Chủ dự án là gì? Tổng hợp các thông tin về chủ dự án đầu tư

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2020-03-20 10:28:32

Nền kinh tế luôn là một chuỗi những thay đổi bởi những sự phát triển khác nhau, hiện đang có rất nhiều dự án được đầu tư vào chuỗi cơ sở hạ tầng để mở rộng sự phát triển này ra. Một vấn đề đặt ra là muốn có  sự thành công phát triển đó thì phải có người đi đầu người dẫn đường trong các cuộc đầu tư, đó chính là chủ dự án. Vậy chủ dự án là gì? là người như thế nào. Chúng ta hay từng bước theo dõi qua bài viết dưới đây để có thể hiểu được nhé!

Việc Làm Quản Lý Điều Hành

1. Sơ lược khái quát về chủ dự án

1.1. Khái niệm về chủ dự án

Chủ dự án là gì -  hay còn được hiểu là chủ đầu tư là một cá nhân hoặc một tổ chức đi đầu tư quyết định trước khi mà lập dự án lên hay trước khi phê duyệt dự án đó. Hoặc cũng có thể hiểu chủ dự án là người được giao trách nhiệm nắm quyền số vốn đó trong tay để đi triển khai xây dựng thi công các dự án trong lĩnh vực thiết kế xây dựng và bất động sản.

Khái niệm về chủ dự án
Khái niệm về chủ dự án

Với tư cách, quyền hạn là người nắm quyền quản lý về số vốn và có quyền được lựa chọn các đơn vị thầu với nhau. Chủ dự án sẽ là người chịu toàn bộ rủi ro, chịu toàn bộ trách nhiệm về chất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả đầu tư trong các dự án đó theo nhiều mức độ khác nhau.

1.2. Cách xác định chủ dự án dựa trên nguồn vốn đầu tư

Tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư, sử dụng cho dự án, chủ dự án được xác định cụ thể theo cách sau:

Với các dự án mà nhận nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hay vốn nhà nước ngoài ngân sách, thì chủ những dự án này chỉ có thể là các cơ quan, tổ chức được bàn giao quyết định trách nhiệm quyết định đầu tư giao quyền quản lý, sử dụng vốn để đầu tư.

Cách xác định chủ dự án dựa trên nguồn vốn đầu tư
Cách xác định chủ dự án dựa trên nguồn vốn đầu tư

Với các dự án mà vốn đầu tư là sử dụng nguồn vốn vay thì chủ dự án đầu tư là các cơ quan tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư xây dựng để thực hiện

Với các dự án thực hiện theo hình thức là một loại hợp đồng dự án hay hợp đồng đối tác công tư thì khi đó chủ dự án đầu tư sẽ là các doanh nghiệp đầu tư  do chủ dự án thỏa thuận để thành lập nhưng vẫn dựa trên các quy định của pháp luật.

Với các dự án mà không thuộc các đối tượng đã quy định ở trên thì ở đây các trường hợp còn lại sẽ là các tổ chức các cá nhân sở hữu vốn đầu tư.

Khi đó sẽ căn cứ vào nguồn vốn sử dụng là ngân sách của nhà nước hay vốn tư của tổ chức cá nhân sẽ có căn cứ vào từng điều kiện khác nhau thì người quyết định đầu tư dự án sẽ giao cho ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực đầu tư xây dựng đó sẽ được làm chủ đầu tư; trong một vài trường hợp mà không có Bản quản lý thì người quyết định đi đầu tư sẽ chọn một trong các tổ chức cơ quan mà có đủ điều kiện sẽ làm chủ đầu tư.

Và không chỉ vậy chủ dự án đầu tư sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Tìm việc làm Hoạch định - Dự án

2. Chủ dự án có vai trò và trách nhiệm gì?

Trên thực tế thì không có bất kỳ một loại vai trò hay trách nhiệm cụ thể cho từng dự án mà phải tùy thuộc vào loại hình dự án mà họ được giao, được đảm nhiệm. Mặc dù vậy nhưng chủ dự án vẫn sẽ chịu sự điều hành trực tiếp từ người quyết định đầu tư dự án. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý dự án chủ đầu tư vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Chủ dự án có vai trò và trách nhiệm gì?
Chủ dự án có vai trò và trách nhiệm gì?

2.1. Vai trò của chủ dự án là gi?

Chủ dự án phải là người có đủ hành vi năng lực, có năng lực quản lý được dự án, quản lý được các tổ chức, có khả năng tổ chức tư vấn hay quản lý các công trình theo nhiệm vụ được giao. Chính vì thế, một khi chủ dự án không đủ năng lực khả năng làm việc sẽ bị thay thế.

Trong trường hợp Ban quản lý dự án được thành lập một phần là do người mà trực tiếp quản lý sẽ là người mà có quyết định đầu tư. Khi đó ban quản lý dự án sẽ cùng người quyết định đầu tư chịu các trách nhiệm trước pháp luật, cùng thực hiện các nhiệm vụ,công việc của dự án.

Chủ dự án là một cá nhân hay là một tổ chức quản lý thực hiện công việc giám sát công trình một cách thường xuyên liên tục về thiết kế, giữ cho mức tiêu chuẩn thi công không bị sai sót quá nhiều.

Đọc thêm: Quyết định đầu tư là gì?

2.2. Trách nhiệm của chủ dự án là gi?

Thứ nhất đối với bất kỳ dự án nào, chủ dự án cũng sẽ luôn luôn là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất. Vì thế mà họ là người đứng ra chịu các trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường và tiến độ thi công trước mặt pháp luật. Đồng thời, sẽ phải tổng hợp báo cáo tất cả các chi phí về vốn đầu tư theo các quy định của pháp luật đã ban hành.

Thứ hai, chủ dự án là người nắm quyền quyết định và được thực hiện tìm kiếm các bên đối tác và nhân công nhằm để hoàn thành dự án đầu tư theo đúng tiến độ được giao.

Thứ ba, không chỉ dừng lại ở việc theo dõi tiến độ thi công, chủ dự án còn có thể yêu cầu các bên đơn vị nhà thầu dừng thi công nếu như có sự cố, rủi ro xảy ra để khắc phục ngay tránh hậu quả xảy ra không mong muốn. Ví dụ như sai phạm về tiêu chuẩn chất lượng công trình, an toàn lao động hay vệ sinh môi trường.

2.3. Chủ dự án có quyền hạn như thế nào?

Trong tất cả lĩnh vực, chủ đầu tư cũng là cá nhân hoặc tổ chức có quyền thẩm định và phê duyệt ý tưởng thiết kế, dự trù kinh phí. Sau đó, chủ đầu tư tiếp tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu cũng như việc làm hồ sơ dự thầu, mời thầu. Đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì phải thực hiện đáng giá nhà thầu và thông báo kết quả đấu thầu theo quy định.

Sau khi có kết quả, chủ đầu tư sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu để bắt tay vào việc thi công xây dựng. Khi công trình đã hoàn thiện, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu để sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng. Đồng thời, chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí còn lại cho nhà thầu đúng với cam kết trong hợp đồng đưa ra.

Tham khảo: [Agile là gì?] Phương pháp quản lý dự án hiệu quả

3. Dấu hiệu nhận biết một chủ dự án uy tín

Với hàng trăm nghìn nhà chủ dự án như hiện nay, đâu sẽ là một chủ đầu tư uy tín, có trách nhiệm đáng tin cậy để các nhà quyết định đầu tư có thể đảm bảo được đúng dự án kế hoạch của mình, từ đó mới có thể loại trừ được các rủi ro khi đi đầu tư. Vậy làm thế nào để tìm cho mình một nhà chủ dự án uy tín như vậy? Có rất nhiều các yếu tố tư chất để làm nên một chủ dự án như vậy, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết, hãy cùng tham khảo nhé!

Chủ dự án có quyền hạn như thế nào?
Chủ dự án có quyền hạn như thế nào?

Có năng lực về nguồn tài chính: Thông thường các nhà chủ dự án mà có nguồn lực tài chính mạnh mẽ thì sẽ mang lại cho người tìm kiếm chủ đầu tư lòng tin rất cao, bởi một phần họ có thể giải quyết các trường hợp dự án bị đóng băng tạm thời hay các dự án có nguy cơ bị bỏ dở cũng như các vấn đề khủng hoảng không lường trước được. Người chủ dự án có sức mạnh về nguồn lực tài chính trên phương diện nào đó sẽ tạo tâm lý an toàn cho khách hàng, khách hàng sẽ bớt gánh lo về việc bị phá sản, bị bỏ rơi và trong suốt quá trình thực hiện đầu tư sẽ luôn được chủ dự án hỗ trợ. Những dự án mà có các ngân hàng uy tín đứng ra bảo lãnh thì sẽ làm cho khách hàng yên tâm hài lòng không mấy do dự. Những tiềm lực này thường có ở các tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn, thời gian hoạt động lâu năm trên thị trường kinh doanh đầu tư này.

Thâm niên hoạt động của chủ dự án lâu năm: không gì bằng kinh nghiệm có được, kinh nghiệm được tôi luyện qua các năm qua các dự án đầu tư mà họ đảm nhiệm. Các chủ dự án có kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ nhạy bén hơn trong các trường hợp sự cố xảy ra ngoài y muốn và từ đó có thể xử lý một cách linh hoạt các rủi ro sự cố đó. Từ đó có thể giảm bớt các khó khăn có thể xảy ra hoặc nếu khó khăn xảy ra thì có thể làm giảm bớt các thiệt hại gây ra.

Mối quan hệ của chủ dự án với các đơn vị phân phối: với mối quan hệ sâu rộng thì chắc chắn họ sẽ là người uy tín, được nhiều người trong giới làm ăn tin tưởng. Từ đó các thông tin họ cung cấp cũng sẽ được tín nhiệm hơn, các thông tin đến với khách hàng luôn được đầy đủ chính xác minh bạch một cách đáng tin cậy.

Chủ dự án có quyền hạn như thế nào?
Chủ dự án có quyền hạn như thế nào?

Có hiểu biết về tính pháp lý, pháp luật của dự án: là một chủ đầu tư uy tín thì sẽ luôn nắm được các tính chất pháp lý, các quy định của nhà nước về xây dựng đầu tư. Vì thế khi mà khách hàng yêu cầu họ có thể cung cấp được đầy đủ các thông tin cho họ từ đó niềm tin được tăng lên, uy tín cũng được đánh giá cao. Nếu như chủ dự án không thực hiện được những lời hứa với khách hàng thì rất dễ bị khách hàng hủy hợp đồng.

Biết cách vận hành và quản lý dự án: là một chủ đầu tư uy tín thì họ luôn biết cách tạo nên một chuỗi các quá trình tiến độ sao cho bảo đảm được sự vận hành và quản lý ban đầu đề ra một cách thống nhất, từ đó sẽ chiếm được nhiều thiện cảm với khách hàng.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích nhất cho câu hỏi “chủ dự án là gì” để từ đó có thể tích lũy cho mình những hiểu biết những kỹ năng cần thiết cho vị trí chủ dự án đầu tư. Cảm ơn các bạn đã đón đọc, hãy để chúng tôi làm người bạn đồng hành trên con đường tương lai này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: