Chế độ kế toán là gì? Sự khác nhau giữa các chế độ kế toán

Icon Author Lê Kiều Anh

Ngày đăng: 2021-06-03 15:09:08

Doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cần phải thực hiện tổ chức kế toán theo chế độ được quy định theo pháp luật Việt Nam. Vậy chế độ kế toán là gì? Tại sao phải áp dụng chế độ kế toán đúng theo mô hình doanh nghiệp. Để trả lời được những thắc mắc xung quanh chế độ kế toán hãy tham khảo hết bài viết này.

1. Chế độ kế toán là gì?

1.1. Khái niệm về chế độ kế toán

Chế độ kế toán là một bộ tập hợp đầy đủ, chi tiết về quy định và hướng dẫn thực hiện trong kế toán được ban hành bởi Bộ Tài chính căn cứ theo luật kế toán của Nhà nước Việt Nam.

Chế độ kế toán là gì?
Chế độ kế toán là gì?

Chế độ kế toán là văn bản pháp luật của Nhà nước dành cho doanh nghiệp, đơn vị hành chính về lĩnh vực kế toán. Các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức hoạt động kinh doanh phát sinh các vấn đề kế toán đều phải thực hiện theo pháp luật.

Xem thêm: Kế toán nhập liệu là gì? Tìm hiểu từ A đến Z vị trí kế toán nhập liệu

1.2. Đặc điểm của chế độ kế toán

Là một văn bản theo pháp luật, chế độ kế toán được ban hành theo các khoản mục, điều khoản rõ ràng cho từng vấn đề tại đơn vị, doanh nghiệp.

Hiện nay, có 5 chế độ khác nhau dành cho 5 loại hình doanh nghiệp, đơn vị được chia như sau:

- Các đơn vị bảo hiểm hiểm tiền gửi Việt Nam áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 177 ban hành năm 2015 của Bộ tài chính

Đặc điểm của chế độ kế toán
Đặc điểm của chế độ kế toán

- Thông tư 107 đang được áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay

- Các doanh nghiệp siêu nhỏ, thường là doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhỏ có dưới 10 người lao động và daonh thu chưa đến 3 tỷ hàng năm, kế toán áp dụng theo thông tư 132/ 2018

- Thông tư 133 của Bộ tài chính năm 2016 dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được dùng khá phổ biến ở Việt Nam

- Một thông tư được dùng nhiều nhất nữa là thông tư 200 năm 2014 của Bộ tài chính ban hành.

Hai loại chế độ thông tư 133 và thông tư 200 không có nhiều đặc thù chuyên ngành riêng nên được sử dụng chủ yếu tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Tìm hiểu thêm về Chính sách kế toán là gì? Những điều cần biết về chính sách kế toán

1.3. Ý nghĩa của chế độ kế toán

Chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành nhằm mục đích hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nội quy kế toán theo đúng mẫu đã đưa ra, theo chuẩn mực chung nhằm đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chế độ kế toán
Ý nghĩa của chế độ kế toán

Hàng năm, tất cả các doanh nghiệp đều phải gửi bảo báo cáo tài chính của mình lên cơ quan Nhà nước, để có góc nhìn vĩ mô thuận tiện, các bản báo cáo phải đúng theo mẫu. Điều này là cơ sở để đánh giá chung tình hình kinh tế trên cả nước, để những chuyên gia kinh tế phân tích có hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, nguồn tài nguyên chính của Nhà nước đến từ khỏa thuế của doanh nghiệp, có chế độ luật pháp rõ ràng là cơ sở để thu thuế từ các doanh nghiệp.

Tải về ngay biên bản bàn giao công việc kế toán chuẩn nhất!

2. Nội dung của chế độ kế toán

Trong mỗi thông tư được ban hành đều có chi tiết các nội dung liên quan đến quy định chung, tài khoản sử dụng trong kế toán, quy định về trình bày báo cáo tài chính, các phương thức ghi chép lưu sổ kế toán và cách tổ chức thực hiện trong doanh nghiệp.

- Phần quy định chung của mỗi thông tư sẽ bao gồm đối tượng được áp dụng, phạm vi áp dụng, các quy định về tiền tệ khác nhau. Văn bản thể hiện rõ những quyền lợi, nghĩa vụ trong kế toán của doanh nghiệp khi chọn chế độ kế toán.

Nội dung quy định của chế độ kế toán
Nội dung quy định của chế độ kế toán

- Phần tài khoản trong kế toán. Hệ thống tài khoản của công ty sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mà doanh nghiệp đang sử dụng. Đa phần các tên gọi, số tài khoản quy đổi trong kế toán đều dành cho từng loại riêng.

Trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau khó có thể quy chung về loại tài khoản giống nhau hoàn toàn được. Sẽ có những tài khoản riêng, được quy định trong chế độ kế toán.

Ví dụ: Trong thông tư 200, hàng tồn kho doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Bút toán kết chuyển trị giá của công cụ dụng cụ, đầu kỳ ghi:

Nợ tài khoản 611 – Có tài khoản 153

Như, là kế toán trong doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được thông tư đang sử dụng của công ty.

- Nội dung phần báo cáo tài chính cxung được quy định rõ ràng với các tài khoản kết chuyển, thực hiện các báo cáo theo mẫu đề cập đến. Trong thông tư quy định về nội dung báo cáo, các loại báo cáo cần phải lập cho doanh nghiệp vào cuối năm, và đơn vị cần phải nộp các loại báo cáo.

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin và vai trò của kế toán quản trị là gì?

3. Sự khác nhau giữa 2 chế độ kế toán phổ biến cho doanh nghiệp

Thông tư 200 áp dụng với toàn bộ doanh nghiệp, không bị giới hạn thuộc mọi lĩnh vực khác nhau. Thông tư 133 thì danh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trừ các đơn vị, hay doanh nghiệp Nhà nước được quy định riêng trong chế độ khác. Vậy điểm khác nhau giữa 2 chế độ thông tư này là gì?

- Đối tượng áp dụng chế độ khác nhau giữa 2 thông tư

Thông tư 200 áp dung cho mọi loại doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi thông tư 133 chỉ dành cho doanh nghiệp vừa, nếu doanh nghiệp lớn có doanh thu trên 100 tỷ đồng thì bắt buộc phải áp dụng thông tư 200. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chọn chế độ TT133 hay TT200 để sử dụng.

Thông tư 133 về chế độ kế toán
Thông tư 133 về chế độ kế toán

- Cách chuyển đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam khi ghi chép sổ và lên báo cáo tài chính

Thông tư 133: Chuyển đổi đổi tiền theo tỷ giá trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại mà công ty đang thực hiện giao dịch.

Thông tư 200: Quy đổi ra tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế cuối kỳ tại ngân hàng giao dịch nhiều nhất.

Nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến ngoại tệ sẽ phát sinh chênh lệch lãi lỗ khi quy đổi tiền tệ, điều này ảnh hưởng lớn đến các thống kê báo cáo tài chính.

- Khác nhau về các tài khoản sử dụng

+, Kế toán bằng tiền trong thông tư 200 xuất hiện tài khoản 1113, 1123 liên quan đến vàng tại doanh nghiệp

+, Tài khoản các loại thế chấp, ký quỹ, ký cược ở TT200 là TK 244 còn TT133 là TK 1386

+, Thông tư 133 không có danh mục hàng hóa lưu trữ tại kho bảo thuế như thông tư 200

Thông tư 200 về chế độ kế toán
Thông tư 200 về chế độ kế toán

+, Tài khoản 3385 và 3386 khác nhau về tính chất bảo hiểm thất nghiệp cũng như cổ phần hóa

+, Thông tư 200 có tính phát sinh chênh lệch tỉ giá hối đoái

+, Việc trích lập dự phòng hay ký quỹ được đưa về các tài khoản khác nhau tại 2 thông tư này

+, Phần hạch toán giảm trừ doanh thu trong TT200 là TK 521 còn TT133 là TK 511

- Khác nhau về mục báo cáo tài chính

Theo luật doanh nghiệp quy định có nhiều mẫu thực hiện báo cáo tài chính khác nhau dành cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động liên tục phải nộp các mẫu báo cáo khác với các doanh nghiệp không hoạt động liên tục.

Các mẫu báo cáo có thể khác nhau nhưng vẫn phải bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối tài khoản của công ty.

Đối với thông tư 200 danh cho các doanh nghiệp lớn, nhiều hoạt động kinh tế diễn ra liên tục cần phải có thêm các báo cáo vào giữa niên độ kế toán. Trong khi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít hoạt động hơn chỉ cần báo cáo vào cuối năm.

Điểm khác nữa giữa 2 thông tư là nơi cần phải nộp báo cáo tài chính. Theo thông tư 200, các doanh nghiệp cần phải nộp cho Bộ tài chính về các báo cáo của công ty.

Như vậy, hiểu được khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của chế độ kế toán là có thể trả lời được câu hỏi chế độ kế toán là gì? Doanh nghiệp phải biết, hiểu chế độ kế toán mới có thể hoạt động được bền vững.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: