Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì? Tiêu chuẩn và yêu cầu

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-01-29 10:13:34

Giáo viên mầm non là một trong những nghề được quan tâm rất nhiều hiện nay. Tuy nhiên, để có thể theo đuổi nghề này thì bên cạnh những kiến thức chuyên môn, các bạn còn cần nắm rõ được quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để thực hiện theo đúng quy chuẩn về nghề nghiệp nhà nước đưa ra. Vậy chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non gồm những gì? Đánh giá như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay sau đây!

1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là gì?

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực cũng như các kiến thức, kỹ năng về sư phạm mà các giáo viên dạy mầm non sẽ cần phải đạt được để có thể thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ nhỏ trong chương trình giáo dục mầm non.Cụ thể chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non sẽ gồm 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí khác nhau gồm:

Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo

  • Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
  • Tiêu chí 2: Phong cách làm việc của nhà giáo

Tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

  • Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
  • Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em
  • Tiêu chí 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em
  • Tiêu chí 6: Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
  • Tiêu chí 7: Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em
  • Tiêu chí 8: Quản lý nhóm, lớp

Tiêu chuẩn về xây dựng môi trường giáo dục

  • Tiêu chí 9: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
  • Tiêu chí 10: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

Các tiêu chuẩn về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Các tiêu chuẩn về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Tiêu chuẩn về phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

  • Tiêu chí 11: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
  • Tiêu chí 12: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em

Tiêu chuẩn về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin

  • Tiêu chí 13: Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em
  • Tiêu chí 14: Ứng dụng công nghệ thông tin
  • Tiêu chí 15: Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Đây được xem là quy định rất quan trọng mà bất kỳ giáo viên mầm non nào cũng cần phải nắm bắt được, hiểu và thực hiện thật tốt trong quá trình công tác, làm việc trong ngành giáo dục mầm non hiện nay. Toàn bộ các quy định này đã được ban hành theo Thông tư của nhà nước, yêu cầu các giáo viên đều phải chấp hành nghiêm chỉnh.

Các bạn có thể tải file đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non dưới đây để tự đánh giá:

quy-dinh-chuan-giao-vien-mam-non-2019.doc

2. Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Để xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non thì giáo viên sẽ tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần và hiệu trưởng trường mầm non sẽ tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong đó, giáo viên sẽ được xếp loại như sau tùy vào số tiêu chí đạt được:

Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 10 trong tổng số 15 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9  phải đạt mức tốt.
- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 10 trong tổng số 
15 số tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 phải đạt mức khá trở lên.

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả 15 tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;
- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

3. Mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Việc đưa ra quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non này nhằm mục đích như sau:

- Đây là cơ sở để xây dựng, thực hiện đổi mới mục tiêu, các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo trên cả nước.

- Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non giúp cho các giáo viên có thể tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của mình. Thông qua cơ sở đó cũng có thể tự xây dựng nên kế hoạch học tập, rèn luyện, phấn đấu và nâng cao các phẩm chất về chính trị, đạo đức, chuyên môn hay nghiệp vụ của mình.

Mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Mục đích ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là cơ sở cho việc đánh giá các giáo viên mầm non hàng năm theo đúng quy chế về đánh giá, xếp loại giáo viên ban hành kèm theo quy định được đưa ra vào năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các quy định này sẽ giúp phục vụ cho công tác quản lý, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non tốt hơn.

- Cuối cùng, quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là cơ sở để đề xuất các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực và nghiệp vụ chuyên môn.

4. Yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Hiện nay, theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non thì có rất nhiều yêu cầu khác nhau được đưa ra. Tùy theo các lĩnh vực mà sẽ có những yêu cầu riêng biệt mà giáo viên mầm non cần nắm rõ như sau:

4.1. Đối với các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Đầu tiên, đối với các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống thì những yêu cầu trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đưa ra bao gồm:

- Các nhận thức về tư tưởng chính trị, thực hiện các trách nhiệm của một công dân, nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể trong yêu cầu này lại có những tiêu chí nhỏ hơn đó là:

Yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

+ Tham gia vào quá trình học tập, nghiên cứu Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách của nhà nước.

+ Cần có niềm yêu nghề, tận tụy với nghề giáo, luôn sẵn sàng khắc phục các khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Cần giáo dục trẻ biết yêu thương, lễ phép với người trên, thân thiện với bạn bè, biết yêu quê hương, đất nước.

+ Tham gia vào các hoạt động dựng xây, bảo vệ quê hương, đất nước, nhằm góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa và cộng đồng.

- Yêu cầu thứ 2 là cần chấp hành các quy định của pháp luật, các chính sách của nhà nước, cụ thể bao gồm:

+ Chấp hành các quy định mà pháp luật đưa ra, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

+ Thực hiện các quy định mà địa phương đã đưa ra.

+ Cần giáo dục các bạn nhỏ thực hiện các quy định mà trường, lớp hay nơi công cộng đã đưa ra.

+ Vận động các gia đình, mọi người chấp hành theo đúng các chủ trương, chính sách và quy định của pháp luật mà nhà nước đã đưa ra.

- Yêu cầu về việc chấp hành các quy định liên quan đến ngành giáo dục, các quy định của trường, kỷ luật về lao động.

+ Chấp hành quy định về ngành giáo dục và yêu cầu trường học đưa ra đối với giáo viên mầm non.

+ Tham gia vào sự nghiệp xây dựng nhà trường, thực hiện các nội quy, hoạt động mà nhà trường đưa ra.

Đối với các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Đối với các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

+ Thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến nghề theo sự chỉ đạo của cấp trên.

+ Chấp hành đầy đủ các kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về các vấn đề chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các lớp được phân công.

- Còn về lĩnh vực đạo đức, nhân cách, lối sống thì cần đảm bảo thật lành mạnh, trong sáng, có ý chí phấn đấu, vươn lên trong nghề nghiệp. Các tiêu chí được đưa ra trong yêu cầu này bao gồm:

+ Thực hiện lối sống trung thực, lành mạnh, luôn giản dị, gương mẫu, làm sao để được đồng nghiệp và mọi người tín nhiệm, yêu quý.

+ Luôn có tinh thần tự học, phấn đấu để nâng cao các phẩm chất về đạo đức, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe thật tốt.

+ Giáo viên mầm non không được có các biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ.

+ Không vi phạm các quy định liên quan đến hành vi nhà giáo không được làm.

- Giáo viên mầm non luôn phải trung thực trong công tác, có tinh thần đoàn kết trong các mối quan hệ đồng nghiệp, tận tình phục vụ cho nhân dân và trẻ nhỏ.

+ Luôn phải trung thực trong các báo cáo về kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ và trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Luôn đoàn kết với mọi thành viên trong trường học, có tinh thần hợp tác về chuyên môn với đồng nghiệp.

+ Có thái độ đúng mực và đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh khi gửi trẻ tại trường mầm non.

+ Chăm sóc và giáo dục cho các bạn nhỏ bằng tình yêu thương, luôn đảm bảo sự công bằng, trách nhiệm của một giáo viên.

4.2. Đối với các lĩnh vực liên quan đến kiến thức

Còn đối với lĩnh vực liên quan đến kiến thức thì chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đưa ra các yêu cầu như sau:

Đối với các lĩnh vực liên quan đến kiến thức
Đối với các lĩnh vực liên quan đến kiến thức

- Các kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non mà giáo viên cần nắm được bao gồm có:

+ Hiểu biết cơ bản về các đặc điểm tâm lý, sinh lý của các bạn nhỏ ở lứa tuổi mầm non.

+ Có các kiến thức về giáo dục mầm non là giáo dục hòa nhập cho các đối tượng trẻ bị tàn tật, khuyết tật.

+ Có hiểu biết rõ về mục tiêu, các nội dung trong chương trình giáo dục mầm non.

+ Có các kiến thức liên quan đến đánh giá sự phát triển của các bạn nhỏ.

- Yêu cầu về kiến thức chăm sóc sức khỏe cho các bé ở lứa tuổi mầm non đó là:

+ Hiểu về sự an toàn, phòng tránh cũng như xử lý được các tai nạn thường gặp ở trẻ khi đến trường.

+ Có các kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cùng giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhỏ.

+ Có những hiểu biết cơ bản về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

+ Có các kiến thức liên quan đến một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đồng thời biết cách phòng bệnh, xử lý ban đầu.

Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

- Giáo viên mầm non cần phải có các kiến thức cơ sở chuyên ngành như là kiến thức về phát triển thể chất, các hoạt động vui chơi, tạo hình, văn học, âm nhạc, các kiến thức về môi trường tự nhiên, xã hội, phát triển về ngôn ngữ,…

- Có các kiến thức liên quan đến phương pháp giáo dục trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non như là:

+ Có kiến thức về phương pháp phát triển vấn đề thể chất cho trẻ nhỏ.

+ Các kiến thức liên quan đến phương pháp phát triển tình cảm, xã hội, yếu tố thẩm mỹ cho trẻ nhỏ.

+ Các kiến thức liên quan đến phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho các bạn nhỏ.

+ Kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức cùng yếu tố ngôn ngữ cho các bạn nhỏ.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc, đặc biệt là những ai đang quan tâm đến quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: