Một tập thể thuộc nhà nước hay tư nhân muốn hoạt động tốt thì cần phải có một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, những người làm trong bộ máy quản lý này được gọi chung là cán bộ công chức, viên chức. Vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề này ở phần tiếp theo xem nó có những đặc trưng gì mà có thể thu hút được sự quan tâm của nhiều người đến vậy.
1. Tìm hiểu chung về khái niệm Công chức - Viên chức
Hầu hết mọi người đều đã được nghe thậm chí là còn được nghe thường xuyên tới khái niệm này, tuy nhiên không phải ai nghe rồi cũng hiểu rõ về nghĩa của chúng.
Trước tiên chúng ta cần phải làm rõ từng khái niệm một để mọi người dễ dàng phân biệt. Công chức được hiểu là những cán bộ đã được tuyển chọn rất kỹ đầu vào để làm việc trong bộ máy quản lý của nhà nước, có thể là ở các ngạch khác nhau và ở các cấp khác nhau như tỉnh, huyện hay xã,... Những cán bộ này phải là công dân Việt nam, họ sẽ được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước và có tính chất công việc ổn định.

Khái niệm “Viên chức “ được hiểu là những công dân có thể là người nước ngoài được tuyển dụng vào ban quản lý, lãnh đạo của các đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp tư nhân nào đó dựa trên bản hợp đồng được thoả thuận giữa bên tuyển dụng và người xin việc nhằm kết hợp với nhau trong công việc tạo kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuỳ vào năng lực, trình độ khác nhau mà các cán bộ viên chức có thể làm việc ở những vị trí khác nhau trong công ty. Đối với các cán bộ viên chức, thời hạn làm việc có thể kết thúc bất cứ lúc nào tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên với nhau.
Tóm lại Công chức - Viên chức được hiểu chung đó là những cán bộ làm việc trong môi trường sạch sẽ, không phải lao động chân tay giống như những lao động phổ thông khác, tuy nhiên khi làm những công việc này họ thường hay bị áp lực của công việc.
2. Quyền lợi được hưởng của các cán bộ Công chức - Viên chức là gì?
Vì là cán bộ công chức và viên chức thuộc những đơn vị làm việc khác nhau nên những quyền lợi được hưởng sẽ có sự khác nhau, hãy theo dõi xem sự khác nhau đó là gì ở phần dưới đây nhé:
2.1. Quyền lợi được hưởng đối với cán bộ công chức
Cán bộ công chức tính theo hợp đồng lao động thì khi làm việc đủ từ 12 tháng tại một đơn vị sử dụng người lao động thì người lao động sẽ được nghỉ hàng năm và trong thời gian nghỉ việc đó thì họ vẫn được hưởng nguyên mức lương cơ bản. Tuy nhiên thì số ngày nghỉ sẽ được quy định cụ thể để người lao động căn cứ vào đó để thực hiện theo.
Ngoài ra, việc nghỉ hàng năm này còn được tăng thêm theo số thâm niên làm việc của người lao động, cụ thể là cứ đủ 5 năm làm việc tại một đơn vị sử dụng lao động thì các cán bộ công chức sẽ được hưởng thêm tương ứng với 1 ngày nghỉ hàng năm.

2.2. Quyền lợi được hưởng đối với cán bộ viên chức
Vì là nhân viên thuộc doanh nghiệp tư nhân nên những nhân viên viên chức cũng sẽ được nhà nước bảo vệ quyền lợi lao động thông qua luật lao động giống như người lao động bình thường. Ngoài ra nhân viên viên chức còn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn để có thể giúp phát triển công ty ngày càng tốt hơn. Môi trường làm việc sẽ luôn được trang bị đầy đủ những trang thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc của nhân viên.
Đặc biệt, khác với cán bộ công chức, đối với những cán bộ, nhân viên viên chức chế độ trả lương, thưởng sẽ được thoả thuận giữa hai bên với nhau. Mức lương nhận được hàng tháng không bị giới hạn ở mức nào đó mà có thể tăng lên hoặc giảm đi tuỳ theo trình độ và năng lực làm việc của nhân viên.
Việc làm thêm giờ nếu có phát sinh thì doanh nghiệp sẽ tính vào lương để trả cho nhân viên hàng tháng, tuỳ vào số giờ làm thêm cao hay thấp mà số tiền cuối tháng nhận được của mỗi người sẽ khác nhau.
Chế độ xét thưởng cũng được áp dụng với các nhân viên viên chức, hằng năm công ty sẽ có những đợt xét duyệt để nâng lương, thưởng dành cho những nhân viên ưu tú, nếu phấn đấu tốt thì mức lương của bạn sẽ được tăng đều lên hàng năm.
Về số ngày nghỉ phép, mỗi năm nhân viên sẽ có những ngày phép cụ thể là 12 ngày/năm, nếu như không sử dụng hết ngày phép đó thì công ty sẽ quy đổi sang thành số tiền tương ứng sau đó trả cho nhân viên. Đây là một lợi thế cực kỳ tốt dành cho những nhân viên chăm chỉ, bởi họ sẽ được nhận thêm một khoản tiền nữa làm tăng thêm thu nhập.
Xem thêm: Công chức loại A1 là gì
3. Cách phân biệt Công chức - Viên chức các bạn đã biết chưa?
Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này, tôi sẽ chia sẻ cho các tiêu chí để phân biệt hai khái niệm này một cách dễ hiểu nhất nhé:
Về Môi trường làm việc
Đối với cán bộ công chức: Các cán bộ công chức thường làm việc tại nhưng đơn vị, cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị thuộc các cấp chẳng hạn như trong cơ quan Đảng, Nhà nước, các cán bộ làm việc trong Bộ công an, cán bộ thuộc quản lý của Quân đội.
Đối với cán bộ viên chức: Làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công hoặc cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân chẳng hạn như giáo viên có thể làm ở đơn vị công lập hoặc cũng có thể dạy hợp đồng tại các đơn vị tư thục...
Về nguồn gốc
Đặc điểm này thì cả công chức và viên chức đều có điểm giống nhau đó là đều được những đơn vị tuyển dụng tuyển chọn chặt chẽ, tuyển dụng đúng với yêu cầu được đặt ra đối với các vị trí tuyển dụng.
Về hợp đồng và bảo hiểm
Các cán bộ công chức và viên chức đều phải có hợp đồng lao động tuy nhiên thì đối với các cán bộ công chức sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp còn đối với viên chức thì họ phải đóng khoản bảo hiểm này.

Về hình thức kỷ luật đối với nhân viên
Đối với cán bộ, nhân viên công chức: Các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Đối với viên chức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Qua đây có thể thấy sự khác nhau trong hình thức kỷ luật của công chức và viên chức, đối với cán bộ công chức dường như được ưu ái hơn bởi các hình thức kỷ luật nhiều hơn hẳn so với cán bộ viên chức.
Trên đây là một số những tiêu chí cơ bản điển định để giúp mọi người có thể dễ dàng phân biệt được giữa công chức và viên chức, còn nhiều tiêu chí khác nữa các bạn có thể tham khảo thêm tại vieclam88.vn để hiểu rõ hơn.
4. Các điều kiện chuyển đổi từ viên chức sang công chức
Như các bạn đã biết, quy trình thi tuyển xét duyệt công chức ở nước ta hiện nay đó là ngoài việc tuyển chọn những đối tượng có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, chuyên môn thì tất cả các thí sinh còn phải làm một bài thi để kiểm tra năng lực thực sự sau đó dựa vào kết quả bài thi kèm theo những tiêu chí đã được xét duyệt thì mới chọn lọc ra những thí sinh ưu tú nhất đủ năng lực và trình độ vào làm việc tại các đơn vị thuộc quyền quản lý của Nhà nước.

Để trở thành công chức Nhà nước thì tất cả các đối tượng bình thường đủ điều kiện đều có thể tham gia xét duyệt và làm bài thi, tuy nhiên thì đối với các viên chức sẽ không cần phải tham gia vào bài thi này theo quy định của Nhà nước. Chỉ cần có đủ điều kiện về thời gian công tác và làm việc tại các đơn vị công lập từ 60 tháng trở lên và có đầy đủ trình độ chuyên môn về lĩnh vực tuyển dụng thì đều có thể trở thành công chức.
Sau khi viên chức được lựa chọn là cán bộ công chức của Nhà nước thì cần phải qua một đợt xét chuyển thành công chức đồng thời có được quyết định tiếp nhận thì mới hoàn thành xong thủ tục.
Viên chức sau khi được tiếp nhận và có quyết định trở thành công chức Nhà nước thì sẽ vẫn được giữ nguyên vị trí làm việc nếu như đủ tiêu chuẩn của vị trí xét tuyển và mức lương theo ngạch cũng sẽ vẫn được mức lương như khi làm việc ở những đơn vị công lập trước đó.
Trên đây là những điều kiện xét duyệt trở thành công chức của viên chức, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về điều kiện chuyển đổi viên chức thành công chức đầy đủ nhất tại timviec365.com.vn.
5. Các trường hợp cụ thể của Công chức - Viên chức
Công chức, viên chức bao gồm rất nhiều các chức vị khác nhau, tuy nhiên hãy cùng tìm hiểu xem một số công việc cụ thể được coi là công chức và viên chức đó là gì để các bạn có thể dễ hình dung hơn nhé.
Giáo viên có phải là viên chức hay không?

Giáo viên làm việc tại các đơn vị công lập tuy nhiên thì mới đây, luật công chức viên chức đã quy định lại là giáo viên là viên chức không phải là công chức, bởi vì công chức là những người làm việc tại những đơn vị, cơ quan thuộc sự quản lý trực tiếp của Đảng và Nhà nước, làm việc trong các hệ thống chính trị-xã hội, hay Bộ quốc phòng, Bộ công an,...
Cũng tương tự như vậy thì hiệu trưởng, bác sĩ,... đều không phải là các cán bộ công chức.
6. Những điều nghiêm cấm dành cho cán bộ công chức, viên chức
Là một cán bộ của Nhà nước luôn luôn phải gương mẫu trong bất kỳ hoàn cảnh hay tình huống nào xảy ra, luôn làm việc hết lòng vì nhân dân,...
Người nhà nước thì chắc chắn sẽ không được làm việc sai trái với đạo đức chẳng hạn như làm việc phạm pháp, trộm cắp tài sản, gây mâu thuẫn cho nhân dân,...
Bên cạnh đó còn phải tuyệt đối giữ bí mật những thông tin quan trọng thuộc quản lý của Nhà nước ra bên ngoài để kẻ gian lợi dụng làm việc xấu. Và đã là người Nhà nước thì sẽ không được phép tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phòng chống tham nhũng.

Không được lạm dụng chức quyền để làm những việc riêng tư cho cá nhân, không chuộc lợi về mình, không được thực hiện hành vi gian lận, tham nhũng của công,...
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến công chức viên chức các bạn có thể tham khảo, để tìm hiểu thêm nhiều các thông tin hữu ích khác như việc làm thêm cho công chức, tuyển công chức ngành giáo dục, quy trình tuyển dụng viên chức. Chúc các bạn sẽ tìm kiếm được những thông tin bổ ích nhất dành cho mình.