1. Bí quyết giới thiệu bản thân ngày đầu đi làm dành cho bạn
1.1. Làm thế nào để có “màn dạo đầu” thú vị trong ngày đầu tiên đi làm
Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn và được gửi mail thông báo đi làm, theo quy trình chung ở nhiều công ty hiện nay chính là hoàn thiện các thủ tục về hồ sơ, hợp đồng thử việc và điểm qua các nội quy công ty quan trọng sau đó sẽ được nhân sự đưa đi tham quan công ty một vòng cũng như giới thiệu các phòng ban sau đó đưa lên bộ phận của mình để nhận việc. Các trưởng bộ phận sẽ cho nhân viên tự giới thiệu về bản thân trong các buổi họp phòng để kết nối người mới với những thành viên khác hoặc trước khi được gặp gỡ người hướng dẫn trực tiếp.
Tuy nhiên, không phải khi nào điều này cũng diễn ra. Ở một vài công ty lớn hay những trường hợp đặc biệt như trưởng bộ phận có việc bận, sau khi chia tay nhân sự, bạn sẽ phải tự mình giới thiệu bản thân với đồng nghiệp trong phòng. Đối với những ứng viên hoạt ngôn, điều này không có gì là trở ngại. Nhưng với những ai lần đầu “làm chuyện ấy”, đây thực sự là một trải nghiệm khó quên và dễ vấp váp nếu như bạn không có một sự chuẩn bị kỹ càng nhất. Và sau đây, sẽ một số bí quyết nho nhỏ giúp bạn thể hiện một màn giới thiệu xuất sắc.
1.1.1. Chuẩn bị kỹ càng những nội dung cần nói
Việc gì cũng vậy, không riêng gì màn thể hiện tạo được thiện cảm với đồng nghiệp, chuẩn bị kỹ càng những nội dung cần nói chính là yêu cầu quan trọng. Chính xác hơn, là bạn cần phải biết mình nói gì trong buổi giới thiệu, diễn đạt điều muốn nói như thế nào. Rất nhiều ứng viên cảm thấy bối rối, ấp úng trong quá trình giới thiệu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo dựng mối quan hệ sau này với các đồng nghiệp. Để điều này không xảy ra, bạn cần chuẩn bị kỹ càng. Theo khảo sát của vieclam88.vn từ ý kiến các chuyên gia, thời gian lý tưởng thốt ra những lời vàng ngọc trong màn “chào sân” đầu tiên thường chỉ dao động trong khoảng 30 giây. Với 30 giây đó, các tiêu chí cần có gồm: Một nụ cười tươi và thái độ niềm nở, giới thiệu tên, tuổi, quê quán, kinh nghiệm, mong khi làm việc và lời cảm ơn. Tốt nhất nên luyện tập trước gương nhiều lần đến khi nào bạn nói mà không bị vấp hay bối rối nữa là được nhé.
1.1.2. Thể hiện được phong thái tự tin, hòa đồng
Song song với việc chuẩn bị về ngôn ngữ, câu chữ cần nói thì phong cách trong màn giới thiệu cũng cực kỳ quan trọng. Chắc chắn rằng, không một đồng nghiệp mới nào muốn có ấn tượng đặc biệt với thành viên mới có phong cách nhút nhát, rụt rè, thiếu chủ động và tỏ ra thiếu thân thiện ngay trong buổi đầu.
Thậm chí ngay cả bản thân bản cũng không muốn có một “khúc dạo đầu” trở thành “con sông quê” trong mắt đồng nghiệp khi mặt đỏ, chân run, tim đập nhanh đúng không nào? Vậy nên chuẩn bị thêm cả phong thái tự tin. Phần lớn, sự tự tin có được từ sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung nói và không để cho cảm xúc bối rối, lo lắng lấn chiếm. Trước khi bước vào văn phong, nếu vẫn cảm thấy hơi căng thẳng, có thể uống một cốc nước và hít vào thở ra đều nhé.
1.1.3. Phong cách lịch sự, nhã nhặn
Một điểm nữa mà không ít người để ý những đóng vai trò cực kỳ quan trong buổi giới thiệu toát lên từ thái độ lịch sự, nhã nhặn của nhân viên mới. Sự tính sự này xuất phát từ thái độ cởi mở, lời chào hỏi khi gặp đồng nghiệp của người mới, toát lên từ lời nói đến trang phục mà họ khoác lên người. Có thể bạn là người yêu thích phong cách thời trang cá tính hay có phần lòe loẹt, trong ngày đầu tiên, hãy để tất cả những món đồ đó ở nhà, hãy chuẩn bị cho mình một bộ trang phục hợp với môi trường làm việc, nền nã, giản dị, dễ hoạt động sẽ dễ tạo được thiện cảm tốt. Ông cha ta vẫn có câu “Trang phục xứng kỳ đức” là vì thế. Ngoài ra, việc chuẩn bị một diện mạo qua makeup sương sương, đầu tóc gọn gàng cũng tạo được điểm nhấn. Tránh trang điểm quá đà hay đầu tóc diêm dúa và quá khác biệt sẽ biến bạn trở thành “lạc quẻ” trong tổng thể đó nhé.
1.2. Những tiêu chí cần tránh khi giới thiệu trong ngày đầu tiên đi làm
Bên cạnh những điều nên làm, cũng có những điểm mà bạn cần tránh trong khi giới thiệu trong ngày đầu tiên nếu như không muốn mất điểm và trở thành “điềm xấu” trong mắt đồng nghiệp
1.2.1. Giới thiệu dàn trải, dài dòng “từ dây cà ra dây muống”
Một lỗi cơ bản thường gặp nhất của rất nhiều nhân viên thử việc vào công ty đầu tiên đó chính là chuẩn bị một màn giới thiệu dông dài, dàn trải, sai chủ đề gây khó chịu cho người quanh và được ví là tên cướp thời gian quý giá trong làm việc của họ. Điều này xuất phát từ việc, bạn chưa nắm rõ được bản chất của sự giới thiệu chính là ngắn gọn và tập trung và nhằm mục đích làm quen với mọi người. Hãy nhớ, chào đón sự xuất hiện của bạn không có trong công việc và deadline của đồng nghiệp xung quanh. Họ chỉ có thể dừng lại một quỹ thời gian rất ngắn để lắng nghe bạn giới thiệu để làm quen và vẫn phải tập trung vào công việc. Do đó, hãy ngắn gọn nhất có thể nhé và tập trung vào những thông tin cơ bản của bạn liên quan đến công việc.
1.2.1. Khoác lác, ba hoa
Nếu như dài dòng từ dây cà ra dây muống là “nỗi ám ảnh” của đồng nghiệp nhất là khi đang chạy deadline thì thói khoác lác, ba hoa ngay trong buổi làm việc đầu tiên lại làm cho các thành viên trong phòng của bạn cảm thấy ngán ngẩm. Nếu bạn có những thành tích nổi bật, có thể kể ra một số điều tiêu biểu nhất và thể hiện điều đó trong suốt quá trình làm việc. Tốt nhất hãy khiêm tốn và thể hiện niềm đam mê của bạn trong việc là được.
1.2.2. Để cảm xúc lấn át lời nói, ngôn ngữ tiêu cực, không chắc chắn
Một lưu ý khi giới thiệu bản thân trước đồng nghiệp trong ngày làm việc đầu tiên ngoài sự ngắn gọn, hiệu quả không khoác lác chính là không để “buột miệng” ra những lời nói mang tính không chắc chắn tiêu cực. Không chỉ đồng nghiệp mà cả sếp của bạn đều mong muốn tuyển dụng về những thành viên có năng lực, sự cố gắng và tự tin vào bản thân. Dù là người có có nhiều kinh nghiệm và cần được hướng dẫn nhưng hãy luôn thể hiện mình là một người có quyết tâm cao và luôn tích cực có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Hướng dẫn chi tiết về cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu tiên đi làm
2.1. Nội dung cần đề cập trong màn giới thiệu bản thân
Mỗi người sẽ có một cách để gây ấn tượng với người đối diện vừa làm nổi bật bản thân trong khoảng 30 giây, có thể bằng sự hài hước, vui nhộn đến nghiêm túc. Tuy nhiên, đừng bao giờ bỏ quên một số thông tin quan trọng sau đây nhé: Lời chào đến cả phòng. Đây là câu “cửa miệng” xuất hiện trong tất cả những lần giới thiệu khi mình và người mới. Sau đó đến giới thiệu những đặc điểm nổi bật nhất về bản thân liên quan trực tiếp đến công việc như: Họ và tên đầy đủ, (biệt danh), tuổi, học trường (nếu vừa tốt nghiệp), số năm kinh nghiệm và trình bày một số thành tích nổi bật trong quá trình công tác, bày tỏ mong muốn làm việc chung với các thành viên trong phòng. Câu cuối cùng chính là lời cảm ơn đến cả phòng khi được trở thành một “mảnh ghép” của phòng. Cùng với những nội dung trên, bạn hãy kết hợp về những lưu ý trên về phong thái để có một màn giới thiệu hoàn hảo nhé.
2.2. Một số cách gợi ý hay giúp bạn có màn giới thiệu hoàn hảo
Ngay sau đây, để giúp bạn có một màn “dạo đầu” xuất sắc, Hà Anh sẽ mang đến bạn một số gợi ý ngay dưới đây nhé. Hãy cùng tham khảo và thực này ngay nào:
Mẫu 1 dành cho sinh viên đi làm làm thêm.
“Em chào anh chị ạ! Em là Hà Anh, sinh năm 2000. Em là sinh viên năm 3 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và bây giờ là thành viên mới của Phòng Marketing với vị trí là Copywriter part time ạ. Vì đang là sinh viên nên em chưa đi làm chính thức ở đâu cả và chỉ nhận một số dự án cộng tác viên với một số tờ báo và viết content cho mạng xã hội trực tuyến. Đến với phòng marketing của mình, em mong muốn được được quen với môi trường chuyên nghiệp, học hỏi kinh nghiệm viết lách và làm marketing hiệu quả từ các thành viên trong phòng mình nhiều hơn ạ. Em sẽ cố gắng và cảm ơn anh chị rất nhiều, mong anh chị sẽ giúp đỡ em trong thời gian tới ạ”.
Mẫu 2:
Em chào anh chị ạ! Em là Phan Hoàng Minh, em sinh năm 1998, là nhân viên mới của phòng kinh doanh. Trước khi ứng tuyển vào đây, thì em đã nghe rất nhiều những thành tích nổi bật của phòng mình trong quá trình làm nên thương hiệu cho HII (tên công ty). Và hôm nay, thật là may mắn và vinh dự khi em trở thành một mảnh ghép của tập thể có nhiều thành tích nổi bật như vậy.
Từng làm qua một số công việc từ bán hàng đến marketing rồi kinh doanh, nhưng em nhận thấy mình có duyên với thích công việc kinh doanh nhiều hơn. Chắc chắn là để làm quen và hoàn thành tốt công việc thì em sẽ cần các anh chỉ bảo nhiều. Mong là phòng mình sẽ cùng nhau làm việc tốt hơn nữa và tiếp tục gặt hái được những thành quả mong đợi. Em xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe ạ.”
Trên đây chính là những gợi ý giúp bạn có cách giới thiệu bản thân trong ngày đầu đi làm ấn tượng để tạo thiện cảm với đồng nghiệp của mình. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.
Tham gia bình luận ngay!