Chiến lược sản phẩm là gì? Chiến lược sản phẩm vô cùng quan trọng

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2021-02-01 15:31:09

Trong kinh doanh và Marketing nói chung, chiến lược sản phẩm là một thuật ngữ khá quen thuộc. Dường như ngày nay, mọi thương hiệu cần nhận thức được vai trò của chiến lược sản phẩm và xây dựng chúng. Cùng vieclam88.vn tìm hiểu chiến lược sản phẩm là gì trong bài viết này nhé!

1. Khái niệm chiến lược sản phẩm là gì?

Hiểu một cách đơn giản, chiến lược sản phẩm là tổng hợp toàn bộ các quyết định về triển khai và tổ chức các hoạt động kinh doanh, sản xuất sản phẩm với điều kiện thỏa mãn, làm hài lòng mong muốn của khách hàng cũng như đảm bảo các chỉ tiêu, mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra về mảng Marketing.

Khái niệm chiến lược sản phẩm là gì?
Khái niệm chiến lược sản phẩm là gì?

Sự thật luôn chứng minh sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững và cốt lõi nhất của thương hiệu. Xuất phát từ đó, chiến lược sản phẩm chính là nền tảng, là cơ sở để tạo nên các chiến lược về xúc tiến, về phân phối và về giá thành.

2. Tại sao cần phải sở hữu chiến lược sản phẩm?

Trong Marketing - mix nói chung, sản phẩm chính là yếu tố có tính cạnh tranh chủ chốt nhất, sản phẩm có tác động lâu dài và bền vững nhất. Đó cũng chính là lý do tại sao nói chiến lược sản phẩm lại vô cùng có giá trị đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh và sản xuất của một thương hiệu. Vai trò của chiến lược sản phẩm thể hiện ở những khía cạnh cụ thể sau:

- Thứ nhất, đối với thương hiệu

Quy mô sản xuất, phương hướng, cách thức sản xuất và tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh sản xuất sẽ được quyết định bởi các chính sách sản phẩm.

Tại sao cần phải sở hữu chiến lược sản phẩm?
Tại sao cần phải sở hữu chiến lược sản phẩm?

Không chỉ vậy, chính chiến lược sản phẩm cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí, doanh thu của sản phẩm. Là một trong những thành phần tạo nên lợi nhuận cho thương hiệu. Khách hàng luôn luôn ưa chuộng những sản phẩm chất lượng và độc đáo. Doanh thu sẽ được đẩy mạnh do chi phí bình quân cho mỗi sản phẩm giảm. Điều này bắt nguồn từ sự gia tăng của số lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trên thị trường.

- Thứ hai, đối với khách hàng

Đối với khách hàng, một sản phẩm chất lượng đồng nghĩa với việc chúng là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề mà họ đang gặp phải. Ngày nay, một sản phẩm rẻ đã không còn được ưa chuộng, giá thành không còn là yếu tố mấu chốt tác động đến quyết định mua hàng của người dùng. Mà chất lượng và uy tín thương hiệu mới là điều họ đang quan tâm.

- Thứ ba, đối với đối thủ cạnh tranh

đối với đối thủ cạnh tranh
Đối với đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường kinh doanh, đối thủ của bạn có thể rất dễ dàng sao chép chiến lược khuyến mãi hoặc giá thành của sản phẩm. Nếu thương hiệu của bạn đang chạy các chương trình khuyến mãi, ngay lập tức, đối thủ có thể bắt chước và chạy chương trình tương tự ngay sau đó. Thế nhưng, sản phẩm lại rất khó sao chép, sản phẩm là độc nhất và khó có thể bắt chước trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, dù muốn dù không, đối thủ chỉ có thể đứng sau bạn, sản phẩm của bạn đã lấy được niềm tin của khách hàng trong khi đối thủ vừa công bố một sản phẩm tương tự ra thị trường mà thôi.

3. Các yếu tố để tạo nên chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là gì? Khi xây dựng chiến lược sản phẩm, các doanh nghiệp cần hiểu rõ những nội dung và thành phần tạo nên chúng, bao gồm: Nhãn hiệu, bao bì, dịch vụ hỗ trợ, phát triển sản phẩm mới và danh mục sản phẩm  - chủng loại.  

3.1. Nhãn hiệu và bao bì

Nhãn hiệu và bao bì
Nhãn hiệu và bao bì

Được ví như “Đại sứ thường trực” của thương hiệu, bao bì là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm khi xây dựng chiến lược sản phẩm. Đó là chìa khóa có thể hấp dẫn được ánh nhìn của khách hàng. Đa phần các thương hiệu Việt hiện nay vẫn còn khá hạn chế về bao bì. Người ta dễ dàng thấy được sự chênh lệch đáng kể khi đặt một sản phẩm hàng ngoại với một sản phẩm trong nước.

Nếu như những sản phẩm quốc tế thường sở hữu bao bì tối giản nhưng toát lên sự tinh tế và sang trọng. Thì các sản phẩm nội địa thường có bao bì phức tạp, màu mè. Người tiêu dùng có thể sẽ tập trung vào những bao bì nội địa vì yếu tố hấp dẫn nhưng về phần lâu dài, khó có thể khiến họ quyết định mua sản phẩm.

Chính vì vậy, bao bì cần là một yếu tố được đầu tư, bỏ ra nhiều công sức về nhân lực và ngân sách. Chẳng hạn như tuyển dụng những Designer thực sự chuyên nghiệp và đặc biệt là sáng tạo, có óc thẩm mỹ tốt. Hãy làm cho bao bì sản phẩm không chỉ là một yếu tố có thể thể hiện những thông tin về chức năng, công dụng, giá thành,... mà còn là một vũ khí Marketing đúng nghĩa.

3.2. Dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, số lượng các thương hiệu mới ngày càng gia tăng, thì các doanh nghiệp lại càng nên quan tâm và đầu tư đến vấn đề dịch vụ hỗ trợ.

Không chỉ phát triển các chiến lược Marketing tại điểm, mà hãy chú trọng Marketing cả ngay sau khi khách hàng đã mua hàng. Khái niệm chiến lược sản phẩm là gì đề cập đến cả giai đoạn khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Hỗ trợ dịch vụ bởi thương hiệu, nhận được sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng, và một chu kỳ mua hàng tiếp theo rất có thể dễ dàng xảy ra.

Đặc biệt trong thực trạng sản phẩm ngày càng trở nên đa dạng, nhưng dần bão hòa, có quá nhiều thương hiệu đã thống trị thị trường bởi chất lượng sản phẩm. Thì ngay lúc này, dịch vụ hỗ trợ sẽ là mấu chốt quyết định về tính cạnh tranh. Người dùng ngày nay quan tâm hơn về trải nghiệm của họ trong quá trình trước và sau khi mua sản phẩm tại các thương hiệu. Dù chất lượng sản phẩm có tốt đến đâu, nhưng chỉ cần dịch vụ chậm chạp, nhân viên hỗ trợ có thái độ không chuyên nghiệp,... thì có thể họ sẽ không quay trở lại sau đó.

3.3. Phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp chính là phát triển sản phẩm mới. Hệ thống sản phẩm của bạn không nên dậm chân tại chỗ như lúc mới bắt đầu. Vì thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi từng ngày, từng giai đoạn, cần nghiên cứu và phân tích để có những sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Đặc biệt là những sản phẩm thuộc lĩnh vực lương thực thực phẩm, gia vị, hàng tiêu dùng,... Các thương hiệu cần chú trọng đầu tư trong công tác nghiên cứu và phát triển hệ thống sản phẩm mới. Điều đó đảm bảo được tính cạnh tranh lâu dài và bền vững trong thị trường.

4. Chiến lược sản phẩm trong chu kỳ của sản phẩm

Vòng đời sản phẩm luôn biến đổi không ngừng, chúng không bao giờ đi theo một con đường thẳng mãi. Gắn liền với từng giai đoạn là sự biến động về đối thủ, về khách hàng, về thị trường,... mà các thương hiệu cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt để điều chỉnh chiến lược sản phẩm sao cho hợp lý nhất.

4.1. Giai đoạn 1: Tung sản phẩm ra thị trường

Đây là giai đoạn đầu tiên sản phẩm đến được với công chúng, các doanh nghiệp cần đầu tư về mặt ngân sách, công sức để làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với người dùng càng nhanh càng tốt. Mặc dù doanh thu mang về ở giai đoạn này chưa đạt, chưa ổn định.

Tung sản phẩm ra thị trường
Tung sản phẩm ra thị trường

Đặc biệt cần xây dựng được các chiến lược Marketing, làm cách nào để hoàn thiện sản phẩm thông qua những ý kiến phản hồi và đóng góp của khách hàng. Bên cạnh đó, các hoạt động khác cũng cần được quan tâm để hỗ trợ sản phẩm. Chẳng hạn như hoạt động xây dựng kênh phân phối, hoạt động xúc tiến (khuyến mại, quảng cáo, PR,...).

4.2. Giai đoạn 2: Phát triển

Trong giai đoạn này, sản phẩm đã có số lượng gia tăng do được đã được thị trường chấp nhận. Thế nhưng, cũng từ đây, sản phẩm của bạn xuất hiện các đối thủ cạnh tranh, sao chép mô hình và thậm chí là sản phẩm của bạn.

- Về chiến lược sản phẩm: Doanh nghiệp nên cung cấp thêm nhiều dịch vụ đi kèm, đặc biệt là phát triển thêm chủng loại sản phẩm để gia tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến việc huấn luyện, hướng dẫn lực lượng bán hàng để ưu tiên đầu tư về dịch vụ khách hàng.

- Về giá thành: Các doanh nghiệp có thể xem xét lại giá thành của sản phẩm. Đẩy mạnh việc tiêu thụ bằng việc giảm giá, hoặc tăng lợi nhuận bằng cách giữ nguyên giá.

- Về phân phối: Nên đầu tư phát triển kênh phân phối và các hoạt động xúc tiến trong từng kênh phân phối.

- Về xúc tiến: Đầu tư vào hoạt động quảng cáo thương hiệu, nâng cao nhận thức thương hiệu, mức độ uy tín cho sản phẩm.

4.3. Giai đoạn 3: Chín muồi

Giai đoạn chín muồi
Giai đoạn chín muồi

Giai đoạn Chín muồi cũng là giai đoạn mà doanh thu sản phẩm đạt ở mức tối đa. Thế nhưng, do thị trường bão hòa nên nó sẽ tăng với tốc độ rất chậm. Do đó, ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần cân nhắc cải tiến sản phẩm, thu hẹp các chủng loại đi kèm và tập trung vào việc nâng cao chất lượng, đổi mới bao bì, cập nhật tính năng,... làm cơ sở cho các phương án thay thế ở tương lai.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến nhắm vào những khách hàng mới, phân khúc thị trường mới, vị trí địa lý mới,... và củng cố lại hệ thống kênh phân phối sản phẩm.

4.4. Giai đoạn 4: Suy thoái

Trong vòng đời sản phẩm, suy thoái là giai đoạn cuối cùng. Tại đây, doanh thu và lượng tiêu thụ sản phẩm giảm một cách đáng kể và nhanh chóng. Thế nhưng, đó cũng là thời điểm tuyệt vời để các thương hiệu tung ra thị trường những sản phẩm mới, bắt đầu một vòng đời mới cho sản phẩm. Thực hiện các chiến lược Sales để tiêu thụ sản phẩm còn tồn kho.

Chiến lược sản phẩm là gì? Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, hy vọng bài viết đã giúp bạn có một hình dung rõ nét hơn về chiến lược sản phẩm.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: