Chiến lược bán hàng là gì và các phương pháp của chiến lược bán hàng

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-06-24 16:24:08

Để có thể gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh thì chắc chắn chủ doanh nghiệp phải có những chiến lược bán hàng tối ưu. Rất nhiều chủ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh không có các chiến lược bán hàng đúng đắn, điều này đã dẫn đến sự thất bại mà không lường trước. Do vậy, bài viết của vieclam88.vn sẽ chia sẻ với các bạn chiến lược bán hàng là gì ở bên dưới đây!

1. Khái niệm chiến lược bán hàng

Chiến lược bán hàng được hiểu theo một cách đơn giản là những phần quan trọng trong bộ phận kinh doanh có các yếu tố như: tập trung vào bán sản phẩm gì? Kỹ năng trong bán hàng như thế nào? Dùng công cụ gì hỗ trợ việc bán hàng? Việc xây dựng và điều chỉnh chiến lược bán hàng chủ yếu là để hướng tới mục tiêu là đạt được doanh thu và đưa sản phẩm mới ra thị trường hay giành thị phần từ những phân khúc thị trường khác.

Hiểu một cách khác, chiến lược bán hàng là những kế hoạch hành động của công ty nhằm đề phòng hoặc hưởng ứng các thay đổi từ khách hàng, môi trường bên ngoài và đối thủ cạnh tranh. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy biến động, doanh nghiệp sẽ phải tính đến những phương án và chiến lược bán hàng cho phù hợp với mọi hoàn cảnh và mục tiêu tiếp cận.

Xem thêm: Sale online là gì? Cách bán hàng onilne chốt đơn ầm ầm

Khái niệm chiến lược bán hàng là gì
Khái niệm chiến lược bán hàng là gì?

2. Các phương pháp giúp tối ưu hóa chiến lược bán hàng

2.1. Tập trung vào sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp

Hãy quan sát và nhìn những doanh nghiệp lớn, có tên tuổi trên thị trường hiện nay, bạn có thể thấy rằng họ chỉ tập trung vào số ít những sản phẩm của lực trong doanh nghiệp của họ. Nếu bạn ôm quá nhiều sản phẩm cùng một lúc thì rất có thể tất cả chiến lược kinh doanh sẽ bị đổ bể trong một khoảng thời gian ngắn.

Một doanh nghiệp sản xuất ra quá nhiều loại sản phẩm sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính. Người chủ doanh nghiệp có thể chọn lựa bằng nhiều các hình thức thử nghiệm khác nhau, tiêu biểu như tung mẫu sản phẩm mới trong một thời gian ngắn để khách hàng đánh giá.

Khi đã xác định được sản phẩm lợi thế của doanh nghiệp, chúng ta sẽ tận dụng nó một cách tối đa để có thể đẩy mạnh được sản lượng tiêu thụ. Chính những sản phẩm chủ lực đó sẽ là điểm tựa để bạn nâng cấp những sản phẩm khác lên.

Sản phẩm chủ lực giúp gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Sản phẩm chủ lực giúp gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

2.2. Giới hạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không nên quá chăm chăm vào những mục tiêu theo kế hoạch ban đầu vạch ra. Bạn nên xem xét và đánh giá lại những hoạt động của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại có phù hợp với hướng đi ban đầu đề ra hay không. Điều này sẽ giúp nhận ra được những điểm không đúng và có thể loại bỏ hay điều chỉnh những điều còn thiếu vào trong hoạt động dự án của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, các mục tiêu rất có thể sẽ không đi đúng hướng so với chiến lược bán hàng ban đầu của doanh nghiệp. Do vậy có thể thu hẹp lại thị trường mục tiêu để tránh gây lãng phí tiền của cũng như tập trung chủ yếu vào đối tượng mục tiêu chính của doanh nghiệp.

Giới hạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Giới hạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

2.3. Đánh giá lại mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng

Hãy đặt ra cho bản thân mình các câu hỏi như: các mối quan hệ hiện tại giữa doanh nghiệp với khách hàng của bạn có làm tăng doanh số bán hàng? Bạn có thực hiện chương trình marketing hay chương trình bán hàng chung với các nhà cung cấp hiện tại của bạn?

Khi trả lời được các câu hỏi đó thì tự bạn sẽ tự đánh giá được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng có đang diễn ra tốt đẹp hay không. Nếu câu trả lời là không thì bạn nên điều chỉnh lại các chính sách cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng để giúp khách hàng lưu lại dấu ấn tốt đẹp đối với sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Đánh giá lại mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng
Đánh giá lại mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

2.4. Đánh giá lại các chiến lược marketing và hoạt động quảng cáo

Đây là hai hoạt động hỗ trợ đắc lực cho chiến lược bán hàng có thể diễn ra một cách hiệu quả. Nếu đã tốn quá nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo và marketing sản phẩm cho doanh nghiệp mà vẫn không thể tăng lợi nhuận thì bạn nên dành thời gian để phân tích lại các cách thức nào không hiểu quả để loại bỏ.

2.5. Phân loại các cơ hội để chọn ra chiến lược bán hàng phù hợp

Bộ phận đảm nhiệm đề xuất chiến lược bán hàng phải xem xét tất cả các cơ hội hiện tại của doanh nghiệp và phân chúng ra thành các mức độ. Ví dụ như nhóm sản phẩm A có thể đem lại lợi nhuận cao nhất thì rất cần triển khai ngay. Nhóm sản phẩm B sẽ nằm trong kế hoạch cần thực hiện và nhóm sản phẩm C là những sản phẩm có tiềm năng và có khả năng làm trong tương lai.

Khi các sản phẩm được phân loại theo nhóm và mức độ ưu tiên thực hiện thì doanh nghiệp sẽ biết mình cần làm gì trước, đồng thời cũng sẽ cân đối được thời gian và cách thức thực hiện.

Xem thêm: Những kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng bạn nên biết

Phân loại cơ hội để tìm ra chiến lược bán hàng phù hợp
Phân loại cơ hội để tìm ra chiến lược bán hàng phù hợp

3. Chiến lược bán hàng hiệu quả cho các nhà kinh doanh

Những chiến lược bán hàng sau đây sẽ rất giúp ích cho việc cải thiện tình hình kinh doanh. Do vậy, bạn nên đưa các chiến lược bán hàng này vào trong quá trình xây dựng chiến lược bán hàng của doanh nghiệp để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Thứ nhất, tìm kiếm khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu ở đây còn được hiểu là những đối tác chiến lược. Bạn nên tìm ra khách hàng mục tiêu của mình là gì? Từ đó đẩy mạng quảng cáo trực tiếp để họ có thể thực sự thuyết phục bởi lời chào hàng của bạn.

Thứ hai, thiết kế website độc đáo, chuyên nghiệp và đầy đủ các tiện ích

Việc bạn đầu tư thiết kế một website chuyên nghiệp có thể giúp bạn giữ chân được khách hàng lâu hơn trong các trang web. Nhất là những doanh nghiệp sử dụng hình thức bán hàng online thì càng cần phải lưu tâm. Chắc chắn không khách hàng nào muốn sử dụng một website có hình ảnh giao diện xấu mà tốc độ load web còn chậm. Do vậy, việc đầu tư cho cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp là rất cần thiết và chính đáng.

Thứ ba, sử dụng hình thức kinh doanh chéo

Đây được coi là một trong các chiến lược bán hàng hiệu quả bởi bạn không thể phát triển mạnh mẽ nếu cứ mãi kinh doanh đơn độc. Việc bạn tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp khác sẽ giúp phát triển và mở rộng thêm thị trường kinh doanh. Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào các hội chợ cũng như để lại link trên các diễn đàn, thậm chí là sử dụng hình thức dịch vụ quảng cáo trang của bạn trên những trang mạng khác,…

Thứ tư, xây dựng một mô hình kinh doanh tiện ích cho khách hàng

Tiện ích ở đây là gì? Đó là việc khách hàng ngồi nhà cũng có thể nhận được hàng vì sử dụng hình thức đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Do vậy bạn cần xây dựng một mô hình kinh doanh sao cho hợp lý nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có hình thức chăm sóc khác hàng, hỗ trợ giao nhận, các chính sách đổi trả nhằm làm tăng động lực khác hàng muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Xây dựng mô hình kinh doanh tiện ích cho khách hàng
Xây dựng mô hình kinh doanh tiện ích cho khách hàng

Thứ năm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và quảng cáo đúng như sự thật

Rất nhiều khách hàng bị hụt hẫng khi xem quảng cáo một kiểu nhưng nhận về lại một kiểu khác. Điều đó làm trải nghiệm sản phẩm của khách hàng sẽ không tốt. Có thể họ mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn vì xem được quảng cáo nhưng có thể họ sẽ nhận được các sản phẩm kém chất lượng. Ngoài ra doanh nghiệp còn gây ấn tượng xấu trong mắt khách hàng. Do vậy doanh nghiệp nên quảng cáo đúng với sản phẩm của mình.

Thứ sáu, thường xuyên chăm sóc và cải tiến trang web của bạn

Để có thể hút mắt người xem khi vào trang web của bạn thì phải luôn cập nhật những tin quảng cáo, các ưu đãi để khách hàng có thể cảm thấy thích thú và biết được rằng trang web bán hàng của bạn vẫn đang hoạt động tốt. Đừng quên tập trung vào nội dung quảng cáo, sáng tạo những câu quảng cáo sản phẩm hấp dẫn, ngắn gọn, mang tính thương hiệu cho doanh nghiệp đủ thu hút sự quan tâm của khách hàng, thậm chí nếu làm tốt nó có thể trở thành một trào lưu.

Mong rằng, những chia sẻ trên đây về chiến lược bán hàng sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu bạn có quan tâm về những chiến lược trong kinh doanh thì hãy ghé qua trang web vieclam88.vn để đọc thêm nhiều thông tin thú vị hơn nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: