BẠN CÓ THỂ TẢI MẪU CHỨNG THỰC CHỮ KÝ TẠI ĐÂY:

Chứng thực chữ ký người dịch.docx

- Loại 4: Chứng thực giao dịch, hợp đồng. Đây là việc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành chứng thực về mặt thời gian, mặt địa điểm sẽ diễn ra việc giao dịch, ký kết hợp đồng, các hành vi dân sự, chữ ký, con dấu của tất cả các bên tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng.

2.2. Chứng thực ở đâu?

Để đảm bảo tính pháp lý và tính chức năng, pháp luật quy định rõ về địa chỉ người dân có thể tới để chứng thực. Nắm bắt tình hình chung thì việc chứng thực có thể được diễn ra tại các phòng tư pháp, ủy ban nhân dân các cấp (xã, phường), tại các phòng công chứng.

Điều này đã được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật. Cụ thể, theo Nghị định số 23/2024 có đưa ra quy định về văn bản chính. Bản chính là các loại văn bản, giấy tờ được cấp lần đầu hoặc  cấp lại bởi các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền  hoặc văn bản được lập do chính cá nhân và đã có sự xác nhận, đóng dấu từ các cơ quan có thẩm quyền.

Quy định về bản sao như sau: Bản sao chính là bản đã được chụp lại, sao chép lại bằng cách đánh máy từ bản chính. Việc sao chép, chụp lại đó cần phải đảm bảo nội dung của bản chính một cách chính xác, đầy đủ.

Chứng thực bản sao từ bản chính là quá trình mà các cơ quan có thẩm quyền sử dụng bản chính để xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản gốc.

TẢI BIỂU MẪU CHỨNG THỰC NGAY BÊN DƯỚI

Chứng thực hợp đồng.docx

Theo quy định tại điều 5 của Nghị định số 23/2024, các Phòng Tư pháp tại các quận, huyện, thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh có thẩm quyền chứng thực các tài liệu sau đây:

- Chứng thực bản sao từ bản chính bao gồm các văn bản, giấy tờ do các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền tại chính Việt Nam hay tại nước ngoài hoặc các đơn vị liên kết với nước ngoài cấp, chứng nhận.

- Chữ ký ở trong các văn bản, giấy tờ

- Chữ ký của người trực tiếp dịch ở trong các văn bản, giấy tờ được dịch

- Trong bản hợp đồng hay các cuộc giao dịch có liên quan tới tài sản là động sản.

- Văn bản thỏa thuận về việc khai nhận hoặc phân chia di sản là động sản.

Trong các cơ quan với quyền hạn chứng thực như vậy, người trực tiếp ký chứng thực cũng như tiến hành đóng dấu tại Phòng Tư pháp chính là Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Tư pháp.

Chứng thực ở đâu?
Chứng thực ở đâu?

Tiếp theo, một mức đơn vị cũng có thẩm quyền chứng thực nữa đó chính là Ủy ban nhân dân tại các xã, phường, thị trấn. Trong hoạt động chứng thực này, các đơn vị vừa nêu có các thẩm quyền sau:

- Chứng thực các bản sao từ bản chính của các loại văn bản, giấy tờ được cấp hoặc được chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

- Chứng thực về chữ ký ở trong những văn bản, giấy tờ. (Việc chứng thực chữ ký không thực hiện đối với người dịch văn bản )

- Chứng thực các bản hợp đồng, các giao dịch có liên quan tới việc thực hiện quyền hạn sử dụng đất của cá nhân theo quy định trong Luật đất đai.

- Chứng thực các bản hợp đồng hay các hoạt động giao dịch về vấn đề nhà ở theo các quy định có trong Luật Nhà ở.

- Thực hiện chứng thực di chúc

- Chứng thực những văn bản từ chối việc nhận di sản

- Chứng thực các văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản hay văn bản khai nhận di sản

TẢI MẪU CHỨNG THỰC DI SẢN TẠI ĐÂY

chứng thực tài sản đất đai.doc

Tất cả các văn bản vừa nêu khi được chứng thực sẽ được ký kết và đóng dấu của Ủy ban nhân dân xã.

3. Giá trị pháp lý trong các văn bản chứng thực

Việc chứng thực mang ý nghĩa pháp lý vô cùng lớn. Thông qua hoạt động chứng thực, các yếu tố được chứng thực sẽ mang một số giá trị cụ thể như sau:

Thứ nhất, các bản sao được cấp từ sổ gốc, được chứng thực từ bản chính sẽ mang giá trị thay thế cho bản chính được.

Thứ hai, đối với các chữ ký khi được chứng thực nó sẽ mang giá trị chứng minh rằng người yêu cầu việc chứng thực đã thực hiện việc ký kết, chữ ký chứng thực cũng chính là căn cứ giúp các bên xác định phạm vi trách nhiệm của những người tham gia ký kết.

Giá trị pháp lý trong các văn bản chứng thực
Giá trị pháp lý trong các văn bản chứng thực

Thứ ba, các bản hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực sẽ mang giá trị là chứng cứ để chứng minh về mặt thời gian cũng như địa điểm mà các bên giao dịch, ký kết hợp đồng với nhau.

Thông qua đây có thể thấy rằng, tùy vào từng loại văn bản chứng thực khác nhau thì các giá trị về mặt pháp lý khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Công chứng giấy tờ ở đâu? Giải đáp tất cả về công chứng giấy tờ

4. Phân biệt công chứng và chứng thực

Chứng thực, công chứng là hai thuật ngữ chuyên ngành thuộc pháp lý thường đi liền với nhau do đó nhiều người không tránh khỏi việc lầm tưởng hai khái niệm này làm một. Nhưng chúng ta cần phân biệt rõ sự khác biệt của hai khái niệm này để sử dụng cho đúng nhu cầu và mục đích.

Có thể nói, chứng thực và công chứng thường được gọi chung bởi vì chúng đều được xếp vào nhóm hoạt động chứng nhận về tính hợp pháp, xác thực của các loại văn bản, giấy tờ hay hợp đồng nhưng về mọi mặt, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Khác nhau như thế nào thì các bạn hãy đọc kỹ các thông tin được chia sẻ rõ ràng bên dưới nhé.

4.1. Sự khác biệt trong khái niệm

Như chúng ta đã biết, chứng thực chính là việc mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ dựa vào bản chính để tiến hành xác thực bản sao là đúng so với bản chính. Điều này được quy định rõ ràng ở Khoản 2, Điều 2 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.

Phân biệt công chứng và chứng thực
Phân biệt công chứng và chứng thực

Trong khi đó, công chứng là việc mà một người được gọi là công chứng viên trong một tổ chức thực hiện việc công chứng, chứng nhận về tính xác thực, tính hợp pháp của một giao dịch hay hợp đồng dân sự khác thông qua văn bản; công chứng sự hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội của văn bản được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà được yêu cầu phải công chứng theo quy định của pháp luật. Điều này được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 2 trong Luật Công chứng 2024.

4.2. Khác nhau về tính thẩm quyền

Chứng thực được thực hiện chủ yếu là do cơ quan Nhà nước như Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân thuộc cấp xã – phường hay các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự quán và các cơ quan được ủy quyền chứng thực của Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, hoạt động chứng thực cũng được thực hiện bởi người công chứng viên, các loại giấy tờ khác nhau sẽ được chứng thực ở những cơ quan khác nhau theo thẩm quyền quy định.

Còn đối với hoạt động công chứng chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan bổ trợ tư pháp. Điều cụ thể đó là các phòng công chứng được thành lập bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, là văn phòng công chứng do 2 công chứng viên hợp danh thành lập.

4.3. Sự khác nhau về bản chất

Hoạt động chứng thực có bản chất là chứng nhận các sự việc mà không hề đề cập tới nội dung, chú trọng nhiều hơn đến mặt hình thức. Ngược lại, hoạt động công chứng lại yêu cầu phải đảm bảo về mặt nội dung trong một giao dịch, một bản hợp đồng, người công chứng viên sẽ chịu mọi trách nhiệm về tính hợp pháp của bản hợp đồng, giao dịch đó.

Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực
Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta không những hiểu rõ hơn chứng thực là gì mà còn có thể phân biệt được các hoạt động chứng thực với “người anh em sinh đôi” công chứng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn quan tâm. Đặc biệt đối với những ai có mong muốn tìm việc làmTrong lĩnh vực pháp lý, việc nắm rõ ý nghĩa của chứng thực là vô cùng quan trọng.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: