Cách viết CV xin việc nhà hàng khách sạn cực hay không nên bỏ lỡ

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-05-28 10:49:38

Ngành nhà hàng khách sạn là ngành nghề đặc thù, yêu cầu các kỹ năng liên quan đến ngoại ngữ hay các kỹ năng mềm khác nhằm phục vụ cho yêu cầu công việc nên quá trình tuyển dụng trong các ngành này cũng rất khắt khe. Để ứng tuyển vào nhà hàng khách sạn thì trước hết bạn cần có một CV xin việc ấn tượng đã. Hãy cùng vieclam88.vn đi tìm hiểu cách viết CV xin việc nhà hàng khách sạn cực chất dành cho bạn nhé!

1. Cách trình bày một CV xin việc nhà hàng khách sạn 

Trước hết, về cách viết cv xin việc nhà hàng khách sạn  bạn cần lưu ý không chỉ nằm ở nội dung mà còn thể hiện ở bố cục, font chữ, cách thiết kế màu sắc. Bởi khi cầm một chiếc CV lên thì nhà tuyển dụng sẽ để ý ngay đến bố cục và cách bạn trình bày các mục chứ chưa cần đọc nội dung bên trong. Một bố cục lộn xộn hay một chiếc CV quá rực rỡ không phải là một ý hay nếu bạn muốn nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt về bạn. Bởi vậy, việc lựa chọn một bố cục và kiểu CV rất quan trọng.

Với các công việc, vị trí liên quan đến nhà hàng khách sạn thì bạn có thể chọn một kiểu CV nhà hàng khách sạn phù hợp nhất với nền tảng của vị trí đó. 

Chọn một bố cục CV hợp lý
Chọn một bố cục CV hợp lý

Kiểu CV chức năng thể hiện tốt nhất vai trò của nó nếu bạn muốn tập trung vào các kỹ năng, phẩm chất và thành tích của mình. Định dạng này lý tưởng cho những ứng viên không có nhiều kinh nghiệm cụ thể về quản lý khách sạn hay nhà hàng, nhưng đã học được nhiều kỹ năng giúp ích và phục vụ cho công việc, chẳng hạn như các kỹ năng cụ thể như dịch vụ khách hàng, kỹ năng ghi sổ, kỹ năng dọn phòng, kỹ năng quản lý cơ sở và các khả năng quản lý khách sạn khác.

Còn dạng CV sắp xếp theo thứ tự thời gian sẽ phù hợp khi bạn đã có một quá trình làm việc dày dặn kinh nghiệm. Dạng CV này nên dùng cho các nhà quản lý khách sạn, nhà hàng đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này vì nó hiển thị nổi bật kinh nghiệm làm việc cũng như học vấn của họ. 

Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm làm quản lý hay vị trí nào trong ngành nhà hàng, khách sạn, tốt nhất bạn nên đặt kinh nghiệm việc làm ngay sau mục tiêu nghề nghiệp để đây là một trong những điều đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn thấy. Tuy nhiên, nếu bạn có ít kinh nghiệm hơn nhưng bạn đã có bằng cấp liên quan trong ngành, hãy đặt phần học vấn lên hàng đầu có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Chọn một CV phù hợp rất quan trọng cho cơ hội nghề nghiệp của bạn
Chọn một CV phù hợp rất quan trọng cho cơ hội nghề nghiệp của bạn

Tuy nhiên, không kiểu CV nào là tốt hơn cái nào, vì vậy hãy chọn kiểu CV nào thể hiện thế mạnh của bạn với nhà tuyển dụng một cách tốt nhất. Dù bạn chọn bố cục CV nào, bạn cũng cần tuân theo một số quy chuẩn nhất định để giúp cải thiện hình thức chiếc CV của bạn. Bởi ngành nhà hàng, khách sạn là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên các nhà tuyển dụng sẽ đặt kỳ vọng cao về hình thức, cách tổ chức sắp xếp CV.

Trong một CV xin việc nhà hàng khách sạn, các phần của CV nên được phân chia rõ ràng, để khi nhà tuyển dụng dù đọc lướt cũng sẽ tìm thấy thông tin quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn nên sử dụng phông chữ rõ ràng, dễ đọc như Arial, Times New Roman, Merriweather,... Các khoảng trắng, giãn cách dòng cũng rất quan trọng vì nó khiến CV trông chuyên nghiệp, hấp dẫn hơn và cũng tạo sự nghỉ ngơi cho mắt, sẽ chẳng ai muốn đọc một bản CV ri rít chữ và dài vài mặt giấy đâu. Vậy mới thấy rằng cách viết cv xin việc nhà hàng khách sạn không phải chuyện đơn giản nếu bạn muốn thể hiện sự chuyên nghiệp ngay từ lần đầu.

Khi đã có một bố cục hợp lý, ta cần đầu tư chất xám vào việc xây dựng nội dung CV. Ở bất kể ngành nghề nào thì cũng cần các nội dung như sau để có thể làm nổi bật lên bản thân ứng viên: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng cá nhân, các hoạt động đã từng tham gia, giải thưởng (nếu có). 

2. Hướng dẫn cách viết CV xin việc nhà hàng khách sạn

2.1. Mục thông tin cá nhân

Đây là phần cơ bản mà mỗi ứng viên đều không được phép viết sai các thông tin về mình như: họ tên, ngày tháng năm sinh, email, số điện thoại, địa chỉ hoặc nếu có thể thêm mạng xã hội nếu bạn có những thành tích, mạng lưới rộng trên đó. Các thông tin này sẽ được viết ở từng dòng khác nhau và cần thật chuẩn xác. Ví dụ cho mục này các bạn có thể viết:

Họ và tên: Đỗ Mạnh Cường

Ngày tháng năm sinh: 21/01/1986

Email: domanhcuong1986@gmail.com

Số điện thoại:058xxxxxxxx

Địa chỉ: ABC

Linkedin: manhcuongxxxxx

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

Một nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao ứng viên của mình nếu ứng viên đó biết mình muốn gì, có chí tiến thủ hay mục tiêu nào. Đây là phần ăn điểm cộng nếu bạn biết viết mục này một cách rõ ràng và đánh trúng mong muốn của họ. Để làm được điều này thì ngoài việc biết bản thân mình muốn đạt được những gì thì bạn nên đọc kỹ thông tin tuyển dụng của nhà hàng, khách sạn bạn xin vào. 

Mục tiêu nghề nghiệp cần rõ ràng
Mục tiêu nghề nghiệp cần rõ ràng

Việc đọc kỹ mô tả công việc và chú ý đến các kỹ năng và trình độ nhà tuyển dụng nhấn mạnh có thể giúp bạn biết mình nên cung cấp những thông tin gì là tốt nhất. Các vị trí trong ngành nhà hàng, khách sạn có thể khác nhau, từ phục vụ bàn, lễ tân hay đến cấp quản lý. Ví dụ như nếu bạn xin vào làm việc tại khách sạn nghỉ dưỡng ở thiên đường nhiệt đới thì bạn nên biết rằng, họ sẽ cần một người quản lý sành điệu, năng động hơn là một khách sạn năm sao sang chảnh thì cần người quản lý sành sỏi và tinh tế.

Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí lễ tân khách sạn:

Trong những tháng làm việc tiếp theo làm việc tại khách sạn, tôi muốn phát triển thành thạo các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ lễ tân như: thực hiện các thao tác check-in, check-out cho khách, tư vấn giải đáp các thắc mắc cho khách hàng, làm thủ tục khai báo tạm trú cho khách đến thuê phòng. Đồng thời tôi cũng mong muốn bản thân có thể nâng cao hiểu biết về các quy tắc xã giao, ứng xử và văn hóa của các quốc gia khác. Với mục tiêu này tôi muốn bản thân có cơ hội vươn lên vị trí quản lý khách sạn trong bốn năm tiếp theo.

2.3. Kinh nghiệm làm việc

Các kinh nghiệm làm việc mà bạn đề cập nên liên quan đến lĩnh vực dịch vụ hay nhà hàng, khách sạn. Hoặc những công việc mang tính chất giao tiếp với khách hàng, quản lý. Ở mục này ngoài việc nên tên công ty cũ,vị trí đã từng đảm nhận, thời gian làm việc thì bạn còn cần nêu lên thành tích và nhiệm vụ nổi bật ở vị trí cũ để tăng giá trị cho bản thân.

Liệt kê các kinh nghiệm làm việc của bản thân
Liệt kê các kinh nghiệm làm việc của bản thân

Một ví dụ trong phần kinh nghiệm việc làm bạn có thể viết:

Tháng 5/20XX-12/20XX: Nhà hàng ABC

Vị trí: Quản lý nhà hàng

- Đào tạo và huấn luyện hơn 30 nhân viên về kiến thức thực phẩm, đồ uống; các quy định và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; các kỹ năng và phẩm chất phục vụ khách hàng.

- Trong nhiều tháng liên tiếp luôn vượt mục tiêu doanh số, tối thiểu là 8% so với kế hoạch đề ra bằng việc áp dụng các phương pháp kinh doanh và tạo dựng menu đồ ăn, đồ uống đặc trưng của nhà hàng.

- Giảm 5% chi phí nhờ việc kiểm soát chặt chẽ hơn ngân sách cho việc chi tiêu ngoài giờ và tránh lãng phí thực phẩm tồn.

2.4. Học vấn bản thân

Học vấn liên quan đến ngành nhà hàng, khách sạn
Học vấn liên quan đến ngành nhà hàng, khách sạn

Mục này bạn chỉ cần ghi ngắn gọn về các bằng cấp hiện tại, chuyên ngành học và thời gian theo học. Liệt kê trình độ học vấn của bạn cũng như bất kỳ chương trình đào tạo hoặc giáo dục chuyên ngành nào bạn có liên quan đến ngành nhà hàng, khách sạn. Ví dụ:

20xx-20xx: Tốt nghiệp trường Ẩm thực ABC

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ ăn uống

GPA: 3.5/4.0

2.5. Kỹ năng của bản thân

Mục này rất quan trọng để thể hiện những giá trị cần thiết bạn có thể cung cấp cho ngành nhà hàng, khách sạn. 

Ví dụ như bạn viết CV cho vị trí quản lý khách sạn hoặc nhà hàng, hãy suy nghĩ kỹ các kỹ năng bạn có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, quản lý các sự kiện lớn và tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn. Những kỹ năng như thế này cho thấy khả năng lãnh đạo của bạn và kinh nghiệm mà bạn đã có khi xử lý tình huống với vai trò liên quan đến dịch vụ khách sạn, chẳng hạn như kỹ năng quản lý một nhóm người. 

Đưa ra các kỹ năng phục vụ công việc
Đưa ra các kỹ năng phục vụ công việc

Hoặc một số kỹ năng liên quan các bạn có thể liệt kê như tạo cuộc họp bán hàng, tạo thực đơn, đặt hàng và quản lý hàng tồn kho, giám sát nhân viên, đáp ứng các quy định của bộ y tế hoặc hướng dẫn các chức năng tạo ra lợi nhuận.

Việc có nhiều vị trí công việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn buộc bạn phải lựa chọn các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng hành chính nhân sự, kỹ năng lãnh đạo và tổ chức công việc theo nhóm, kỹ năng ngoại ngữ giao tiếp thành thạo bằng tiếng Nhật, tiếng Anh, kỹ năng giải quyết xung đột khách hàng, lập kế hoạch truyền thông, quản lý nhân viên,...

2.6. Thành tích và giải thưởng nếu có

Đây không phải là mục bắt buộc vì không phải ai cũng xuất sắc đạt những giải thưởng. Bạn có thể kể đến các chứng nhận về ẩm thực trong quá trình đi học của bạn hay là bằng chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEIC, HSK 4,... Nhớ giải thích đầy đủ về giải thưởng như loại giải thưởng bạn nhận được nhé.

Với cách viết CV xin việc nhà hàng khách sạn bên trên vieclam88.vn đưa ra thì có lẽ các bạn nắm được cách viết rồi đúng không nào. Mong rằng với các gợi ý viết CV trên bạn có thể tìm được một công việc yêu thích cho riêng mình nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: