Bài hướng dẫn chi tiết cách viết CV xin việc tư vấn viên

Icon Author Bùi Thị Minh Tiến

Ngày đăng: 2021-05-31 16:15:30

Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành dịch vụ, các công việc liên quan đến chăm sóc và tiếp xúc với khách hàng ngày càng nhiều, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các nhân viên tư vấn tăng cao. Vì vậy, để vượt qua mức độ cạnh tranh khốc liệt của ngành nghề này, vieclam88.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết CV xin việc tư vấn viên để giúp các bạn có một hành trình ứng tuyển thuận lợi.

CV là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong một bộ hồ sơ ứng tuyển. Một nhân viên tư vấn cần hiểu được cách viết CV sao cho thu hút và ấn tượng để nổi bật hơn giữa muôn ngàn đối thủ, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển cho bản thân.

Một bản CV xin việc tư vấn viên bao gồm những phần tương tự như CV của các ngành nghề khác, tuy nhiên, bạn cần biết một vài những chi tiết đáng nhấn mạnh, xoáy sâu đối với việc làm tư vấn viên. Một bản CV bao gồm: thông tin cá nhân, mục tiêu công việc, trình độ học vấn, kinh nghiệm công việc, kỹ năng chuyên môn, hoạt động, dự án, chưng chỉ, giải thưởng, sở thích cá nhân,...

1. Hướng dẫn cách viết Cv xin việc tư vấn viên

1.1. Thông tin cá nhân/Liên hệ

Mở đầu của một CV luôn luôn là những thông tin cá nhân thiết yếu nhất của một ứng viên và phương thức liên lạc để người tuyển dụng nắm rõ được những dữ liệu cần thiết, phân biệt họ với những người khác. Đây là phần nêu thông tin đơn giản, tuy nhiên lại cần những kỹ năng, hiểu biết đặc biệt để khiến CV gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Thông tin cá nhân trong CV.
Thông tin cá nhân trong CV.

Phần họ và tên của bạn nên được để ở cỡ chữ lớn nhất và đặt ở đầu trang CV. Bên dưới là vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển, ở đây là công việc tư vấn viên. Sau đó, tất cả các thông tin về ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, phương thức liên hệ (e-mail, số điện thoại,...) sẽ được ghi ngay phía dưới.

Ở phần này, bạn có thể đưa vào một bức ảnh của chính mình. Tuy nhiên bức hình này cần phải thật trang trọng và nghiêm túc. Một bức hình sáng láng, đẹp đẽ, chuyên nghiệp sẽ nâng cao ấn tượng của nhà tuyển dụng về phong thái cá nhân cũng như phong cách làm việc của bạn.

1.2. Mục tiêu công việc

Trong phần mục tiêu công việc, bạn phải làm nổi bật lên những định hướng đối với con đường sự nghiệp của bản thân. Mục tiêu công việc đối với một nhân viên tư vấn sẽ phải gắn liền với những gì họ đang làm hiện tại, sắp tới trong tương lai và ước mong thăng tiến xa hơn trong công việc.

Đây cũng là một trong những mục được đặt ở vị trí đầu tiên của CV, vì vậy bạn cần có những kỹ xảo lồng ghép thông tin về lợi thế nổi bật của chính mình để gây ấn tượng với người đọc.

Mục tiêu công việc tư vấn viên.
Mục tiêu công việc tư vấn viên.

Ví dụ: “Là một tư vấn viên có kinh nghiệm trong ngành bất động sản, tôi mong muốn được gia nhập vào tập đoàn W để phát triển bản thân trở thành một tư vấn viên chuyên nghiệp. Với những kiến thức chuyên sâu và tinh thần làm việc nhiệt huyết của mình, tôi tin rằng bản thân có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, thỏa mãn yêu cầu, giúp họ hiểu hơn về các thông tin bất động sản và giải quyết những vấn đề phát sinh đồng thời phát triển, đồng hành cùng công ty trong những chặng đường thăng tiến xa hơn.”

1.3. Trình độ học vấn

Mục trình độ học vấn trong CV của một tư vấn viên vô cùng quan trọng để chứng minh được những kiến thức, kỹ năng bài bản được học tập qua trường lớp của ứng viên đó. Ở phần này, bạn hãy vắn tắt những thành tựu học tập mà bạn đã đạt được trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường.

Ví dụ:

Đại học kinh tế thành phố OTP

Ngành: quản trị kinh doanh

GPA: 3.6/4, tốt nghiệp loại giỏi.

Học vấn trong CV.
Học vấn trong CV.

1.4. Kinh nghiệm công việc

Kinh nghiệm công việc là một trong những bộ phận được nhà tuyển dụng soi xét kỹ càng nhất trong một bản CV. Vì vậy, bạn cần chăm chút thật kỹ càng cho các thông tin về kinh nghiệm làm việc.

Một điều quan trọng các bạn cần lưu ý trong cv, dù bạn đã từng có kinh nghiệm trong rất nhiều công việc nhưng tuyệt đối không nên ghi vào CV những thông tin không liên quan đến công việc của một tư vấn viên. Bạn có thể liệt kê các công việc liên quan đến tư vấn và chăm sóc khách hàng để chứng minh năng lực và chuyên môn công việc của mình.

Trong trường hợp bạn là một sinh viên mới ra trường và có ít hay hầu như không có kinh nghiệm, bạn có thể đề cập đến một vài công việc tuy không trực tiếp nhưng cũng phần nào cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin về tiềm năng trở thành một nhân viên tư vấn của bạn.

Ví dụ:

Công ty bất động sản A365

Vị trí: tư vấn viên bất động sản

- Tư vấn cho khách hàng các thông tin bất động sản mà họ quan tâm.

- Tìm kiếm cách khách hàng tiềm năng, chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện có của công ty.

1.5. Kỹ năng

Một trong những mối liên kết giữa yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng và sự phù hợp của ứng viên dành cho công việc đó được thể hiện qua phần kỹ năng. Đây là phần mà bạn có thể trưng ra tất cả những ưu điểm của bản thân, về tính cách, trình độ ngôn ngữ, kỹ năng tin học, máy tính, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,...

Những phẩm chất nổi bật.
Những phẩm chất nổi bật.

Ví dụ:

- Là một người hòa đồng, thân thiện

- Chăm chỉ trong công việc, tinh thần trách nhiệm cao

- Kỹ năng ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Nhật.

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng xử lý vấn đề

- Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm

1.6. Các mục khác trong CV

Ngoài những phần chính như thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, bạn cũng có thể đưa thêm những thông tin về các hoạt động ngoại khóa bạn từng tham gia. Đây cũng là một phần bổ sung các thông tin tham khảo cho nhà tuyển dụng về tinh thần, niềm đam mê và nhiệt huyết của bạn.

Ví dụ:

Cuộc thi diễn thuyết câu lạc bộ ABC trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí minh

Chương trình tình nguyện Mùa Hè Xanh năm 2016

Phần chứng chỉ cũng sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng nếu như những chứng chỉ mà bạn đạt được đóng góp phần to lớn vào công việc sắp tới. Nếu như công việc tư vấn viên yêu cầu trình độ tin học và trình độ tiếng Anh, bạn có thể ghi như sau:

Chứng chỉ tiếng Anh trình độ C1 khung châu Âu.

Chứng chỉ tin học văn phòng IC3

Kỹ năng cần có của tư vấn viên.
Kỹ năng cần có của tư vấn viên.

Ngoài ra, CV cũng có thêm một phần sở thích để nhà tuyển dụng biết thêm thông tin về cá nhân bạn, cũng có thể vì thế mà sau này bạn sẽ được tạo điều kiện để làm việc trong môi trường, lĩnh vực mình yêu thích.

Một trong những đề mục đóng vai trò quan trọng cho độ uy tín trong chiếc CV của bạn đó là mục tham chiếu. Hãy để lại một thông tin liên hệ của một người bạn cảm thấy đáng tin cậy nhất, người có khả năng chứng minh hết mọi ưu điểm bạn ghi trong CV. Tốt nhất thì hãy tìm một anh/chị tư vấn viên có kinh nghiệm và tài giỏi để đặt liên hệ nhé, vì lúc nào người làm cùng ngành cũng sẽ có những đánh giá về năng lực làm việc chính xác và đáng tin cậy hơn đó.

1.7. Một số phẩm chất nổi bật cần nhấn mạnh trong CV tư vấn viên

Có một số phẩm chất đặc biệt mà bạn cần nhấn mạnh đối với CV của một tư vấn viên. Vì là lực lượng chính và tuyến đầu tiếp xúc với khách hàng, một tư vấn viên tương lai cần có sự kiên nhẫn và biết lắng nghe. Nếu bạn có thể chứng minh được phẩm chất này trong CV, cơ hội của bạn là rất lớn.

Một nhân viên tư vấn khách hàng phải điềm đạm, bình tĩnh lắng nghe những thắc mắc, câu hỏi của khách hàng mới có thể trả lời một cách chính xác và chỉn chu. Như vậy, không chỉ khách hàng cảm thấy hài lòng, mà bộ mặt công ty, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao.

Bên cạnh khả năng ăn nói khéo léo, nắm bắt tâm lý khách hàng và khả năng thấu hiểu cũng sẽ gây ấn tượng khi bạn muốn trở thành một tư vấn viên. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu của một tư vấn viên giỏi, để hiểu khi nào cần làm gì. Những mối quan hệ với khách hàng từ đó được chăm sóc và duy trì tốt hơn, đem lại lợi ích cho cả đôi bên.

1.8. Tham khảo mẫu CV tư vấn viên đẹp

Mẫu CV tư vấn viên.
Mẫu CV tư vấn viên.

2. Những lưu ý quan trọng khi viết CV xin việc tư vấn viên

  • Đặt tiêu đề cho Cv đúng chuẩn: kiểm tra đúng vị trí nhân viên, đúng chính tả nhất là các vị trí ứng tuyển tên tiếng Anh
  • Trình bày mục tiêu nghề nghiệp: ngắn gọn, súc tích chỉ nên viết trong 3-4 dòng nhưng vẫn phải thể hiện chính xác nội dung và đầy đủ
  • Phần kinh nghiệm làm việc: chỉ nên liệt kê các công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển kèm theo thời gian làm việc cụ thể. Tránh các công việc làm với thời gian ngắn vì các nhà tuyển dụng sẽ không thích một ứng viên nhảy việc quá nhiều
  • Sắp xếp bố cục logic hợp lý: bố cục của một Cv phải theo một trình tự nhất định, các mục phải tương xứng với nhau.
  • Các tố chất của tư vấn viên phải thể hiện rõ trong Cv: tố chất phải phù hợp với vị trí ứng tuyển: sự khéo léo, kiên nhẫn, chăm chỉ,...

Hy vọng hướng dẫn cách viết CV tư vấn viên của vieclam88.vn trên đây đã giúp các bạn giải đáp câu hỏi ghi gì, ghi như thế nào những thông tin cá nhân trong bản CV xin việc. Chúc các bạn thành công với lựa chọn nghề nghiệp của bản thân mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: