Chief Operating Officer là gì và những thông tin liên quan

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2022-03-17 15:54:02

Bộ máy quản trị trong mỗi doanh nghiệp luôn được xem như đầu não đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt trong môi trường lao động hiện đại, các vị trí quản trị ngày càng thể hiện được sức mạnh trong gây dựng văn hóa doanh nghiệp và tinh thần làm việc của nhân viên. Một trong những vị trí quan trọng không thể không nhắc đến là Chief Operating Officer. Vậy Chief Operating Officer là gì? Chức vụ này có gì đặc biệt? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây của vieclam88.vn nhé!

1. Chief Operating Officer là gì?

1.1. Khái niệm Chief Operating Officer 

Trong doanh nghiệp, vị trí giám đốc điều hành không còn xa lạ với những ai đã tham gia môi trường làm việc chuyên nghiệp. Chief Operating Officer chính là vị trí điều hành và còn được biết đến với tên viết tắt COO. Thông thường, vị trí CEO được xuất hiện nhiều hơn trong các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp hoặc thường xuyên được nhắc đến, biết đến thông qua các bài báo, các ấn phẩm doanh nghiệp phát hành. 

Tìm hiểu chung về Chief Operating Officer
Tìm hiểu chung về Chief Operating Officer

Tuy nhiên, có thể khẳng định vị trí COO cũng không kém phần quan trọng. Đặc biệt, với những doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc các tập đoàn, việc chỉ có 1 giám đốc điều hành CEO là không đủ. COO sẽ song hành cùng CEO trong giám sát, quản lý các hoạt động vận hành, tổ chức của doanh nghiệp. Thêm vào đó, khi phát sinh các vấn đề, sự cố COO cũng sẽ thông báo cho CEO nắm rõ và báo cáo lại tiến độ làm việc của tổ chức cho CEO. 

1.2. Phân biệt Chief Operating Officer và Chief Executive Officer

Như đã đề cập trong phần đầu tiên của bài viết, vị trí COO không quá quen thuộc bởi chỉ những doanh nghiệp có quy mô từ lớn đến cấp tập đoàn mới cần vị trí này. 

Tuy đều là vai trò điều hành doanh nghiệp nhưng COO chỉ phụ trách quản lý các cán bộ cấp cao trong doanh nghiệp, còn CEO phụ trách toàn bộ các nội dung công việc của công ty. Có thể hiểu nếu trong một tập đoàn, CEO là tổng giám đốc thì COO là phó tổng giám đốc. 

COO dưới quyền CEO
COO dưới quyền CEO 

COO vừa giúp hoạt động vận hành của doanh nghiệp quy củ hơn, vừa giúp CEO thuận lợi kiểm soát các tiến trình làm việc, vấn đề của các phòng ban. Thêm vào đó, tại những doanh nghiệp có quy mô lớn vị trí COO là vô cùng cần thiết để giúp CEO giảm bớt gánh nặng và áp lực công việc.

2. Trách nhiệm của Chief Operating Officer trong điều hành doanh nghiệp 

2.1. Những quyền và nghĩa vụ của Chief Operating Officer 

2.1.1. Tổ chức và điều hành khi doanh nghiệp thực thi các chiến lược dài hạn 

Bên cạnh việc hỗ trợ CEO trong công tác quản lý và vận hành doanh nghiệp, vị trí COO cũng có những nhiệm vụ và trách nhiệm riêng. Để doanh nghiệp phát triển, COO sẽ lên kế hoạch, đóng góp ý kiến và chỉ đạo các lãnh đạo dưới quyền làm việc. Khinh nhận được các quyết định của CEO, COO cũng sẽ truyền đạt lại với các cấp lãnh đạo dưới quyền để các nhân viên trong doanh nghiệp đều nắm được thông tin. 

COO điều hành doanh nghiệp thực hiện các chiến lược
COO điều hành doanh nghiệp thực hiện các chiến lược 

Việc thực thi các chiến lược dài hạn không chỉ dừng lại ở việc phổ biến chiến lược mà còn phải thường xuyên đốc thúc, kiểm tra các phòng ban. COO sẽ tổng hợp và theo dõi từ các báo cáo của những lãnh đạo thuộc các bộ phận khác nhau để đánh giá tính khả thi của chiến lược, xác định được nguồn nhân lực, vật lực doanh nghiệp cần tăng, giảm để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Tại những tập đoàn lớn, doanh nghiệp sẽ phải đi đúng theo định hướng và kế hoạch để phát triển dài hạn và cạnh tranh với những đối thủ trong nhóm ngành. 

2.1.2. Chịu trách nhiệm pháp lý trong các hoạt động kinh tế, hành chính

Trong thời gian hoạt động, phát triển các doanh nghiệp không thể thiếu những hoạt động đầu tư, hoặc có những lần thất bại thua lỗ. Xét theo từng thời kỳ và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, COO sẽ cùng CEO chịu trách nhiệm pháp lý hoặc đơn phương chịu trách nhiệm pháp lý với từng loại hình công tác của doanh nghiệp. 

Điều này đòi hỏi COO phải có thời gian tìm hiểu, nắm vững các yêu cầu của pháp luật đối với những hoạt động kinh doanh, đầu tư khác nhau. Việc hiểu biết về luật pháp sẽ giúp COO và doanh nghiệp phát triển một cách vững vàng hơn và bảo vệ được người lao động.

2.1.3. Kiểm soát doanh nghiệp và thực hiện nhiệm vụ CEO giao

COO sẽ là người trực tiếp kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc của các phòng ban trong doanh nghiệp. 

COO thực hiện các nhiệm vụ CEO giao và kiểm soát doanh nghiệp
COO thực hiện các nhiệm vụ CEO giao và kiểm soát doanh nghiệp

Để doanh nghiệp vận hành được hiệu quả, COO sẽ xây dựng những bộ quy tắc để xử lý các vấn đề trong doanh nghiệp, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Thêm vào đó, các chính sách của công ty cũng sẽ được COO góp ý, sửa đổi trong trường hợp nhân sự trong công ty có biến động, kiến nghị. 

Nhìn chung, CEO vẫn sẽ là cấp trên của COO và có quyền giao nhiệm vụ có COO. Chính vì vậy COO bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân cũng sẽ phải hoàn thành những nhiệm vụ của CEO yêu cầu. 

2.2. Những yêu cầu của vị trí Chief Operating Officer 

Với một vị trí như COO, những yêu cầu trong tuyển dụng cũng sẽ có phần khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với những vị trí quản trị cấp trung khác.

2.2.1. Kiến thức chung về lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động 

Nhiều ý kiến cho rằng, càng ở những vị trí quản trị cấp cao càng không cần nhiều kiến thức, chỉ cần kỹ năng là đủ. Tuy nhiên chúng tôi không đồng tình với quan điểm này. 

Những nhà quản trị cấp cao như CEO và COO bắt buộc phải có kiến thức chung về kinh tế vĩ mô, nắm bắt được các biến động thị trường. Và đặc biệt trên tất cả, họ phải hiểu về lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động, nắm được nhu cầu thị trường và dự đoán được thị trường trong tương lai gần. 

COO phải có kiến thức về lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động
COO phải có kiến thức về lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động

Thêm vào đó, họ cũng sẽ phải góp ý cho cấp dưới khi thực hiện các chiến lược kinh doanh. Chính vì vậy, kiến thức về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. 

2.2.2. Khả năng lãnh đạo và hoạch định chiến lược 

Đã là nhà quản trị thì khả năng lãnh đạo là khả năng đầu tiên cần phải có. Kỹ năng lãnh đạ nằm ở nhiều góc độ, từ cách hành xử, lời nói, cách thưởng phạt cũng tựu chung thành khả năng lãnh đạo. 

COO tiếp xúc với các phòng ban nhiều hơn CEO, do đó, kỹ năng lãnh đạo và thái độ ứng xử, xử lý tình huống của COO cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của các nhân viên. Việc có một COO hiểu biết, có khả năng truyền cảm hứng cũng sẽ khiến các nhân viên thêm gắn bó và thêm yêu doanh nghiệp. 

Các chiến lược của doanh nghiệp sẽ do COO góp phần xây dựng
Các chiến lược của doanh nghiệp sẽ do COO góp phần xây dựng

Về hoạch định chiến lược, một doanh nghiệp, một tập đoàn muốn phát triển luôn phải tính chiến lược xa, cũng như xây dựng được một nguồn lực khủng về tài chính. COO sẽ cùng CEO và các nhà quản trị cấp cao xây dựng các chiến lược trong tương lai. Đây cũng là một trong những kỹ năng thể hiện rõ COO sẽ làm một nhà lãnh đạo tốt. 

Kết lại, vị trí COO tuy không quá quen thuộc trong nghe, nhìn nhưng thực chất là một vị trí không thể thiếu, đặc biệt trong các doanh nghiệp quy mô lớn. Mong rằng với bài viết trên của vieclam88.vn, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi Chief Operating Officer là gì? cũng như có thêm được những kiến thức, thông tin về vị trí này. Nếu bạn quan tâm đến các vị trí trong doanh nghiệp hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé! Tạm biệt và hẹn gặp lại!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: