Quy định về cách tính lương thử việc và thời gian thử việc

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-05-24 10:47:20

Bên cạnh yếu tố về môi trường làm việc, thì lương cũng là một vấn đề được người lao động quan tâm. Tuy nhiên, để có thể trở thành một nhân viên chính thức, bạn cũng cần có một giai đoạn thử việc. Sau khoảng thời gian đó bạn mới được xem xét trở thành nhân viên chính thức. Vậy bạn đã nắm được quy định về thời gian cũng như cách tính lương thử việc chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi.

1. Quy định về mức lương thử việc cơ bản

Trước khi ký kết hợp đồng thử việc, chính người lao động cần phải nắm rõ được nội dung có trong đó. Trong tất cả mọi trường hợp thử việc, mức lương cơ bản sẽ ít hơn khi bạn trở thành nhân viên chính thức.

Quy định về mức lương thử việc cơ bản
Quy định về mức lương thử việc cơ bản

Đầu tiên, chúng tôi sẽ đề cập đến mức lương tối thiểu doanh nghiệp sẽ phải trả cho người lao động. Trung bình mức lương tối thiểu này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương này được Nhà nước đặt ra, thay đổi theo vùng. Mức lương tối thiểu theo vùng là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận ký kết hợp đồng làm việc. Tuy nhiên, mức lương này cũng thay đổi theo từng năm và theo từng vùng, tùy theo mức độ phát triển. 

Chính vì có sự thay đổi như thế nên doanh nghiệp và chính những người lao động phải tự chủ động trong quá trình tìm hiểu, để yêu cầu quyền lợi cho bản thân. Cụ thể từ ngày 1/1/2020 mới đây, theo Nghị định ban hành của Chính phủ, mức lương tối thiểu được đề ra như sau:

  • Các đơn vị trực thuộc khu vực I tối thiểu là 4.420.000 vnđ/tháng

  • Các đơn vị trực thuộc khu vực II tối thiểu là 3.920.000 vnđ/tháng

  • Các đơn vị trực thuộc khu vực III tối thiểu là 3.430.000 vnđ/tháng

  • Các đơn vị trực thuộc khu vực IV tối thiểu là 3.070.000 vnđ/tháng

Bên cạnh đó, cách tính lương thử việc cũng cần phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

  • Mức lương mà doanh nghiệp đưa ra không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định theo vùng đã được ban hành trong Nghị định Chính phủ, đối với những lao động chưa qua quá trình đào tạo

  • Mức lương thử việc doanh nghiệp đưa ra phải cao hơn 7% so với quy định đối với những lao động đã qua đào tạo và có chuyên môn.

  • Quy định về mức lương thử việc cơ bản
    Quy định về mức lương thử việc cơ bản

     

Đưa ra một ví dụ cho các bạn tiện theo dõi. Ví dụ, tôi là một nhân viên sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Vị trí của tôi là khu vực I.

Nếu tôi là một lao động chưa qua đào tạo, mức lương thử việc tối thiểu tôi có thể nhận được là 4.420.000 x 85%= 3.757.000vnđ/ tháng.

Tuy nhiên, nếu tôi là lao động đã được đào tạo, tôi sẽ được hưởng thêm 7%, tức là: 

4.420.000 x 85% + (4.420.000 x 85% x 7%) = 4.019.000 vnđ/tháng

Các bạn lưu ý, đây là mức lương tối thiểu mà một người lao động thử việc có thể nhận được. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Trên thực tế, người lao động có thể nhận được số tiền lớn hơn so với dự tính này. Cụ thể cách tính lương thử việc như nào, các bạn hãy đọc kỹ thông tin trong phần dưới đây nhé!

2. Cách tính lương thử việc

Để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân - những người lao động, bạn nên nắm vững được cách tính lương thử việc này nhé. Có rất nhiều cách để tính lương thử việc, cụ thể như sau.

2.1. Cách tính lương thử việc dựa trên mức lương chính thức

Mỗi khi đọc JD các vị trí mà mình đang ứng tuyển, tại mục quyền lợi nhân viên, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy khoảng mức lương mà bạn có thể nhận được trong khi làm việc. 

Cách tính lương thử việc dựa trên mức lương chính thức
Cách tính lương thử việc dựa trên mức lương chính thức

Mặc dù vậy, trong buổi phỏng vấn, bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng về mức lương này nhé, đây có phải lương net hay không, và quy định tính lương thử việc như nào. Như thực tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức lương và cách tính lương thử việc khác nhau. Nhưng trung bình, trong tháng thử việc, doanh nghiệp sẽ chi trả từ 80 đến 85% mức lương cơ bản. 

Ví dụ, với một việc làm hành chính - văn phòng, mức lương cơ bản được đưa ra là 6.000.000 vnđ/tháng. Nếu doanh nghiệp trả cho bạn tháng thử việc đầu tiên bằng 85% mức lương cơ bản, đồng nghĩa với việc bạn nhận được: 

6.000.000 x 85% = 5.100.000 vnđ

2.2. Cách tính lương thử việc dựa trên hiệu quả công việc

Bên cạnh chỉ nhận được mức lương cơ bản như trên, đối với một vài việc làm đặc thù, bạn còn được hưởng thêm một phần tiền gọi là tiền lương năng suất làm việc. Ví dụ như làm sale, bạn sẽ được hưởng phần trăm tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm hay dịch vụ mà bạn bán được.

Bạn làm được càng nhiều, thì số tiền hoa hồng đó càng tăng lên. Mức lương hiệu quả sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào việc bạn là nhân viên thử việc hay nhân viên chính thức.

2.3. Tính thêm các giờ làm thêm

Điều khoản về lương thêm giờ của nhân viên đã được tính rõ ràng trong Luật Lao động được ban hành và thực thi từ 1/1/2021. Các giờ làm thêm này có thể là giờ tăng ca, làm những ngày nghỉ Lễ, tết,...

Tính thêm các giờ làm thêm
Tính thêm các giờ làm thêm

Cách tính lương cho các giờ làm thêm này quy định như sau:

  • Nếu là các ngày bình thường, nhân viên tăng ca làm thêm giờ, hưởng ít nhất 150%

  • Nếu làm thêm vào các ngày nghỉ cuối tuần (chủ nhật), hưởng thêm ít nhất 200% lương

  • Nếu đăng ký làm thêm vào các ngày Lễ, Tết theo quy định của Nhà nước, được hưởng thêm ít nhất 300% cộng thêm tiền thưởng nghỉ lễ của công ty nếu có.

Trên đây là những cách tính lương thử việc cho lao động mới mà bạn nên biết. Những thông tin này cực kỳ quan trọng và nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình thỏa thuận quyền lợi cho bản thân.  

Mẫu đơn xin việc làm

3. Các thông tin về thời gian thử việc mà doanh nghiệp và người lao động cần nắm được 

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, chắc chắn bạn cũng đã biết về những quy định mà cả 2 bên doanh nghiệp và người lao động cần tuân thủ. Về cơ bản, có những thông tin quan trọng sau đây.

Các thông tin về thời gian thử việc mà doanh nghiệp và người lao động cần nắm được
Các thông tin về thời gian thử việc mà doanh nghiệp và người lao động cần nắm được 

- Nếu trong quá trình người lao động đang thử việc, mà doanh nghiệp trả ít lương hơn so với quy định của nhà nước về mức lương tối thiểu và lương phần trăm theo lương cơ bản, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2.000.000 vnđ đến 5.000.000 vnđ. Cụ thể vi phạm như sau:

  • Thử việc quá thời gian quy định đã ban hành

  • Đối với 1 lao động, không được yêu cầu thử việc quá 1 lần với 1 công việc

  • Sau khi kết thúc thời gian thử việc theo hợp đồng, doanh nghiệp không ký kết hợp đồng lao động chính thức.

Nếu gặp phải 1 trong số những vi phạm trên, người lao động có quyền được đến hoặc gửi đơn tới những cơ quan có thẩm quyền để tố cáo và đòi bồi thường cho bản thân. 

- Đối với những công việc khác nhau, doanh nghiệp có thể đưa ra cách thức trả lương cho phù hợp. Hiện nay, có 2 cách trả lương cơ bản, đó là lương cứng hoặc lương khoán.

Lương cứng là mức lương mà doanh nghiệp đưa ra ngay từ đầu, đối với những vị trí làm việc khác nhau sẽ có một mức lương cứng khác nhau. Mức lương này là mức lương cơ bản nhận được đều hàng tháng nếu bạn đi làm đủ. Đưa ra mức lương này là một sự chắc chắn, để giúp cho lao động cảm thấy yên tâm với công việc. Và hầu như phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều trả theo hình thức này.

Lương khoán là mức lương mà doanh nghiệp sẽ trả dựa trên năng suất và hiệu quả công việc đạt được. Bạn có thể hình dung lương khoán là làm bằng nào được hưởng bằng đấy. Mức lương này có thể tính theo đơn vị sản phẩm, hay một dự án, kế hoạch. Trả lương theo cách này là công ty đang muốn khai thác tối đa năng lực của từng nhân sự. 

Các thông tin về thời gian thử việc mà doanh nghiệp và người lao động cần nắm được
Các thông tin về thời gian thử việc mà doanh nghiệp và người lao động cần nắm được 

Trên đây là tất cả những thông tin về cách tính lương thử việc cho nhân sự, hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp được cho các bạn. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: