Cách tính lương sĩ quan Quân đội mới nhất

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2020-05-26 09:04:12

Có thể nói, trở thành chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam có lẽ là ước mơ của rất nhiều người. Quân đội nhân dân Việt Nam luôn thu hút được sự quan tâm của công chúng, từ con người, tới trang phục, các hoạt động rèn luyện, học tập,... Và có lẽ, lương cũng là một trong những điều khiến nhiều người tò mò nhất. Vậy bạn đã biết cách tính lương sĩ quan quân đội mới nhất chưa? Hãy tìm hiểu cùng Timviec365.com.vn ngay nhé!  

 

Để biết được cách tính lương của các sĩ quan trong Quân đội thì các bạn cần phải nắm bắt được những thông tin về các yếu tố liên quan đến lương. Đó chính là bảng lương, hệ số,mức lương cơ bản,....

1.1. Thế nào là bảng lương?

Bảng lương có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta, nhưng để giải thích hay định nghĩa chính xác thì không phải ai cũng rõ. Bảng lương là một văn bản được Nhà nước quy định và ban hành, nó được ứng dụng trong việc thể hiện tương quan giá trị giữa năng suất làm việc và tiền lương. Bảng lương gồm có ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.

Ngạch lương là giá trị để phân biệt được trình độ năng lực và vị trí công việc của các nhân viên trong cùng một công ty. Ngoài ra, ngạch lương còn thể hiện thâm niên trong ngành. Nếu muốn nâng ngạch lương thì nhân viên sẽ phải trải qua kỳ thi nâng ngạch.

Định nghĩa về bảng lương
Định nghĩa về bảng lương

Bậc lương chính là các mức độ trong ngạch lương mà chúng ta có thể thăng tiến lên trên. Mỗi bậc lương lại tương ứng với một hệ số lương.

Hay nói một cách dễ hiểu là một nhân viên đi làm sẽ dựa theo trình độ, kinh nghiệm, vị trí công việc,...rồi sau đó sẽ được quy ra theo ngạch lương, bậc lương, hệ số lương tương ứng và tính ra được số tiền lương mà người đó sẽ nhận.

bậc lương trong Quân đội nhân dân cũng vậy. Dựa vào cấp bậc quân hàm và chức danh sẽ có bậc lương và hệ số lương tương ứng. Từ đó xây dựng thành bảng lương để quy đổi thành tiền lương của mỗi sĩ quan.

1.2. Căn cứ pháp lý để tính lương cho các sĩ quan Quân đội

Để có thể tính được lương cho các sĩ quan Quân đội thì ta sẽ phải biết bậc lương và hệ số lương quy định. Để có thể tăng hay giảm lương đều phải có căn cứ pháp lý cũng như chỉ thị của cấp trên. Những căn cứ liên quan đến việc tính lương của sĩ quan Quân đội 2022 là Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Thông tư 79/2019/TT-BQP, Nghị quyết 86/2019/QH14. Đây là các nghị định, thông tư quy định về chế độ tiền lương  đối với các cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của nhà nước, trong đó cụ thể là các cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân. Còn thông tư ban hành về hướng dẫn thực hiện mức lương và phụ cấp quân hàm từ ngân sách Nhà nước và nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Dựa vào các căn cứ pháp lý này, sẽ tính ra các mức lương đối với mỗi sĩ quan trong Quân đội.

Những căn cứ để tính lương
Những căn cứ để tính lương

1.3. Nguyên tắc trả lương với các sĩ quan Quân đội

Về cơ bản, việc trả lương với các sĩ quan Quân đội sẽ gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các sĩ quan đó và nguồn trả lương theo quy định của Nhà nước.

Do thực hiện các nhiệm vụ của Quân đội nhân dân và Bộ Quốc phòng, nên các sĩ quan sẽ được trả lương hàng tháng theo các mức đã được quy định từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Đọc thêm: Cập nhật tin tức việc làm Công chức - Viên chức mới nhất trên vieclam88.vn, xem ngay!

Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới cũng vậy. Cấp bậc và vị trí làm việc khác nhau thì mức lương cũng sẽ khác nhau. Do vậy, hệ số lương giữa các cấp bậc trong Quân đội cũng có sự gia tăng khác nhau.

2.1. Đối với các vị trí cấp hàm cơ yếu có cấp bậc quân hàm sĩ cao

Cấp bậc này gồm những vị trí đứng đầu Quân đội nhân dân như Đại tướng, Thượng tướng, trung tướng và Thiếu tướng sẽ giữ nguyên hệ số lương của mình. Tức là hệ số lương hiện tại của các cấp bậc này vẫn là 11,0; 10,4; 9,8; 9,2 lần lượt theo thứ tự như trên cho đến năm 2022. Thời hạn nâng lương của các cấp bậc này là 4 năm một lần, khác với các cấp bậc còn lại.

Hệ số lương giữa các vị trí và cấp bậc
Hệ số lương giữa các vị trí và cấp bậc

2.2. Đối với vị trí còn lại

- Đại tá: Đây là cấp bậc quân hàm sĩ quan cao cấp, ở dưới cấp tướng. Có thể nói, Đại tá là cấp bậc cao nhất trong hệ thống chức vụ của quân nhân, do chính Bộ Quốc phòng ký quyết định định phong.

Bậc lương hiện nay của các sĩ quan mang cấp bậc Đại tá là bậc 8. Mức hệ số lương từ trước 1/7/2019 là 8,4. Sau khi nâng lương lần 2 được quyết định, tức là sau 1/7/2019 thì hệ số lương tăng lên là 8,6. Do có sự tăng về hệ số lương nên mức lương của sĩ quan cấp bậc Đại tá cũng tăng lên.

- Thượng tá cũng là cấp bậc sĩ quan cao cấp, nhưng dưới đại tá và trên trung tá. Cũng như Đại tá, hệ số lương của Thượng tá trước khi nâng lương là 7,7 và sau khi nâng lương là 8,1.

- Trung tá: cấp bậc sĩ quan cao cấp, dưới đại tá và thượng tá nhưng trên thiếu tá, đại úy và thượng úy. Trước 1/7/2019 hệ số lương của trung tá là 7,0. Sau 1/7/2019 hệ số lương tăng lên là 7,4.

- Thiếu tá: sĩ quan cao cấp, trên đại úy và thượng úy nhưng dưới đại tá, thượng tá, trung tá. Trước khi xét nâng lương lần 2, hệ số lương của thiếu tá là 6,4. Sau khi nâng lương lần 2 được quyết định thì ệ số lương tăng lên 0,2 tức là 6,8.

- Đại úy: sĩ quan cao cấp, thấp hơn các cấp trên nhưng trên thượng úy. hệ số lương của thiếu úy trước 1/7/2019 là 5,8. Sau 1/7/2019 thì hệ số lương là 6,2 tăng 0,4.

- Thượng úy: sĩ quan cao cấp, là cấp bậc thấp nhất trong hệ thống chức vị của lực lượng. Hệ số lương của thượng úy trước khi nâng lương là 5,35 và sau khi nâng là 5,7 tức là tăng 0,35.

Tùy vào từng vị trí, cấp bậc khác nhau sẽ có hệ số lương và mức tăng hệ số lương khác nhau. Do vậy, tương quan công việc cũng như tiền lương của các sĩ quan Quân đội cũng sẽ có sự phân biệt rõ rệt.

Tham khảo: [Quân nhân chuyên nghiệp là gì?] Những điều bạn cần biết!

Dựa theo Thông tư 79/2019/TT-BQP ban hành từ ngày 11/6/2019 quy định về cách tính tiền lương, phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng được thực hiện từ ngày 1/7/2019.

Công thức tính lương của sĩ quan Quân đội
Công thức tính lương của sĩ quan Quân đội

3.1. Cách tính lương cơ bản của các sĩ quan

Theo quy định, thì việc tính lương của các sĩ quan sẽ dựa trên một công thức là:

Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Ở đây ta có thể thấy xuất hiện một nhân tố mới đó là mức lương cơ sở. 

- Từ 1/7/2019 đổ về trước thì mức lương cơ sở được quy định là 1.390.000 đồng/tháng.

- Sau 1/7/2019 cho đến bây giờ thì mức lương cơ sở đã được tăng lên thành 1.490.000 đồng/tháng.

- Bắt đầu từ 1/7/2020 thì mức lương cơ sở sẽ tăng thêm 110.000 đồng/ tháng. Vậy nên, tính từ 1/7/2020 trở về sau thì mức lương cơ sở của các sĩ quan Quân đội là 1.600.000 đồng/tháng.

Hệ số lương của các sĩ quan vẫn sẽ giữ nguyên so với lần nâng hệ số lương gần nhất.

Ví dụ: Hệ số lương của Đại tá hiện nay là 8,6 và mức lương cơ sở hiện nay vẫn là 1.490.000 đồng/tháng thì mức lương cơ bản của Đại tá sẽ là:

Mức lương cơ bản = 1.490.000 x 8,6 = 12.814.000 đồng/tháng
Còn nếu tính lương của Đại tá từ 1/7/2020 trở về sau, thì ta sẽ có:

Mức lương cơ bản = 1.600.000 x 8,6 = 13.760.000 đồng/tháng.

 Do có sự tăng lên về mức lương cơ sở nên tiền lương và tiền phụ cấp cũng sẽ có sự thay đổi.

3.2. Cách tính mức phụ cấp 

Ngoài mức lương cơ bản thì các sĩ quan sẽ còn nhận được các mức phụ cấp theo lương cơ sở và phụ cấp theo %.

Công thức tính phụ cấp của sĩ quan Quân đội
Công thức tính phụ cấp của sĩ quan Quân đội

- Với phụ cấp theo lương cơ sở, thì sẽ có công thức là:

Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định

Hệ số phụ cấp cũng được được ban hành quyết định rõ ràng với từng vị trí và cấp bậc khác nhau.

- Với phụ cấp theo %, ta sẽ có công thức tính như sau:

Mức phụ cấp = (Mức lương cơ bản + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỉ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

Tất cả các mức phụ cấp và tỷ lệ % phụ cấp đều đã được Thủ tướng Chính phủ quy định và ban hành. Tùy theo vị trí và cấp bậc sẽ có mức phụ cấp và tỉ lệ % khác nhau.

Bên cạnh đó còn có mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu, có công thức tính như sau:

Mức tiền = Mức lương cơ sở x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng.

Đối với các sĩ quan có cấp bậc trên thì sẽ được hưởng lương hàng tháng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với các cấp bậc như Hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu sẽ không có lương mà chỉ nhận được phụ cấp hàng tháng theo quy định Nhà nước.

cách tính đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu
cách tính đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Mức phụ cấp hàng tháng

Ta sẽ có công thức tính mức phụ cấp như sau:

Mức phụ cấp quân hàm = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng

Mức lương cơ sở ở đây cũng tính như mức lương cơ sở của các sĩ quan được nhận lương. Tức là cho đến 30/6/2020 thì mức lương cơ sở lf 1.490.000 đồng/tháng. Bắt đầu từ 1/7/2020 sẽ là 1.600.000 đồng/tháng.

Hệ số phụ cấp quan hàm đối với các cấp bậc này hiện tại như sau: 

- Thượng sĩ: 0,7

- Trung sĩ: 0,6

- Hạ sĩ: 0,5

- Binh nhất: 0,45

- Binh nhì: 0,4

Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì x Hệ số phụ cấp được hưởng

Mức phụ cấp tính theo %:

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu = (Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)) x Tỉ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

Cách tính phụ cấp với quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu
Cách tính phụ cấp với quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

Trên đây là cách tính lương cũng như các phụ cấp khác của các sĩ quan Quân đội và các đối tượng liên quan của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về cách tính lương và các mức phụ cấp. Để từ đó tránh được những nhầm lẫn và bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nếu bạn còn thắc mắc về cách tính lương của các ngành nghề khác thì có thể tham khảo các bài viết trên trang Timviec35.com.vn cua chúng tôi.

 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: