[Hướng dẫn] Cách viết CV xin việc ngành điện tử viễn thông

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-05-29 09:38:28

Điện tử viễn thông hẳn không còn là một lĩnh vực xa lạ. Có thể nói, sau khi kỷ nguyên 4.0 mở ra những ngành nghề về công nghệ nói chung và ngành điện tử viễn thông nói riêng đã có những bước đột phá và luôn giữ được sức nóng trong thị trường tuyển dụng. Để cạnh tranh với những ứng viên cùng ngành khác, bạn sẽ cần một mẫu CV chất lượng. Cùng khám phá cách viết CV xin việc ngành điện tử viễn thông qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Về mặt bố cục, CV ngành điện tử viễn thông không quá khác biệt so với CV các ngành khác. Bản CV ngành điện tử viễn thông vẫn bao gồm các mục chính: thông tin cá nhân; thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm, thành tích học tập và làm việc…; các thông tin tham chiếu… Cùng xem cách trình bày chi tiết của từng mục có gì đáng lưu ý nhé. 

1. Thông tin cá nhân chính xác trong CV điện tử viễn thông

Khi viết CV, rất nhiều bạn có quan điểm chỉ cần tập trung xây dựng những nội dung chính liên quan đến kinh nghiệm, học vấn... mà bỏ bê ngay từ phần thông tin cá nhân. Đây là suy nghĩ khá chủ quan bởi phần thông tin cá nhân giống như một lời chào từ bạn đến nhà tuyển dụng. Khi cầm bản CV trên tay, nhà tuyển dụng cần biết mình đang làm việc với ai, cũng như nắm được cách thức để liên lạc với bạn thông qua nhiều hình thức. Những phần bắt buộc phải có trong thông tin cá nhân bao gồm: 

Thông tin cá nhân chính xác trong CV điện tử viễn thông
Thông tin cá nhân chính xác trong CV điện tử viễn thông

- Họ và tên: Sử dụng họ và tên trong căn cước công dân

- Ngày tháng năm sinh: Đúng theo căn cước công dân

- Địa chỉ: Chọn địa chỉ cư trú hiện tại

- Số điện thoại: Nếu bạn dùng 2 hoặc nhiều số điện thoại cùng lúc hãy lựa chọn số bạn sử dụng thường xuyên, cố định nhất

- Email/ mạng xã hội: Thường những bạn sinh viên mới ra trường sẽ hay mắc phải lỗi sử dụng địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp (ví dụ: conmeo123@gmail.com). Bạn nên lập riêng một email hoặc mạng xã hội phục vụ cho công việc và đặt tên tên thật, tránh dùng biệt danh (ví dụ: haminh121@gmail.com) 

Với những thông tin liên quan đến phương thức liên lạc bạn cần kiểm tra cẩn thận hết mức trước khi gửi CV đến cho nhà tuyển dụng. Rất nhiều ứng viên đã mất đi cơ hội phỏng vấn chỉ bởi sự cẩu thả khi điều phương thức liên lạc, khiến nhà tuyển dụng không thể trao đổi thêm thông tin. 

Xem thêm: việc làm bưu chính viễn thông

2. Đầy đủ, rõ ràng trong những thông tin liên quan đến công việc

Điều cần lưu ý trong cách viết cv xin việc ngành điện tử viễn thông đó là nội dung phải đầy đủ và rõ ràng. Do dung lượng của CV không quá nhiều, để trình bày được hết những thông tin liên quan đến năng lực của ứng viên dễ khiến mẫu CV gặp phải tình trạng lan man, dài dòng. Do đó, ứng viên sẽ cần phải cô đọng và xúc tích nhất có thể những thông tin liên quan đến công việc và đảm bảo đủ những mục dưới đây: 

2.1. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV điện tử viễn thông

 Dù là sinh viên ra trường hay người đã có kinh nghiệm đi làm, phần mục tiêu nghề nghiệp điện tử viễn thông vẫn luôn khiến các ứng viên trăn trở nhất. Có thể nói, mục tiêu nghề nghiệp không đảm bảo tính cố định mà có thể sẽ thay đổi dựa trên sự tiến bộ về năng lực của ứng viên, sự cải tiến trong trình độ làm việc của doanh nghiệp. Để nhà tuyển dụng dễ hình dung những gì bạn có thể đóng góp cho công việc, bạn cần chia nhỏ mục tiêu ra thành từng giai đoạn: 3 tháng - 6 tháng - 1 năm - 3 năm. Khi chia nhỏ mục tiêu như vậy, CV của bạn sẽ không rơi vào cảnh sáo rỗng, không khả thi. 

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV điện tử viễn thông
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV điện tử viễn thông

Ví dụ: Trong 3 tháng đầu làm việc, tôi sẽ đạt thành tích tốt trong những dự án được bổ nhiệm tham gia. Trong 6 tháng tiếp theo, tôi sẽ đưa ra những đề xuất có tính ứng dụng cao để áp dụng trong quá trình cải tiến sản phẩm. Sau 1 năm làm việc, tôi sẽ đạt danh hiệu nhân viên xuất sắc và đưa ra được những chiến lược phù hợp trong công việc.

Tham khảo: Tìm hiểu về điểm chuẩn học viện bưu chính viễn thông tphcm

2.2. Trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ trong CV điện tử viễn thông

Nhiều ý kiến cho rằng ngành điện tử viễn thông yêu cầu nhiều hơn về kỹ năng thay vì bằng cấp. Không bàn đến tính đúng - sai của nhận định trên, nếu như bạn tự tin về trình độ học vấn và chứng chỉ mình gặt hái được đừng ngại mà hãy trình bày đầy đủ trong CV nhé. Những thông tin này tuy không phải thước đo đánh giá toàn diện năng lực của bạn nhưng sẽ là minh chứng để nhà tuyển dụng thấy bạn có cầu tiến, luôn muốn tiếp thu kiến thức mới hay không. 

Trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ trong CV điện tử viễn thông
Trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ trong CV điện tử viễn thông

Những chứng chỉ trong CV có thể liên quan đến ngành điện tử viễn thông hoặc là những chứng chỉ về ngoại ngữ. Đây cũng có thể là một trong những yêu cầu bắt buộc của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập hiện nay

Ví dụ: 

- Tốt nghiệp Học viện ABC; Chuyên ngành: Điện tử - viễn thông

- Đạt chứng chỉ TOEIC: 715/900

- Đạt chứng chỉ dCAA

- Đạt chứng chỉ CISSP

2.3. Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong CV điện tử viễn thông

Kỹ năng và kinh nghiệm thường được trình bày liền mạch trong CV. Có thể nói, đây là 2 yếu tố bổ trợ và tác động lẫn nhau. Kinh nghiệm làm việc sẽ giúp ứng viên trau dồi kỹ năng và ngược lại, kỹ năng sẽ hỗ trợ ứng viên làm dày thêm kinh nghiệm. 

Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong CV điện tử viễn thông
Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong CV điện tử viễn thông

Nếu như bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đây, bạn chỉ nên nêu những công việc liên quan trực tiếp đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Không nên tham làm và nêu tất cả những công việc bạn từng làm có thể sẽ khiến CV dài dòng. Bạn cũng có thể nêu thêm những thành tích cá nhân bạn đạt được trong thời gian làm việc tại công ty cũ để khẳng định năng lực. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và đang có ý định tìm việc làm điện tử viễn thông, bạn có thể giới thiệu những dự án, công việc part-time bản thân từng tham gia.

Tương tự với kỹ năng làm việc. Bên cạnh kỹ năng mềm bạn nên trình bày thêm cả những kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc, vị trí muốn ứng tuyển. 

Kinh nghiệm và kỹ năng trong CV phải liên quan đến công việc ứng tuyển
Kinh nghiệm và kỹ năng trong CV phải liên quan đến công việc ứng tuyển

Ví dụ: 

- Kinh nghiệm làm việc

Doanh nghiệp: Công ty viễn thông AB; Vị trí: Kỹ sư điện tử viễn thông; Thời gian: 2017 - 2020

Nhiệm vụ: 

+ Quản lý việc khai thác thiết bị cơ sở viễn thông tại quận 1, TP.HCM

+ Xử lý sự cố tại các trạm phát sóng

Thành tích: Đạt danh hiệu nhân viên ưu tú 2 năm liên tiếp: 2018 - 2019

- Kỹ năng làm việc:

+ Kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm

+ Kỹ năng liên quan đến công việc: kỹ năng xử lý vấn đề phát sinh, kỹ năng sửa chữa, khắc phục sự cố

3. Những lưu ý khi viết CV xin việc ngành điện tử viễn thông

Ở trên là những chia sẻ cách viết CV xin việc ngành điện tử viễn thông về nội dung sao cho đầy đủ, chỉn chu mà không thừa thãi. Thế nhưng việc trình bày những nội dung ấy vào CV sao cho bố cục khoa học, dễ nhìn lại càng khó hơn. 

Những lưu ý khi viết CV xin việc ngành điện tử viễn thông
Những lưu ý khi viết CV xin việc ngành điện tử viễn thông

Yêu cầu cơ bản về mặt hình thức là trong CV không được tồn đọng những lỗi sai như: chính tả, định dạng font chữ, định dạng file khi gửi. Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm tự thiết kế CV hoặc không quá khéo léo trong các tác vụ thiết kế, hãy tham khảo những mẫu CV ngành điện tử viễn thông của vieclam88.vn nhé. Với kho CV phong phú, đa dạng từ màu sắc, bố cục đến mẫu mã các bạn có thể dễ dàng tìm được một mẫu CV phù hợp với cá tính của chính mình. 

Với những chia sẻ trong bài viết trên của đội ngũ vieclam88.vn, mong rằng chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cách viết CV xin việc ngành điện tử viễn thông. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin khác liên quan đến ngành trên, hãy tham khảo những bài viết khác trên website của chúng tôi nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: