Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản hoàn hảo

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2021-06-24 15:34:02

Kinh doanh bất động sản hiện đang là một ngành vô cùng hot bởi tốc độ tăng trưởng của các dự án bất động sản đang vô cùng lớn mạnh. Để thành công với môi trường này, mỗi doanh nghiệp đều cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh bất động sản phù hợp nhất. Hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thông tin cơ bản chiến lược kinh doanh bất động sản

1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh bất động sản là gì?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu thế nào chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh được hiểu là những cách thức, phương pháp trong hoạt động kinh doanh của một tập đoàn hay doanh nghiệp nào đó làm về lĩnh vực kinh doanh. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh là thúc đẩy cao nhất giá trị về lợi nhuận và phát triển hệ thống kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp.

Khái niệm của chiến lược kinh doanh bất động sản cũng tương tự như thế. Chiến lược kinh doanh bất động sản là phương thức, cách thức cạnh tranh trong kinh doanh của một công ty hay tập đoàn nào đó làm về bất động sản. Nó quy định về quy mô thực hiện, các nguồn lực, các khả năng sinh lợi cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược này sẽ giúp cho các doanh nghiệp đi đúng hướng, tạo chỗ đứng vững chắc trong thị trường kinh doanh bất động sản.

Xem thêm: Sàn giao dịch bất động sản là gì? Đặc điểm nổi bật của sàn?

Khái niệm chiến lược kinh doanh bất động sản là gì
Khái niệm chiến lược kinh doanh bất động sản là gì?

1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh bất động sản với doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh bất động sản sẽ có những vai trò cơ bản sau:

Chiến lược kinh doanh bất động sản là tầm nhìn tương lai của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Việc đề ra các chiến lược sẽ giúp cho các doanh nghiệp hình thành được các bước đi cụ thể, rõ ràng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh bất động sản là một kế hoạch mang tính tổng thể, bao quát nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có cái nhìn bao quát nhất để từ đó mới đi sâu vào từng nội dung, mang lại hiệu quả cao hơn cho từng phương án.

Chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản nắm bắt được các cơ hội cũng như đề phòng các rủi ro đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tạo cơ cơ sở vững chức cho hoạt động nghiên cứu, đầu tư, đào tạo nhân lực.

Việc hình thành các chiến lược còn giúp tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, tạo ra mối liên kết giữa nhân viên và nhà quản lý, góp phần tăng thêm tiềm lực bên trong cho doanh nghiệp bất động sản.

Chiến lược kinh doanh còn được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ cạnh tranh cho doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao.

Vai trò của chiến lược kinh doanh bất động sản
Vai trò của chiến lược kinh doanh bất động sản

2. Chiến lược kinh doanh bất động sản được xây dựng bởi các bước nào?

2.1. Tìm kiếm mục tiêu cho tổ chức

Bước đầu tiên để xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn hảo cho doanh nghiệp chính là ở việc xác định mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn đang hướng tới. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì nội dung này lại càng quan trọng. Hơn hết, mục tiêu chính là kim chỉ nam để giúp các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản luôn đi đúng hướng, đúng con đường mà mình lựa chọn.

Do vậy, để xây dựng được một chiến lược kinh doanh tốt, mỗi doanh nghiệp cần phải bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu, hướng đi thật rõ ràng ngay từ đầu. Bên cạnh đó, việc đặt ra mục tiêu cũng có ý nghĩa như thước đo lường cho sự hiệu quả của một doanh nghiệp sau một thời gian phát triển.

Vậy làm thế nào để xác định mục tiêu đúng đắn nhất? Mỗi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đều sẽ có một mục tiêu phát triển riêng, tùy vào nhu cầu thực tế, định hướng riêng của mỗi doanh nghiệp. Suy cho cùng mục tiêu về lợi nhuận vẫn là mục tiêu lớn nhất của mỗi doanh nghiệp kinh doanh nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh khác nhau để mục tiêu đó phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.

Mục tiêu của chiến lược kinh doanh bất động sản
Mục tiêu của chiến lược kinh doanh bất động sản

2.2. Đánh giá môi trường bên ngoài

Để có thể xây dựng được một chiến lược phù hợp thì nội dung mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu tiếp theo chính là môi trường bên ngoài. Đây cũng là thị trường kinh doanh bất động sản hiện nay.

Môi trường bên ngoài là những yếu tố, điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đánh giá các yếu tố một cách khách quan trên nhiều khía cạnh khác nhau. Yếu tố bên ngoài được phân thành 2 loại là yếu tố vĩ mô và yếu tố môi trường ngành. 

Yếu tố vĩ mô bao gồm các yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội,… Còn yếu tố môi trường ngành là các yếu tố như đối thủ cạnh tranh, khách hàng, đơn vị cung ứng, công chúng, nhà phân phối,…

Sự tác động qua lại giữa các môi trường bên ngoài và doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp nhận biết và khai thác các nguồn lực đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Việc phân tích đúng về thị trường bất động sản hiện nay sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được chính xác hướng đi của mình.

Ngoài ra, việc phân tích này còn xác định đúng khu vực và thời điểm mà doanh nghiệp cần đầu tư vào. Việc đánh giá đúng ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí đầu tư, tránh gây ra sự lãng phí các nguồn lực.

Xem thêm:  Quản lý kinh doanh là gì? Các công việc của quản lý kinh doanh

Đánh giá hoạt động của thị trường bất động sản
Đánh giá hoạt động của thị trường bất động sản

2.3. Đánh giá môi trường bên trong

Việc đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp cũng đóng góp một vai trò quan trọng không kém so với việc đánh giá môi trường từ bên ngoài. Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm tất cả các vấn đề, xu hướng, sự kiện,… nằm trong ranh giới của doanh nghiệp.

Các yếu tố bên trong chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp và doanh nghiệp hoàn toàn có quyền thay đổi, chỉnh sửa các yếu tố đó. Môi trường nội bộ của doanh nghiệp bất động sản sẽ bao gồm các nguồn lực về con người, công nghệ, tài chính, sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, kế hoạch marketing, quảng cáo,…

Việc phân tích, đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sẽ giúp cho họ xác định được chính xác và hiệu quả sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với doanh nghiệp. Từ đó sẽ phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, xác định các lợi thế cạnh tranh, tập trung phát triển lợi thế và khắc phục các điểm còn yếu của doanh nghiệp.

2.4. Xác định phương án chiến lược

Sau khi đã xác định được mục tiêu và thực hiện các phương án đánh giá thị trường cũng như nội bộ, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc triển khai, xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho từng trường hợp cụ thể.

Phương án chiến lược sẽ là những bước đi cụ thể giúp cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển sản phẩm, cách thức kinh doanh bất động sản và những nội dung khác nữa. Tất cả nhằm mục đích cuối cùng là phát triển doanh nghiệp.

Các phương án chiến lược của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ bao gồm các nội dung như bán hàng, marketing và đào tạo. Đây sẽ là các yếu tố giúp hình thành nên thương hiệu của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Trong việc bán hàng, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh thêm nhiều kênh, đưa ra thêm các ưu đãi nhằm thu hút khách hàng, tập trung phát triển tốt sản phẩm,… Một số chiến dịch marketing và quảng cáo mà doanh nghiệp có thể sử dụng như quản trị truyền thông, banner, áp phích quảng cáo, tờ rơi, video marketing, xây dựng website dự án,…

Sử dụng Marketing làm phương án chiến lược
Sử dụng Marketing làm phương án chiến lược

2.5. Đánh giá chiến lược và báo cáo tài chính

Bước cuối cùng cũng là quan trọng nhất để giúp chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phát triển là đánh giá chiến lược và báo cáo tài chính. Đây là một công việc liên quan đến sự rà soát, kiểm tra, đánh giá sự hiệu quả của các hoạt động và chỉ số lợi nhuận của chiến lược.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần có các phương án điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo hoạt động đạt đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần làm nhiệm vụ quan trọng là lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính cần phân loại rõ ràng và chi tiết các chỉ số chi phí để từ đó tìm được phương án vay vốn kịp thời. Việc tìm nguồn vay phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều ưu đãi hơn trong quá trình hoạt động. Điều này sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải lập chiến lược một cách hiệu quả và chi tiết để thuyết phục nhà đầu tư cho vay vốn.

Đánh giá chiến lược kinh doanh bất động sản
Đánh giá chiến lược kinh doanh bất động sản

Trên đây là tổng hợp của vieclam88 về các nội dung của một chiến lược kinh doanh bất động sản. Các bạn hoàn toàn có thể dựa vào bài viết để học hỏi và áp dụng vào thực tế vào doanh nghiệp của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: