Thông tin chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng đang hiện hành!

Icon Author Ngọc Lam

Ngày đăng: 2020-03-12 17:20:19

Vai trò, chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng vô cùng quan trọng trong bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh dù quy mô lớn hay nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được những cơ hội, thử thách cũng như công việc thường ngày mà một kế toán trưởng cần phải thực hiện. Vậy hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về vị trí kế toán trưởng nhé!

Việc Làm Ngành Kế Toán

1. Kế toán trưởng là gì?

Trước khi tìm hiểu “Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì?” thì tối thiểu chúng ta cũng nên biết khái niệm về kế toán trưởng - Chief Accountant. Trên thực tế thì kế toán trưởng là người có vai trò quan trọng. Là người được Bộ Tài chính cấp phép trở thành kế toán trưởng có chức vụ cao nhất trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp và thường làm việc dưới sự quản lý của Giám đốc tài chính. Là người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Đặc biệt còn phải là người có đạo đức nghề nghiệp cùng với nhiều phẩm chất tốt thì mới hoàn thành tốt được chức năng và nhiệm vụ của mình.

Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng là gì?

Bởi vì, kế toán trưởng là người nắm rõ toàn bộ tình hình tài chính, điều hành độc lập công tác của bộ máy kế toán và trực tiếp đưa ra những ý kiến, đề xuất về vấn đề tài chính cho cấp trên để tình hình hoạt động của doanh nghiệp đạt mức hiệu quả nhất. Tuy nhiên bất cứ một kế toán viên nào cũng mong muốn đạt được vị trí này mà không ngừng cố gắng trau dồi kiến thức nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm. Bạn có tự tin đương đầu với những thử thách ấy để trở thành kế toán trưởng quyền năng không?

2. Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng

Chỉ với khái niệm được nêu ra ở trên cũng đã phần nào giúp cho các bạn thấy được tầm quan trọng của kế toán trưởng đối với bất cứ một bộ máy hoạt động nào rồi đúng không? Nhưng thực ra, với những doanh nghiệp hoạt động quy mô quá nhỏ thì sẽ không có kế toán trưởng mà chỉ có kế toán viên và thực hiện những nhiệm vụ, chức năng giống như một kế toán trưởng vì khối lượng không khó, nghiệp vụ kế toán không quá phức tạp, chứng từ kế toán cũng dễ xử lý hơn. Chúng ta cùng nhau đi tìm lời giải đáp chính xác và đầy đủ hơn về vấn đề này nhé.

2.1. Chức năng của kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán trong bộ máy kế toán mà mình phụ trách. Và theo như quy định của Luật kế toán hiện hành thì các kế toán trưởng của bất cứ doanh nghiệp nào được Nhà nước bổ nhiệm thì đều nắm giữ vai trò, chức năng giám sát các kế toán viên thuộc bộ máy kế toán quản lý và cả thông tin tài chính Nhà nước đặt tại doanh nghiệp đó.

Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng
Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng

Bên cạnh đó, thì Kế toán trưởng làm việc với chức năng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc về mặt hành chính. Nhiều người còn nói vui rằng, kế toán trưởng không khác gì “người giúp việc” cho về lĩnh vực tài chính cho giám đốc điều hành, và giám đốc về chuyên môn kế toán. Bạn cũng sẽ thấy điều này không hề sai nếu như tham khảo nhiệm vụ kế toán trưởng được chia sẻ ở phần nội dung tiếp theo.

2.2. Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng hiện nay

Để đảm bảo được vai trò, chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng thì bất cứ ai đảm nhận vị trí này cũng có những khối lượng công việc rất lớn. Không chỉ đơn giản là tổ chức bộ máy hoạt động kế toán mà còn cần đến nhiều nhiệm vụ nhỏ khác nữa để bổ trợ được vai trò chính đó.

2.2.1. Quản lý hoạt động của bộ phận kế toán

Là người đứng đầu của bộ máy kế toán thì đương nhiên Kế toán trưởng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý hoạt động, một trong các quản lý cao cấp doanh nghiệp hiện nay. Thông qua việc quản lý này thì kế toán trưởng cũng sẽ đưa ra được những lời khuyên, đề xuất để doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận và cắt giảm chi phí hoạt động. Trong trường hợp nền kinh tế đi xuống, thì vai trò của kế toán trưởng lúc này cũng sẽ trở nên quan trọng hơn, đó là phải tìm cách gia tăng tài chính thông qua các phương pháp để tổ chức hoạt động thuận lợi và vượt qua được khó khăn.

Bên cạnh đó, Kế toán trưởng cần đảm bảo được mọi kế toán viên đều được hoạt động và thực hiện công tác nghiệp vụ kế toán phù hợp với chuyên môn, trình độ đối với nhu cầu thị trường. Vậy nên, nếu như có kế toán viên mới thì Kế toán trưởng cũng chính là người sẽ chỉ đạo, hướng dẫn để đảm bảo được chất lượng của ứng viên theo đúng với quy định công thức kế toán của công ty.

Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng hiện nay
Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng hiện nay

Ngoài ra, để hoàn thành tốt được nhiệm vụ quản lý hoạt động doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cũng không ngừng học hỏi và cập nhật những thông tin mới về Luật kế toán, Luật doanh nghiệp hiện hành để áp dụng kịp thời. Để đảm bảo tiến độ và hiệu suất công việc trong doanh nghiệp thì kế toán trưởng cũng có thể áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới và giao dịch trực tiếp với ngân hàng.

2.2.2. Giám sát việc quyết toán

Nghiệp vụ quyết toán là vô cùng quan trọng, nhất là đối với thuế, nếu như Kế toán trưởng không kiểm soát và giải quyết vấn đề tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên, đây cũng được đánh giá là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với kế toán trưởng. Cần giám sát việc quyết toán tổ chức kiểm kê tài sản, dòng tiền và các khoản thu chi của tổ chức/ doanh nghiệp vào cuối năm tài chính hoặc khi được yêu cầu.

2.2.3. Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán

Không chỉ với kế toán trưởng, mà bất cứ một kế toán viên nào cũng cần phải tuân thủ và đảm bảo được tính pháp lý cũng như hợp pháp của sổ kế toán theo đúng với quy định của Luật kế toán hiện hành. Và đối với nhiệm vụ này, thì các kế toán viên cũng cần phải đảm bảo được tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, hợp pháp trong các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các giấy thanh toán, bảng cân đối kế toán... tất cả những chứng từ kế toán khác.

2.2.4. Lập báo cáo tài chính

Mỗi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh dù quy mô lớn hay nhỏ thì cũng đều cần phải lập báo cáo tài chính theo đúng với quy định của Luật hiện hành và trình bày báo cáo với lãnh đạo. Tuy nhiên thì cũng có nhiều doanh nghiệp hoạt động quy mô quá nhỏ, thì thường sẽ không có kế toán trưởng và người thực hiện lập báo cáo có thể là các kế toán viên. Một kế toán viên kinh nghiệm vẫn có đầy đủ kỹ năng và nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ này. Điều này cũng hết sức bình thường.

2.2.5. Tham gia phân tích và dự báo

Một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với một kế toán viên bình thường chính xác thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu chứng từ kế toán. Và với kế toán trưởng cũng vậy, cũng cần phải phân tích, để đưa ra được những các dự báo về nguồn tài chính, những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thu chi của doanh nghiệp. Để từ đó đưa ra được những định hướng xử lý các rủi ro, sai phạm… theo đúng với pháp luật. Đồng thời thu hút nguồn tài chính hiệu quả nhất cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc duy trì và phát triển ngân sách.

Nhiệm vụ kế toán trưởng
Nhiệm vụ kế toán trưởng

Vậy nên, để làm tốt được nhiệm vụ này thì các kế toán viên cũng cần phải là người nắm rõ các kiến thức về hoạt động kế toán tài chính trong doanh nghiệp vì việc phân tích và dự báo không đơn thuần là nhìn vào những con số để đưa ra được.

2.2.6. Nhiệm vụ khác

Ngoài những nhiệm vụ chính được chia sẻ ở trên thì các kế toán trưởng cũng cần phải chịu trách nhiệm nhiều vấn đề khác, liên quan đến kế toán cũng như thuế.

Mẫu thư xin việc

3. Quyền hạn của kế toán trưởng

Để các bạn hiểu rõ hơn về chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng thì các bạn cũng nên hiểu rõ hơn về quyền hạn của kế toán trưởng, đó là:

- Phổ biến chủ trương cũng như yêu cầu của lãnh đạo về công việc;

- Chỉ đạo công tác nghiệp vụ kế toán cho các kế toán viên khác;

- Ký duyệt các tài liệu kế toán, đưa ra những quyết định về việc liên quan đến nghiệp vụ kế toán;

- Yêu cầu những bộ phận liên quan để hoạt động tài chính doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Quyền hạn của kế toán trưởng
Quyền hạn của kế toán trưởng

Xem thêm:  CV Kế toán trưởng

4. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kế toán trưởng như đã chia sẻ ở trên thì các bạn cũng thấy được rằng vị trí kế toán trưởng là công việc cần hội tụ cả trình độ chuyên môn, kỹ năng và cả phẩm chất. Trên thực tế thì muốn trở thành kế toán trưởng không chỉ phải đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng mà của cả quy định phạm luật như về chứng chỉ, bằng cấp hay cả tổng thời gian làm việc. Cụ thể như sau:

- Hiểu biết sâu rộng về kế toán và sở hữu trình độ về chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc cao, có khả năng giao tiếp, luôn có tinh thần học hỏi, khả năng quản lý tốt, phấn đấu trong công việc…

- Có tổng thời gian làm việc 3 năm trở lên đối với người tốt nghiệp ở bậc trung cấp, còn bậc đại học thì chỉ cần trên 2 năm. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, nhà tuyển dụng khó tính hơn và yêu cầu kinh nghiệm lên đến 5 năm, bạn có thể truy cập vieclam88.vn để tham khảo nhiều hơn.

- Có chứng chỉ đào tạo kế toán trưởng, kiến thức sâu rộng về các nghiệp vụ kế toán.

- Về phẩm chất thì ứng viên cần phải đáp ứng được nhưng đòi hỏi về tính trung thực, tỉ mỉ, khách quan trong công việc vì kế toán trưởng liên quan đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp nên đương nhiên sẽ phải là người sở hữu những đức tính đó thì nhà tuyển dụng, chủ doanh nghiệp mới có thể tin tưởng và giao phó nhiệm vụ ấy.

Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về những yêu cầu, mô tả công việc, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của kế toán trưởng thì các bạn có thể truy cập tham khảo các tin tuyển dụng của vị trí này được cập nhật thường xuyên tại vieclam88.vn. Hy vọng với những chia sẻ thực tế, đầy đủ và chính xác về chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng ở trên đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích đến ban!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: