1. Chu kỳ kinh doanh là gì? Khái quát về chu kỳ kinh doanh là gì?
Chu kỳ kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh tế. Để hiểu rõ về chu kỳ này, các bạn hãy đọc và hiểu nội dung được vieclam88 phân tích bên dưới:
1.1. Trả lời câu hỏi Chu kỳ kinh doanh là gì?
Chu Kỳ kinh doanh có tên tiếng Anh là Business Cycle, thuật ngữ này cũng thường được gọi là chu kỳ kinh tế. Có nhiều định nghĩa lý giải về Chu kỳ kinh doanh, chúng ta hãy cùng phân tích từng cách định nghĩa để có thể hiểu một cách toàn diện hơn về Chu kỳ kinh doanh nhé.
Chu kỳ kinh doanh chính là một quá trình mà trong đó nền kinh tế của một đất nước bị biến động qua những giai đoạn cụ thể và có tính lặp lại.
Chu kỳ kinh doanh chính là hình thức để mô tả rõ ràng đối với sự tăng và sự giảm về mặt sản lượng của các loại hàng hóa hay các loại hình dịch vụ của kinh tế trong một đất nước. Người ta dùng chỉ số GDP để đo lường chu kỳ kinh doanh.
Chu kỳ kinh doanh chính là một trong những loại dao động trong hoạt động kinh tế mang tính chất tổng hợp tại một quốc gia nào đó hoặc diễn ra trên nhiều quốc gia, chu kỳ này được đo bằng sản phẩm tổng trong thực tế.
Chu kỳ kinh doanh sẽ gồm những quá trình cụ thể về việc mở rộng đối với các hoạt động sản xuất được diễn ra trong các hoạt động về kinh tế trong cùng một thời điểm. Ở giai đoạn tiếp theo chính là giai đoạn của sự giảm sút, của sự thu hẹp và của sự phục hồi. Cả quá trình này được diễn ra trong khoảng thời gian dài ngắn khác nhau tùy vào kết quả của các đơn vị doanh nghiệp khác nhau.
Ngoài những định nghĩa được nêu ở trên thì còn có quan niệm về chu kỳ kinh doanh gắn liền với vòng quay của đồng tiền. Theo đó chúng ta có định nghĩa về chu kỳ kinh doanh như sau: Chu kỳ kinh doanh chính là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp hoạt động từ việc bỏ tiền ra để mua về những sản phẩm, sau đó tiến hành bán lại và thu tiền.
Xem thêm bài viết: Quản lý kinh doanh là gì? Các công việc của quản lý kinh doanh
1.2. Những nguyên nhân nào tạo ra chu kỳ kinh doanh?
Chu kỳ kinh doanh được tạo ra một cách đặc biệt, xuất phát từ những khoản mà doanh nghiệp bỏ tiền ra để chi tiêu, trong đó có cả các khoản đều tư vào tài sản cố định và các khoản đầu tư vào các loại mặt hàng tồn kho, tạo nên hiện tượng chu kỳ đầu tư của doanh nghiệp.
Khi chu kỳ đầu tư tăng lên đỉnh điểm thu lúc này sẽ xảy ra hiện tượng là các khoản thu nhập sẽ không được tăng thêm, đồng thời kéo theo việc đầu tư vào sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Khi đó, khoản đầu tư phát sinh đã giảm, nền kinh tế lúc này bị giảm mạnh về sản lượng, khiến cho khả năng đầu tư giảm.
Nhờ vào chu kỳ kinh tế mà các doanh nghiệp có thể có những đánh giá ban đầu về khả năng, mức độ mà khách hàng đón nhận những sản phẩm và những loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Từ đó doanh nghiệp sẽ có được những điều chỉnh cụ thể, đảm bảo mang tới cho khách hàng sự trải nghiệm về một sản phẩm độc đáo khi đã được rút kinh nghiệm rất nhiều từ những đợt đánh giá chi tiết của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, căn cứ vào các chu kỳ ở giai đoạn trước đó thì doanh nghiệp sẽ có thể rút ra được những bài học kinh doanh để có thể tiến hành điều chỉnh sao cho phù hợp. Từ đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện đúng những quy trình một cách cụ thể, biết được doanh nghiệp nên ưu tiên làm việc làm trước.
Tìm hiểu thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược
2. Những giai đoạn cơ bản của Chu kỳ kinh doanh
Duy trì được tình hình hoạt động sản xuất là tương đối khó. Các doanh nghiệp sẽ có những lúc thăng, lúc trầm. Không có một doanh nghiệp nào có thể duy trì mãi ở một mức độ phát triển mà không có sự tiến lên hay sụt giảm.
Có những lúc doanh nghiệp rất phát triển, nhưng cũng có lúc doanh nghiệp phải đối diện với những nguy cơ suy giảm nghiêm trọng về tiềm năng, về nguồn lực, về tài chính.
Những điều đó chính là những giai đoạn mà doanh nghiệp trải qua trong chu kỳ kinh doanh. Nắm rõ được những giai đoạn của chu kỳ này sẽ góp phần tạo ra một kế hoạch định hướng phát triển một cách cơ bản và thuận lợi giúp doanh nghiệp tồn tại được và dần phát triển ở những cấp độ khác nhau.
Trong một chu kỳ kinh doanh có nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó chúng ta không thể nào bỏ qua thông tin về 3 giai đoạn chính đó là:
- Giai đoạn thứ nhất – Hưng Thịnh:
Với giai đoạn này thì chúng ta có thể thấy được sự đầu tư được gia tăng, cùng với đó là những hoạt động của nền kinh tế có thể diễn ra rất nhiều. Trong giai đoạn đầu tiên này, GDP của doanh nghiệp được thể hiện về một sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ.
- Giai đoạn thứ hai – Suy thoái của doanh nghiệp:
Giai đoạn này chính là quá trình doanh nghiệp bị rơi vào suy thoái và có sự sụt giảm. Cũng trong giai đoạn này thì có rất nhiều doanh nghiệp tiến hành cơ cấu lại các danh mục trong quá trình đầu tư, cơ cấu của các ngành nghề, tiến hành tạm ngừng hoạt động.
Thậm chí là trong giai đoạn này còn có có những doanh nghiệp bị hoàn toàn đóng cửa. Các doanh nghiệp sẽ không thể nào đủ tiềm năng để phát triển ở những thời điểm sau đó.
- Giai đoạn thứ ba – Phục hồi:
Trong giai đoạn này thì chỉ số GDP sẽ được tăng dần trở lại, lượng GDP được tăng ở mức cao. Từ đó, nền kinh tế sẽ tiếp tục đi tiến đến gần hơn với giai đoạn hưng thịnh ban đầu.
Đó là những giai đoạn cơ bản trong Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp nào cũng sẽ trải qua những chu kỳ kinh doanh này, cho dù đang hoạt động về lĩnh vực nào đi chăng nữa.
Về cơ bản, nếu như doanh nghiệp không thể nào vượt qua được giai đoạn đầu tiên của sự hưng thịnh và đối diện được với giai đoạn suy thoái thì sẽ không thể nào mà có thể trụ vững được trong thời gian dài được.
Như vậy, vieclam88 đã cho chúng ta thấy được một “bức tranh tổng thể” về chu kỳ kinh doanh là gì. Từ các giai đoạn của chu kỳ này, chúng ta sẽ có nhiều phương án xử lý hơn trong tương lai.
Tham gia bình luận ngay!