Quy định về các hạng chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Việt Nam

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-01-21 18:27:23

Bạn có biết chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Các hạng cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng ra sao? Vai trò quan trọng của chứng chỉ hành nghề bắt buộc khi làm việc lĩnh vực xây dựng với các vị trí giám sát, chỉ huy? Nếu bạn đang cần giải đáp tất cả những khúc mắc đó thì hãy tìm hiểu với bài viết sau đây. 

1. Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? 

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng.

 

Hiểu về chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Hiểu về chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? 

Bên cạnh đó chứng chỉ hành nghề xây dựng không chỉ bắt là bắt buộc về mặt pháp lý mà thông qua chứng chỉ là việc thể hiện năng lực chuyên môn của ứng viên trong công việc đảm nhận. Đặc biệt chứng chỉ hành nghề xây dựng còn là một cơ sở tốt nhất hỗ trợ cho cá nhân trong việc tìm kiếm việc làm và hướng đến sự thăng tiến. 

Xem thêm: Nhanh tay click ngay để xem tất cả việc làm xây dựng hấp dẫn và đừng quên ứng tuyển công việc phù hợp nhất tại vieclam88.vn

2. Cơ sở pháp lý áp dụng trong chứng chỉ hành nghề xây dựng

Một chứng chỉ mang lại giá trị pháp lý tốt nhất hỗ trợ cho các vị trí thuộc lĩnh vực xây dựng vậy nên cơ sở pháp sẽ là điều đáng chú ý khi xem xét. Từ phía người cấp căn cứ theo các tiêu chuẩn đưa ra cung cấp đúng người đủ điều kiện và người cần cấp chứng chỉ sẽ thông qua đó để chuẩn bị tốt nhất cho mình đáp ứng các yêu cầu. 

- Thứ nhất, căn cứ luật xây dựng 2014 ban hành ngày 18/06/ 2014.

- Thứ hai, căn cứ thông tư số 172/ 2016/ TT - BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 

Chứng chỉ hành nghề xây dựng cùng cơ sở pháp lý áp dụng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng cùng cơ sở pháp lý áp dụng

- Thứ ba, căn cứ theo Nghị định số 42/ 2017/ NĐ- CP về sửa đổi và bổ sung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Thứ tư, căn cứ Nghị định số 59/2015/ NĐ - CP về thực hiện sửa đổi và bổ sung bãi bỏ một số quy định liên quan điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Xây dựng.

- Thứ năm, căn cứ Quyết định số 1155/ QĐ - BXD về việc công bố các thủ tục hành chính đã được thông qua sửa đổi và bổ sung. 

- Thứ sáu, căn cứ Thông tư số 08/ 2018/ TT - BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Cũng như qua thông tư xem xét chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng kết hợp cho quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại lãnh thổ Việt Nam. 

3. Những cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ xây dựng

Đối với việc ban hành và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đúng với quy định của pháp luật sẽ bao gồm. 

Đâu sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ xây dựng?
Đâu sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ xây dựng?

+ Cục hoạt động xây dựng thuộc về Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hạng I. 

+ Sở xây dựng sẽ có thẩm quyền về việc cấp chứng chỉ hạng II và chứng chỉ hạng III. 

Có thể bạn quan tâm: Nhanh tay click ngay việc làm kỹ sư xây dựng để nắm bắt ngay cơ hội việc làm tốt nhất.

4. Điều kiện cấp từng hạng chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Việt Nam hiện nay đang được chia làm 3 hạng khác nhau, cùng tìm hiểu quy định và điều kiện cấp của từng hạng ngay sau đây.

4.1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I

+ Nếu là người nước ngoài hay người Việt định cư nước ngoài theo quy định khi yêu cầu cấp sẽ cần có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam. 

Chứng chỉ hành nghề xây dựng - Điều kiện cấp theo hạng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng - Điều kiện cấp theo hạng

+ Đã tốt nghiệp đại học trở lên với các chuyên ngành phù hợp theo chuyên ngành được ghi tại chứng chỉ. 

+ Cá nhân có 7 năm kinh nghiệm trước đó tham gia vào các công việc với nội dung phù hợp ứng theo nội dung trong chứng chỉ hành nghề. 

4.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng II

+ Cá nhân cần đảm bảo về đủ năng lực nhân sự cùng sức khỏe theo quy định pháp luật ban hành.

+ Nếu là người nước ngoài, người Việt định cư nước ngoài theo quy định khi yêu cầu cấp sẽ cần có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam. 

+ Đã tốt nghiệp đại học trở lên với các chuyên ngành phù hợp nhất theo chuyên ngành được ghi tại chứng chỉ. 

+ Cá nhân có 4 năm kinh nghiệm lĩnh vực xây dựng, trước đó từng tham gia vào các công việc với nội dung phù hợp ứng theo nội dung trong chứng chỉ hành nghề. 

4.3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng III

+ Nếu cá nhân tốt nghiệp đại học cần có 2 năm kinh nghiệm xây dựng, trước đó cũng đã tham gia vào các công việc với nội dung phù hợp ứng theo nội dung trong chứng chỉ hành nghề. 

+ Nếu cá nhân tốt nghiệp cao đẳng sẽ cần có 3 năm kinh nghiệm làm việc trước đó trong lĩnh vực xây dựng. 

Đọc ngay: Cách viết đơn xin việc ngành xây dựng dành “chuẩn” cho bạn

5. Phân loại và thời gian cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Nhắc đến việc phân loại thì chúng ta có thể căn cứ theo Nghị định 100/2018/ CP đã chia rất cụ thể về các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng khi xin cấp cho các đối tượng gồm: 

Loại 1 - Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng được chia thành địa chất và địa hình. 

Việc phân loại và thời gian cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Việc phân loại và thời gian cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Loại 2 - Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng chia thành các chuyên môn nhỏ là: nông nghiệp phát triển nông thôn, kiến trúc, giao thông, quy hoạch, kết cấu dân dụng – công nghiệp, điện – cơ điện công trình, hạ tầng kỹ thuật và cấp thoát nước.

Loại 3 - Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công chia thành: giám sát xây dựng dân dụng - công nghiệp, giám sát giao thông, giám sát điện nước, giám sát nông nghiệp phát triển nông thôn, giám sát lắp đặt thiết bị công trình – công nghệ và giám sát HTKT.

Loại 4 - Chứng chỉ hành nghề cho kỹ sư định giá trong xây dựng. 

Loại 5 - Chứng chỉ hành nghề cho quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 

Loại 6 - Chứng chỉ về việc hành nghề kiểm định

Việc phân chia các hạng và loại chứng chỉ cụ thể như vậy sẽ đem lại sự bám sát, đánh giá chuyên môn cá nhân tốt hơn. Từ đó mà tạo nên chất lượng làm việc hiệu quả nhưng theo quy định thời gian có hiệu lực của một chứng chỉ sẽ là 5 năm. Sau mức hiệu lực cá nhân sẽ cần học lên hoặc thì kiểm tra lại về chứng chỉ để hành nghề. 

6. Gợi ý về hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng chuẩn

Ngay sau khi tìm hiểu hoàn tất về các điều kiện, cơ sở pháp lý áp dụng, phân loại đầy đủ thì để xin cấp được chứng chỉ hành nghề xây dựng các cá nhân sẽ cần chuẩn bị hồ sơ chi tiết sau đây. Thông qua hồ sơ yêu cầu cung cấp đầy đủ giấy tờ hoàn thiện việc xét cấp nhanh hơn. 

Gợi ý về hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng chuẩn xác
Gợi ý về hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng chuẩn xác

+ Cung cấp 2 ảnh màu cỡ 4x6 với phông nền trắng chụp chân dung của cá nhân yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề. Bức ảnh chụp có thời gian không quá 6 tháng đúng với việc nhận diện cá nhân. 

+ Tiếp theo là chuẩn bị về đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo quy chuẩn. Quy chuẩn mẫu đơn ghi rõ ràng tại Phụ lục I của Nghị định số 100/2018/ NĐ - CP bạn nên tham khảo. 

+ Đưa file ảnh có chứa ảnh chụp chính thức về việc đăng ký kinh doanh. 

+ Cung cấp 2 bản sao công chứng cho bằng tốt nghiệp học vấn theo cấp đào tạo (Đại học, Cao Đẳng, Trung học). 

+ Đưa ra bản kê khai về kinh nghiệm làm việc/ công tác chuyên môn liên quan về lĩnh vực xây dựng. Tấm bằng do chính cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp ứng với nội dung trong các chứng chỉ.

Có thể thấy được rằng để có được một chứng chỉ hành nghề xây dựng có giá trị sử dụng hợp pháp thì cá nhân sẽ cần nắm bắt rất nhiều điều. Vậy nên, mòn rằng thông qua thông tin trên bài viết đã đưa ra gợi ý hoàn hảo dành cho bạn, đừng bỏ lỡ cơ hội của bản thân nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: