[Hướng dẫn] Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học chuẩn nhất!

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-03-04 14:04:59

Với những ai đã có cơ hội tiếp cận với môn Hóa học thì có lẽ đã được biết đến bảng tuần hoàn với 118 nguyên tố hóa học rồi phải không? Vậy các bạn đã biết cách để đọc bảng tuần hoàn này như thế nào chưa? Nếu vẫn gặp khó khăn trong vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết với hướng dẫn chi tiết về cách đọc bảng tuần hoàn hóa học dưới đây để tham khảo nhé.

Gia sư

1. Hiểu về cấu trúc của bảng tuần hoàn hóa học

Trước khi tìm hiểu về cách đọc bảng tuần hoàn hóa học như thế nào thì các bạn sẽ cần hiểu rõ về cấu trúc của nó.

Thứ nhất, bảng tuần hoàn bắt đầu ở phía bên trái, kết thúc ở cuối hàng cuối cùng gần bên phải. Cụ thể, bảng này có cấu trúc từ trái sang phải theo chiều tăng dần của số hiệu các nguyên tử. Số hiệu nguyên tử chính là số proton trong 1 nguyên tử nào đó.

Hiểu về cấu trúc của bảng tuần hoàn hóa học
Hiểu về cấu trúc của bảng tuần hoàn hóa học

Đối với cấu trúc này, các bạn cần lưu ý một số vấn đề đó là:

- Không phải hàng hay cột nào cũng có chứa đầy đủ các nguyên tố. Nó có thể để lại khoảng trống ở giữa, tuy nhiên chúng ta sẽ vẫn tiếp tục đọc bảng từ trái sang phải.

- Từ nguyên tố thứ 57 đến nguyên tố số 71 được xếp thành một bảng nhỏ ở dưới cùng phía bên phải của bảng. Và chúng chính là các nguyên tố đất hiếm.

Thứ hai, khi tìm hiểu về cấu trúc của bảng tuần hoàn hóa học, chúng ta cần tìm một nhóm nguyên tố trong mỗi cột của bảng. Cụ thể chúng ta sẽ có 18 cột với các quy định như sau:

- Trong một nhóm thì chúng ta sẽ đọc các nguyên tố từ trên xuống dưới.

- Số nhóm được đánh ở phía trên các cột, tuy nhiên thì một vài nhóm khác sẽ được đánh số ở phía dưới, ví dụ như nhóm kim loại.

- Cách đánh số ở trên bảng tuần hoàn có thể sẽ khác nhau, người ta có thể sử dụng chữ số La Mã, chữ số Ả Rập hoặc là từ số 1 đến số 18.

- Hidro có thể được xếp vào nhóm Halogen hoặc là nhóm kim loại kiềm, cũng có thể là cả 2.

Tìm nhóm nguyên tố trong mỗi cột bảng tuần hoàn hóa học
Tìm nhóm nguyên tố trong mỗi cột bảng tuần hoàn hóa học

Thứ ba, tìm chu kỳ của nguyên tố trong mỗi hàng, chúng ta sẽ có tất cả 7 chu kỳ, trong 1 chu kỳ thì chúng ta sẽ đọc từ trái sang phải.

- Chu kỳ được đánh số từ 1 – 7 ở phía bên trái của bảng tuần hoàn.

- Chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ trước xét về mức năng lượng của nguyên tử tăng dần trong bảng tuần hoàn.

Thứ tư, cần hiểu về cách phân nhóm bổ sung theo kim loại, bán kim loại, phi kim, màu sắc cũng sẽ có sự thay đổi rất nhiều.

- Kim loại sẽ được thể hiện cùng 1 màu, tuy nhiên thì Hidro thường được tô cùng màu với phi kim, được nhóm với phi kim. Kim loại có ánh kim thường sẽ ở trạng thái rắn với nhiệt độ phòng, có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, dẻo, dễ uốn.

- Phi kim được tô cùng 1 màu, chúng là các nguyên tố từ C-6 đến Rn-86 và bao gồm H-1 (Hidro). Phi kim không có ánh kim, không dẫn nhiệt, dẫn điện cũng không có tính dẻo. Chúng sẽ thường ở trạng thái khí với nhiệt độ phòng, có thể ở trạng thái rắn, khí, lỏng.

Tìm hiểu các nhóm bổ sung
Tìm hiểu các nhóm bổ sung

- Bán kim loại hoặc á kim thường được tô màu tím, xanh lá cây. Đường chéo trải dài từ nguyên tố B-5 đến At-85 chính là đường ranh giới. Chúng có một số tính chất của kim loại và cũng có một số tính chất của phi kim.

Thứ 5, các bạn cần lưu ý rằng các nguyên tố đôi khi cũng được sắp xếp thành từng họ như là họ kim loại kiềm (1A), kim loại kiềm thổ (2A), khí hiếm (8A), cacbon (4A). Họ của các nguyên tố này được đánh theo chữ số La Mã, Ả Rập hoặc là số tiêu chuẩn.

Tham khảo: Bài ca hóa trị - Cách ghi nhớ bảng hóa trị trong một nốt nhạc

2. Hướng dẫn chi tiết cách đọc bảng tuần hoàn hóa học

2.1. Đọc ký hiệu hóa học, tên của nguyên tố

Bước thứ 2 để đọc bảng tuần hoàn hóa học đó là các bạn sẽ đọc ký hiệu hóa học cùng tên của các nguyên tố. Cụ thể đó là đọc ký hiệu hóa học trước, đó là sự kết hợp của 1 – 2 chữ cái sử dụng thống nhất trong các ngôn ngữ.

- Ký hiệu hóa học bắt nguồn từ tên Latinh của nguyên tố đó hoặc cũng có thể là tên thông thường, được phổ biến rộng rãi.

Đọc ký hiệu hóa học, tên của nguyên tố
Đọc ký hiệu hóa học, tên của nguyên tố

- Trong một số trường hợp thì ký hiệu hóa học bắt buồn từ tên tiếng Anh như là Helo sẽ là “He”. Tuy nhiên thì đây không phải là quy tắc thống nhất. Ví dụ như sắt (iron) sẽ ký hiệu là “Fe”. Do đó, các bạn cần phải ghi nhớ cả ký hiệu hóa học lẫn tên để nhận biết nhanh về các nguyên tố.

Tiếp đến, các bạn sẽ tìm tên thông thường của các nguyên tố. Tên nguyên tố sẽ nằm ở dưới ký hiệu hóa học và nó có thể thay đổi phụ thuộc vào ngôn ngữ sử dụng trong bảng tuần hoàn.

2.2. Đọc số hiệu của nguyên tử

Sau khi đọc ký hiệu hóa học và tên nguyên tố thì các bạn sẽ đọc đến số hiệu của nguyên tử theo trình tự là:

- Đọc bảng tuần hoàn theo số hiệu nguyên tử nằm ở giữa bên trên hoặc bên trái của mỗi ô nguyên tố. Như đã nói ở trên thì số hiệu nguyên tử được sắp xếp tăng dần từ phía góc trái sang phía góc phải ở bên dưới. Do đó, biết được số hiệu nguyên tử là cách nhanh nhất để bạn tìm thêm thông tin về nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử chính là số proton trong hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đó.

- Việc thêm hay bớt các proton sẽ tạo ra nguyên tố khác.

Đọc số hiệu của nguyên tử
Đọc số hiệu của nguyên tử

- Tìm ra số proton trong nguyên tử cũng chính là tìm được số electron trong nguyên tử đó, nguyên tử có số electron và số proton bằng nhau.

+ Lưu ý rằng sẽ có 1 ngoại lệ trong nguyên tắc này đó là nếu nguyên tử mất đi hoặc nhận electron thì nó sẽ trở thành ion tích điện.

+ Nếu như có dấu cộng ở bên cạnh ký hiệu hóa học thì đó chính là điện tích dương, còn nếu có dấu trừ thì sẽ là điện tích âm.

+ Trường hợp không có dấu cộng hay dấu trừ, bài toán hóa học đó không liên quan gì đến ion thì bạn có thể xem số proton bằng với số electron.

Xem thêm: Bài thơ nguyên tử khối dễ nhớ

2.3. Đọc trọng lượng của nguyên tử

Cuối cùng, các bạn sẽ đọc trọng lượng của nguyên tử theo trình tự là:

- Tìm trọng lượng của nguyên tử và đây chính là con số ở bên dưới nguyên tố. Mặc dù trọng lượng của nguyên tử tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới nhưng điều này không phải lúc nào cũng là đúng.

- Trọng lượng của nguyên tử sẽ hầu hết là các nguyên tố được ghi nhớ dưới dạng thập phân. Trọng lượng nguyên tử là tổng trọng lượng của các hạt trong chính hạt nhân nguyên tử. Tuy nhiên thì đây là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.

Đọc trọng lượng của nguyên tử
Đọc trọng lượng của nguyên tử

- Sử dụng trọng lượng nguyên tử để tìm ra số nơtron trong nguyên tử. Chúng ta sẽ làm tròn trọng lượng nguyên tử đến số nguyên tử gần nhất thì sẽ ra nguyên tử khối. Tiếp sau đó bạn sẽ lấy nguyên tử khối trừ đi số proton để có số nơtron.

Ví dụ như là trọng lượng nguyên tử của sắt là 55,847 thì nguyên tử khối sẽ là 56, nguyên tử này có 26 proton, nơtron sẽ bằng nguyên tử khối trừ đi proton tức là 56 – 26 = 30 nơtron.

- Sự thay đổi nơtron trong nguyên tử sẽ tạo ra các đồng vị chính là các biến thể của nguyên tử có trong nguyên tử khối ở mức nặng hay nhẹ hơn.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách đọc bảng tuần hoàn hóa học dành cho các bạn đang quan tâm. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ nắm rõ được quy trình các bước và đọc chính xác bảng tuần hoàn hóa học nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: