Cán bộ công chức là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa hai đối tượng này

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-12-08 10:08:19

Chúng ta vẫn thường nghe thấy cụm từ “cán bộ công chức” trong các thông báo hay chương trình phát thanh chính sách pháp luật. Bởi vì tần suất được đặt cạnh nhau rất nhiều nên nhiều người vẫn lầm tưởng rằng hai khái niệm này là tương đương nhau. Tuy nhiên, trên thực tế hai khái niệm cán bộ và công chức vẫn có những điểm khác nhau nhất định. Vậy cán bộ công chức là gì? Cùng làm rõ hai khái niệm cán bộ và công chức cùng với sự khác nhau giữa hai vai trò này trong bài viết hôm nay nhé!

1. Hiểu đúng về từng khái niệm Cán bộ công chức là gì?

Rất nhiều người đang hiểu lầm rằng cán bộ công chức là một vai trò, một tầng lớp làm việc trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, giữa cán bộ và công chức vẫn tồn tại những sự khác biệt nhất định về nhiều phương diện, chẳng hạn như nơi công tác, hình thức làm việc, quyền hạn... 

Tìm hiểu về khái niệm cán bộ công chức
Tìm hiểu về khái niệm cán bộ công chức

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự khác nhau này. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần hiểu rõ về hai khái niệm cán bộ và công chức qua những thông tin được chia sẻ ngay sau đây!

1.1. Cán bộ được hiểu như thế nào?

Cán bộ trước tiên là những công dân nước Việt Nam được nhân dân tin tưởng bầu cử và đại biểu cho nhân dân, hoặc là một cá nhân được bổ nhiệm giữ một chức danh, chức vụ nào đó trong một hay nhiều nhiệm kỳ từ người hoặc đơn vị có thẩm quyền. Cán bộ nằm trong biên chế nhà nước và nhận lương bổng từ ngân sách nhà nước.

Ví dụ tiêu biểu nhất về cán bộ đó là đội ngũ cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn mà chúng ta chắc chắn đã nhiều lần tiếp xúc, chẳng hạn như Bí thư xã, Chủ tịch UBND xã, Phó bí thư Đảng ủy… Những cán bộ này do dân bầu và sẽ giữ chức vụ theo nhiệm kỳ. Hết mỗi kỳ, một đợt bầu cử cán bộ mới sẽ được tiến hành.

Cán bộ cấp xã phường thị trấn
Cán bộ cấp xã phường thị trấn

Cán bộ cấp xã, huyện… đều là công dân Việt Nam, có đủ năng lực về chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức, và được sắp xếp vị trí công tác theo đúng chuyên môn của bản thân. Cán bộ các cấp đều được hưởng chính sách lương từ nhà nước 

Đồng thời, đội ngũ cán bộ các cấp cũng thường xuyên tham gia những khóa học đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, cũng như tư tưởng cách mạnh và rèn luyện, học tập noi theo tấm gương đạo đức của Bác.

Đôi khi cán bộ cũng sẽ được luân chuyển hay điều động để thực hiện một nhiệm vụ nào đó theo sự chỉ đạo của cơ quan Đảng và Nhà nước. Cán bộ cần phải được luân chuyển một cách hợp lý,  đúng người đúng người đúng việc.

1.2. Công chức được hiểu như thế nào?

1.2.1. Khái niệm công chức

Cũng giống như cán bộ, tiêu chí đầu tiên của một công chức đó là công chức phải là công dân Việt Nam. Công dân có thể thi tuyển công chức, hoặc được bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ hoặc chức danh phù hợp với chuyên môn của mình trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội các cấp.

Công chức phải là công dân Việt Nam
Công chức phải là công dân Việt Nam

Công chức cũng có thể công tác trong các cơ quan, đơn vị quân đội, hay các cơ quan Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan công an, quân đội. Hoặc công chức cũng có thể là những người công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức lương và trợ cấp dành cho công chức sẽ được trích ra từ quỹ lường của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ngân sách của nhà nước theo đúng quy định về tiền lương dành cho đối tượng này.

1.2.2. Phân loại công chức

Việc phân loại công chức có ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương và chính sách trợ cấp đối với đối tượng là công chức làm việc trong nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Công chức có thể được phân loại dựa trên những tiêu chí như sau:

- Phân loại theo trình độ đào tạo: Bao gồm các nhóm công chức loại A (trình độ đại học trở lên, công chức loại B (trình độ ở bậc cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp), công chức loại C (trình độ sơ cấp) và công chức loại D (trình độ dưới sơ cấp).

Có bốn loại công chức khi phân loại theo trình độ đào tạo
Có bốn loại công chức khi phân loại theo trình độ đào tạo

- Phân loại theo ngạch chuyên môn, có tất cả 18 nhóm công chức, bao gồm:  Công chức ngành hành chính – sự nghiệp, Công chức ngành thanh tra, Công chức ngành lưu trữ, Công chức ngành ngân hàng, Công chức ngành hải quan, Công chức ngành tài chính, Công chức ngành tư pháp, Công chức ngành giáo dục, đào tạo, Công chức ngành nông nghiệp, Công chức ngành kiểm lâm, Công chức ngành y tế, Công chức ngành xây dựng, Công chức ngành khí tượng thủy văn, Công chức ngành văn hóa – thông tin, Công chức ngành thủy lợi, Công chức ngành khoa học kỹ thuật, Công chức ngành thể dục, thể thao và Công chức ngành dự trữ quốc gia.

- Phân loại theo vị trí công tác: Bao gồm công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn nghiệp vụ.

1.2.3. Đặc điểm của công chức

Mỗi công chức sẽ đảm nhiệm một công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của họ. Trong quá trình công tác, họ cũng được trao cho một số quyền hạn nhất định, tuy nhiên chỉ giới hạn trong phạm vi có liên quan đến công việc mà thôi.

Công chức có một số quyền hạn nhất định
Công chức có một số quyền hạn nhất định

Công chức Nhà nước không trực tiếp tham gia lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất, nhiệm vụ chủ yếu của họ là thực hành công vụ. Họ thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước và họ cũng nhận lương bổng từ chính ngân sách nhà Nước.

Hàng năm đều có đợt thi tuyển công chức nhà nước dành cho những cá nhân muốn được vào biên chế Nhà nước. Số lượng thi tuyển sẽ dựa vào chỉ tiêu về biên chế của Nhà nước cũng như nhu cầu về nhân lực tại mỗi vị trí công việc. Ngoài ra, đối với những địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo hay những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, công chức có thể được tuyển dụng theo hình thức xét tuyển, tuy nhiên yêu cầu người công chức đó phải làm việc tối thiểu là 5 năm.

Những cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phù hợp với yêu cầu công việc bao gồm:  Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan thuộc chính phủ và Bộ, cơ quan ngang bộ, Đảng cộng sản và những những cơ quan trực thuộc Đảng, UBND cấp tỉnh…

2. Phân biệt cán bộ và công chức

Như vậy, qua những thông tin được chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã có cách hiểu chính xác về cán bộ và công chức. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ điểm khác biệt giữa hai đối tượng này thông qua một số tiêu chí như nơi công tác, nguồn gốc, tiền lương và chế độ bảo hiểm, hình thức kỷ luật…

- Về nơi công tác

Cán bộ và công chức đều sẽ làm việc trong các cơ quan thuộc Đảng và Nhà nước, cũng như các tổ chức chính trị – xã hội. Điểm khác biệt giữa hai đối tượng này đó là công chức còn có thể phục vụ trong các cơ quan, đơn vị quân đội hoặc trong những cơ quan thuộc vào bộ công an và không phải là quân nhân hay sĩ quan chuyên nghiệp. Ngoài ra, công chức còn có thể làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Về nguồn gốc

Một cá nhân chỉ có thể đảm nhiệm vai trò và công việc của cán bộ Nhà nước nếu được dân bầu cử, hoặc được cá nhân, cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm. Bên cạnh đó, cán bộ Nhà nước sẽ luôn được bầu theo nhiệm kỳ, điều này có nghĩa là nếu làm không tốt thì một cá nhân có thể sẽ bị mất chức vụ khi bước sang nhiệm kỳ mới. Chỉ những cán bộ đã được vào biên chế Nhà nước thì mới giữ nguyên chức vụ.

Cán bộ Nhà nước do nhân dân bầu cử
Cán bộ Nhà nước do nhân dân bầu cử

Công chức luôn luôn nằm trong biên chế Nhà nước và không cần mất công bầu cử. Khi một cá nhân thi đỗ công chức, người đó sẽ được bổ nhiệm vào ngạch, hoặc chức vụ chức danh tương ứng với trình độ của bản thân và được xếp vào trong biên chế Nhà nước.

Ngoài ra, công chức khác với cán bộ ở một điểm nữa đó là phải hoàn thành quá trình tập sự kéo dài 12 tháng đối với công chức loại C và đối với công chức loại D thì con số này là 6 tháng.

Cả công chức và cán bộ đều không áp dụng chế độ làm việc theo hợp đồng và đều được hưởng lương bổng , trợ cấp trích từ ngân sách Nhà nước. Riêng trường hợp công chức là lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ hưởng lương trích từ quỹ lương của đơn vị đang công tác. Đồng thời cả hai đối tượng trên đều không cần đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cán bộ công chức là gì và những điểm khác biệt về nơi công tác, nguồn gốc cũng như chế độ lương và trợ cấp dành cho hai đối tượng này. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc và giúp bạn đọc có một góc độ tiếp cận gần hơn và không còn nhầm lẫn giữa hai đối tượng này nữa.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: