Cạnh tranh lành mạnh là gì? Thúc đẩy phát triển bằng sự cạnh tranh

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2020-03-20 19:25:46

Cạnh tranh lành mạnh thường diễn ra nhiều trong kinh doanh, trong thể thao, trong quá trình học tập, làm việc và cả trong sự chinh phục của tình yêu đôi lứa. Vậy liệu bạn đã hiểu rõ về cạnh tranh lành mạnh là gì? Cùng vieclam88.vn tìm hiểu về cạnh tranh lành mạnh là gì? Những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp bằng sự cạnh tranh lành mạnh?

1. Câu trả lời hoàn hảo nhất cho cạnh tranh lành mạnh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh là cụ từ được rất nhiều người nhắc đến mỗi khi tổ chức trò chơi, những giải đấu, những cuộc đua, … Trong từng hoạt cảnh cụ thể thì cạnh tranh lành mạnh được hiểu với những định nghĩa cụ thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, cạnh tranh lành mạnh đó là cạnh tranh với tinh thần Fair Play – chơi đẹp – người tham gia không thực hiện những hành vi xấu ảnh hưởng đến danh dự, hay những khả năng cạnh tranh của đối thủ với mình.

Câu trả lời hoàn hảo nhất cho cạnh tranh lành mạnh là gì?
Câu trả lời hoàn hảo nhất cho cạnh tranh lành mạnh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh trái ngược hoàn toàn với cạnh tranh không lành mạnh. Những người tham gia sẽ tìm mọi cách để dành chiến thắng bao gồm cả những hành động gây suy đồi về đạo đức, hành động phạm phạm pháp, chơi xấu, … chính là hành động cạnh tranh không lành mạnh.

Trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh phức tạp hơn nhiều, cạnh tranh lành mạnh được xác định khi những doanh nghiệp tham gia đáp ứng được những yếu tố sau:

- Đáp ứng những tiêu chuẩn về số lượng: Đó là số lượng doanh nghiệp tham gia đủ lớn, mức độ tiềm lực giữa các doanh nghiệp tương xứng nhau, không có doanh nghiệp nào mạnh vượt bậc có thể chi phối những doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp tham gia xác định rõ ràng về định mức giá cả và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Không tạo ra những trở ngại cho đối thủ cũng như trở ngại gia nhập với những thành viên mới.

- Cạnh tranh lành mạnh là sử dụng những hành vi đạt tiêu chuẩn về đạo đức, luật pháp, không sử dụng các chiến thuật lôi kéo đồng minh, chơi xấu đối thủ hay thực hiện những chênh lệnh lớn về giá cả sản phẩm, lũng đoạn thị trường.

Cạnh tranh lành mạnh là sử dụng những hành vi đạt tiêu chuẩn về đạo đức
Cạnh tranh lành mạnh là sử dụng những hành vi đạt tiêu chuẩn về đạo đức

Nhìn chung, trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh thể hiện mong muốn của các doanh nghiệp về một môi trường kinh doanh đúng mực, lành mạnh, công bằng. Đa phần, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh thì các doanh nghiệp thường tìm tới một trọng tài chung cho sân chơi của mình. Cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh giúp đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, phát huy những tiềm năng vốn có của mình đặc biệt là tạo ra môi trường kinh doanh năng động, hấp dẫn.

Xem thêm: Việc làm kinh doanh

2. Những điều kiện tác động đến cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh

Cạnh tranh là một yếu tố nền tảng và thiết yếu trong kinh doanh. Nó nói chung được xem là một điều tích cực, xúc tác các các nhân, các doanh nghiệp có thể phát triển đạt đến mức cao hơn, nó tạo ra những động lực và hiệu suất làm việc tích cực. Cạnh tranh trong kinh doanh cũng có ý nghĩa quan trọng cho việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đó cung như thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó sẽ đem lại những điều ngược lại. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh với nhau.

Những điều kiện tác động đến cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh
Những điều kiện tác động đến cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh

Điều gì tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và lành mạnh trong kinh doanh? Nguyên nhân của cạnh tranh không lành mạnh và lành mạnh chịu tác động bởi những yếu tố mà chủ yếu là do những xuất phát từ các nguyên nhân sâu xa sau:

2.1. Những điều dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh

Sự hạn chế về số lượng, mong muốn trở nên đặc biệt và khát khao chiến thắng. Thực tế là như vậy, tất cả mọi giá trị, vật chất, giải thưởng, … trên đời đều có giới hạn của nó, và cạnh tranh không lành mạnh diễn ra khi người tham gia mặc định trong đầu về sự hạn chế của thành công hoặc những thành tích họ sẽ đạt được đó. Sự “khan hiếm” đã thúc đẩy sự sợ hãi thua cuộc, nó làm cho con người có khát khao chiến thắng và luôn suy nghĩ theo kiểu: “Tôi phải chiến đấu để có được nguồn lợi đó nếu không người khác sẽ lấy mất và tôi không được hưởng bất kỳ lợi ích nào.

Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh cũng được bắt nguồn từ khát khao muốn mọi người xung quanh xác nhận, chấp nhận và chú ý đến họ. Người tham gia thường có chiều hướng nghi ngờ khả năng của bản thân từ đó thúc đẩy mong muốn nhận được sự chú ý từ người khác, sự công nhận từ họ, dần rà cái tôi lớn hơn buộc họ phải làm mọi cách để chứng minh bản thân mình trong đó có cả những cách không văn minh nhất. Nền tảng yếu hơn trong việc nghi ngờ chính khả năng của mình sẽ tác động tiêu cực đến khả năng thực hiện và cạnh tranh ở một yêu cầu cao hơn. Đồng thời, sẽ khiến họ rất tập trung vào bản thân đến nỗi quên mất tổ chức, doanh nghiệp hoặc cộng đồng rộng lớn hơn.

Khát khao muốn trả thù và hủy hoại người khác: Cạnh tranh có thể trở nên không lành mạnh hơn khi nó hướng tới việc hủy hoại người khác. Nó được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, nhưng một điều khác để bắt đầu tích cực phá hoại hiệu suất của người khác. Ý chí xấu xa và hoạt động phá hoại này không chỉ làm tổn thương người khác mà còn ăn vào cốt lõi của người hoặc thực thể đó.

 Những điều dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh
 Những điều dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh

Khát khao phải chiến thắng bằng mọi cách. Cạnh tranh không lành mạnh đặt toàn bộ trọng tâm của mình vào kết quả của vấn đề, thay vì xác định đến những yếu tố liên quan như hành trình để đạt được kết quả đó, những mất mát có thể diễn ra, … Họ luôn lấy chiến thắng là cái đích cuối cùng để hướng đến của mình. Từ đó thúc đẩy mọi suy nghĩ và hành động bằng mọi cách để thực hiện được mục đích đó. Nó cũng có thể thúc đẩy ý tưởng rằng một người hoặc một nhóm phải thực hiện bất cứ điều gì cần thiết để có được thành công. Tâm lý này sau đó có thể dẫn đến tất cả các loại quyết định xấu và thực hành phi đạo đức sau đó.

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng cạnh tranh lành mạnh

Ngược lại cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh lành mạnh có những định hướng khác biệt sau:

Thúc đẩy toàn bộ lĩnh vực hoặc tổ chức: Cạnh tranh lành mạnh tập trung vào những ý định lớn hơn đó là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc cho một tổ chức. Trong đó, những cá nhân sẽ tham gia và sử dụng khả năng của mình để đạt được những kết quản, những điều mới mẻ cho doanh nghiệp, cho tổ chức để từ đó làm nền tảng mở rộng tiềm năng của mọi người.

Phát huy những ưu điểm của các cá nhân: Cạnh tranh không lành mạnh thường định hướng nhiều hơn đến lợi ích cá nhân, tiền, vinh quan của chính mình. Hay sử dụng sự cạnh tranh để đẩy bản thân lên một cấp độ mới. Trong khi các đối thủ, doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh thường ít quan tâm đến điều này, họ quan tâm đến những lĩnh vực mới, quan tâm đa diện hơn so với việc tập trung quan tâm vào những lợi ích cá nhân. Họ cùng nhau tìm ra điểm chung, đồng nhất, gần giống nhau trong kinh doanh để tạo nên chiến thắng cho tổ chức. Họ chiến thắng và vấn phát triển vì họ đồng nhất, thống nhất mà không cần nói ra với nhau, họ tạo cơ hội cho đồng đội mình phát huy thế mạnh của bản thân.

Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng cạnh tranh lành mạnh
Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng cạnh tranh lành mạnh

Khi tôi nghĩ về một số sự kiện cạnh tranh lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đối với tôi, dường như có một sự thống nhất gần như không nói ra với nhau về các cá nhân tham gia và các đội cùng nhau - một cảm giác về các giá trị được chia sẻ.  Những thứ như sự kiên trì, danh dự, công bằng và toàn vẹn. Chắc chắn, chúng ta có thể có thể nghĩ đến các ngoại lệ cho điều này (tình huống mà các giá trị bị bỏ qua) nhưng thực tế, với hầu hết các nhân tố thúc đẩy thì cạnh tranh lành mạnh nhấn mạnh lý tưởng lớn hơn so với lợi ích cá nhân của một cá nhân hoặc nhóm cụ thể nào đó trong toàn doanh nghiệp. .

Hành trình sẽ cùng với kết quả, trái ngược với cạnh tranh không lành mạnh, môi trường cạnh tranh hiệu quả nhất nhận ra giá trị của hành trình.  Thay vì tập trung vào mục tiêu cuối cùng, họ thu hút sự chú ý vào sự học hỏi và trí tuệ đạt được trong suốt quá trình đạt được điều đó.

Đọc thêm: Fraud là gì?

3. Làm sao để thúc đẩy cạnh tranh văn phòng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp?

Cạnh tranh có thể gây ra những xung đột những đồng thời nó cũng tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong tổ chức của bạn sẽ giúp bạn thu được những kết quả nhất định cho sự phát triển doanh nghiệp. Bạn có thể áp dụng những cách thức sau:

3.1. Định hướng và tạo ra những tranh luận lành mạnh

Cạnh tranh có thể tạo ra xung đột giữa và giữa các nhân viên. Chạy đua để chiến thắng trong khi các nguồn lực hạn chế có thể gây ra căng thẳng. Tuy nhiên, khi các thành viên trong nhóm hiểu cách tranh luận lành mạnh và chia sẻ ý kiến ​​của họ một cách cởi mở, cạnh tranh sẽ trở thành chất xúc tác cho sự đổi mới và cải tiến. Để làm được điều này bạn cần phải định hướng những tạo ra sự lạnh mạnh và thúc đẩy tranh luận trong cuộc họp hay trong phát triển doanh nghiệp.

Định hướng và tạo ra những tranh luận lành mạnh
Định hướng và tạo ra những tranh luận lành mạnh

Nếu như các thành viên trong nhóm không nói lên ý kiến ​​thực sự của mình hoặc giữ một trách trách nhiệm và năng lực cơ bản chỉ để hoàn thành nhiệm vụ thì họ sẽ hạn chế hoặc không đưa ra bất kỳ bình luận tiêu cực nào của cá nhân có thể gây ra xung đột với đồng đội của họ. Điều này nguy hiểm về chất lượng của cuộc thảo luận cũng như đóng góp cho sự phát triển lâu dài.

3.2. Đề ra những phần thưởng cho cá nhân xuất sắc

Không có gì làm mất lòng những nhân viên giỏi nhất của bạn hơn là để họ cảm thấy rằng bạn không đánh giá cao sự cố gắng, sự nỗ lực và năng lực của chính họ. Nếu bạn thưởng cho tất cả nhân viên của mình theo cùng một cách, thì tại sao mọi người phải làm việc chăm chỉ để tạo sự khác biệt? Nếu không không có những khác biệt rõ rệt trong phần thưởng để phân định rõ ràng cá nhân xuất sắc và cá nhân trung bình thì phần thường của bạn sẽ là bình thường, không tạo ra động lực cho sự phát triển.

Tham khảo: Associate là gì?

3.3. Đặt ra những mục tiêu dài hạn

Đặt ra những mục tiêu dài hạn để nhân viên cấp dưới của bạn không chỉ phải cố gắng để cạnh tranh với những cá nhân trong tổ chức, với những tổ chức khác mà họ còn phải cạnh tranh với những kỷ lục của chính họ trong quá khứ. Điều này giúp thúc đẩy những mong muốn của bản thân đạt được những doanh thu cao hơn trong công việc.

Những mục tiêu dài hạn được đề ra cũng là cách để bạn xác định rõ ràng từng bước đi và từng nấc thang cần đạt được cho nhân viên cấp dưới của mình. Kết quả cuối cùng của họ đạt được có thể không đáp ứng được yêu cầu đề ra nhưng nó đã giúp họ cố gắng để nâng tầm bản thân. Và để những nhân viên của bạn bây giờ không phải những nhân viên trình độ bình thường như vài ba năm trước nữa.

3.4. Đưa ra phản hồi hiệu suất trung thực

Món quà tuyệt vời nhất bạn có thể tặng cho nhân viên của mình là ý kiến ​​trung thực của bạn về công việc của họ. Đánh giá nhân viên cấp dưới bằng sự trung thực khi họ làm tốt và phê phán khi họ không đạt được yêu cầu sẽ là cách để thúc đẩy sự cạnh tranh với chính mình trong họ.

Đưa ra phản hồi hiệu suất trung thực
Đưa ra phản hồi hiệu suất trung thực

Nhân viên cần cả phần thưởng và kết quả đạt được khi thực hiện tốt công việc của mình. Một môi trường bị sai lệch nhiều vì quá tích cực hoặc tiêu cực sẽ dẫn đến rối loạn chức năng. Vì lẽ, hầu hết các nhân viên muốn được công nhận, trở thành thành viên của một độ mạnh và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Và để làm được điều này họ phải nhận được những phản hồi về hiệu suất công việc của họ.

Cạnh được hiểu đơn giản là những hành động văn minh, là không chơi xấu đối thủ của mình để giành được thắng lợi. Trong kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh thể hiện mong muốn của các doanh nghiệp về một môi trường kinh doanh đúng mực, lành mạnh, công bằng. Cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo ra những động lực thúc đẩy năng lực, sự cố gắng và các kỹ năng của nhân viên từ đó đêm đến sự thịnh vượng và phát triển doanh nghiệp. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ cạnh tranh lành mạnh là gì cùng những thông tin hữu ích khác cho mình. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: