Giải mã | Cho vay nặng lãi là gì và những vấn đề liên quan

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-11-29 16:25:36

“Sông có khúc, người có lúc” - trong cuộc sống với muôn vàn điều bất ngờ, chúng ta không thể biết trước được những vấn đề mình gặp phải. Rất nhiều người do gặp những vấn đề về tài chính đã tìm đến hình thức vay nặng lãi. Có thể nói, việc cho vay nặng lãi đã và đang là một vấn nạn, ảnh hưởng đến trật tự xã hội cũng như tạo ra nhiều hệ quả xấu. Vậy cho vay nặng lãi là gì? Pháp luật có yêu cầu và quy định ra sao về việc cho vay nặng lãi? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây của vieclam88.vn nhé!

1. Định nghĩa cho vay nặng lãi 

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và những thông tin vê pháp luật của việc cho vay nặng lãi. 

1.1. Cho vay nặng lãi là gì? 

Đơn giản mà nói, cho vay nặng lãi là hình thức cho vay với mức lãi suất hơn hơn, vượt quá mức lãi suất được nhà nước quy định. 

Cho vay nặng lãi là gì?
Cho vay nặng lãi là gì?

Các hình thức cho vay nặng lãi trước đây chỉ dừng ở cầm đồ, vay tiền nhanh nhưng hiện nay đã phức tạp hơn rất nhiều khi có sự tiếp sức của công nghệ. Vậy nhà nước quy định thế nào về lãi suất? Cùng tìm hiểu nhé. 

1.1.1. Lãi suất nhà nước quy định trong các khoản tiền vay

Nhà nước không ngăn cấm việc các cá nhân tìm các đơn vị, tổ chức cung cấp hoạt động tín dụng để vay tiền. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ người dân cũng như tránh xảy ra các vấn đề ảnh hưởng đến xã hội, các khoản lãi suất đều được quy định rõ ràng. 

Bên cho vay và bên vay sẽ tự quy định lãi suất khoản vay tuy nhiên khi tính tổng lãi suất theo năm, mức lãi suất không được vượt quá 20%. Mức lãi suất này đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh dựa trên đề xuất từ Chính phủ cũng như quá trình quan sát thực tế của người dân. 

Mức lãi suất nếu vượt quá 20% sẽ không được tính hiệu lực với mức lãi suất vượt quá. Với những trường hợp bên cho vay và bên đi vay không xác định rõ lãi suất dù cho vay vẫn tính lãi thì bên đi vay sẽ phải trả mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn vào thời điểm trả nợ khi 2 bên phát sinh tranh chấp. 

1.1.2. Mức lãi suất như thế nào được tính vào vay nặng lãi?

Từ thông tin trên, có thể thấy pháp luật đã quy định rõ ràng những điều khoản về vay và lãi suất cho vay.

Mức lãi suất được tính vào tội cho vay nặng lãi
Mức lãi suất được tính vào tội cho vay nặng lãi

Vậy với mức lãi suất thế nào thì được tính vào hành vi cho vay nặng lãi? 

Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP Điều 11 có quy định về vấn đề vi phạm các quy định trong quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến an ninh trật tự như sau: 

Đối tượng tổ chức cho vay tiền, cầm cố tài sản nhưng với mức lãi suất cho vay trên 150% lãi suất cơ bản được Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay sẽ được quy vào tội cho vay nặng lãi. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng tùy theo tính nghiêm trọng và giá trị khoản vay, tài sản cầm cố. 

1.2. Án phạt đối với hành vi cho vay nặng lãi

Có thể nói, hình thức cho vay nặng lãi đang ngày một biến tướng và có nhiều sự thay đổi khôn lường, thậm chí trá hình, lừa đảo tài sản. Bên cạnh những đơn vị cho vay nặng lãi, hiện nay cũng có rất nhiều đối tượng xây dựng các dịch vụ cho vay nặng lãi online, các ứng dụng cho vay nặng lãi trên điện thoại. Cùng tìm hiểu xem bên cạnh mức phạt cơ bản như mục 1.1.2 nêu ra, tội vay nặng lãi có thể phải chịu mức án như thế nào nữa nhé.  

1.2.1. Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Trong điều 201 thuộc Bộ luật hình sự, khi phát sinh tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự bên bị hại có toàn quyền khởi tố khi bên cho vay mắc phải những vấn đề sau: 

Án dân sự đối với tội cho vay nặng lãi
Án dân sự đối với tội cho vay nặng lãi

- Cho vay với lãi suất từ 5 lần trở lên mức lãi suất được quy định trong Luật Dân sự, từ đó thu lợi bất chính. Mức lợi nhuận này từ 30 triệu đến 100 triệu đồng sẽ bị cấu thành án. Ngoài ra, đối tượng cho vay đã bị kết án hoặc xử phạt hành chính vì cùng một tội danh này trước đó và chưa được xóa án tích sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng bồi thường cho người bị hại. Ngoài ra, tùy theo mức nghiêm trọng đối tượng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong vòng 3 năm. 

- Khi thu lợi từ khoản cho vay nặng lãi, đối tượng có thể bị phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm cùng với đó là phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng. Một số trường hợp có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc tước giấy phép hành nghề từ 1 đến 5 năm. 

1.2.2. Khởi kiện người cho vay nặng lãi như thế nào? 

Nhiều người không chủ đích vay nặng lãi mà bị lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. 

Để kiện những đối tượng này, bạn phải làm đơn khởi kiện. Nhiều người lo ngại khi vay không không có giấy tờ, văn bản có chứng kiến của pháp luật mà chỉ có giấy tờ viết tay hoặc giao dịch bằng lời nói. Tuy nhiên Luật Dân sự không yêu cầu về hình thức hợp đồng cho vay nên bạn có thể yên tâm với vấn đề này. 

Viết đơn khởi kiện người cho vay nặng lãi
Viết đơn khởi kiện người cho vay nặng lãi

Trong đơn khởi kiện hãy nêu rõ: 

- Ngày tháng năm làm đơn khởi kiện

- Tòa án nhận đơn khởi kiện

- Thông tin người khởi kiện 

- Thông tin người bị kiện

- Thông tin những người liên quan

- Yêu cầu cụ thể đối với tòa án

- Thông tin người làm chứng

Ngay khi phát hiện hành vi cho vay nặng lãi, hãy thực hiện việc khởi kiện ngay để nhận được sự bảo vệ của pháp luật nhé. 

2. Làm thế nào để vay tiền an toàn?

Vay tiền không phải là một hành vi xấu. Việc vay tiền nhằm phục vụ chi tiêu, xử lý các vấn đề khó khăn hay đầu tư kinh doanh là một nhu cầu cần thiết nhưng bạn cần chú ý để vay tiền an toàn và được pháp luật bảo hộ. 

2.1. Hiểu về pháp luật khi vay tiền

Chưa nhiều người Việt Nam thật sự quan tâm và tìm hiểu các vấn đề về pháp luật khi có nhu cầu vay tiền.

Cần chuẩn bị kiến thức pháp luật khi vay tiền
Cần chuẩn bị kiến thức pháp luật khi vay tiền

Điều này gây ra nhiều hệ lụy khi đôi lúc, chính họ đã tiếp tay cho kẻ xấu lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của bản thân. 

Nếu bạn có nhu cầu vay tiền, việc đầu tiên bạn cần làm là đọc kỹ những quy định về vay tiền trong Luật Dân sự. Bạn phải hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên cũng như nắm vững kiến thức về pháp luật để kịp thời bảo vệ bản thân nếu phát sinh sự cố. 

2.2. Tìm hiểu kỹ càng các đơn vị, cá nhân cho vay

Trước khi đi đến quyết định vay tiền của một đơn vị nào đó, bạn phải tìm hiểu xem những người từng phát sinh giao dịch tín dụng với họ đánh giá như thế nào, các điều khoản trong hợp đồng có đúng luật và phù hợp không? 

Hãy tìm hiểu về các đơn vị tín dụng trước khi vay tiền
Hãy tìm hiểu về các đơn vị tín dụng trước khi vay tiền

Nếu được, bạn nên chọn vay tiền của ngân hàng nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để chắc chắn được bảo hộ bởi pháp luật nhé. 

Cho vay nặng lãi đang là một tệ nạn ảnh hưởng đến xã hội nói chung và rất nhiều cá nhân, gia đình nói riêng. Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc vốn kiến thức bổ ích để hiểu “Cho vay nặng lãi là gì?” cũng như tự phòng tránh để bản thân không rơi vào tình huống phải đi vay nặng lãi. Nếu các bạn quan tâm đến những bài viết về các chủ đề pháp luật, hãy theo dõi vieclam88.vn để cập nhật mỗi ngày nhé! Tạm biệt và hẹn gặp lại!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: