Tìm hiểu cách định giá sản phẩm chi tiết nhất cho doanh nghiệp

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-05-05 12:18:53

Một mức giá phù hợp không phải là quá thấp cũng không phải là quá cao, mức giá ấy vừa phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường vừa phải đảm bảo được lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn.

Để định giá sản phẩm chi tiết và chính xác, doanh nghiệp cần phải trả qua các bước khác nhau. Những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn nắm rõ được cách định giá sản phẩm chi tiết nhất mà doanh nghiệp thường làm.

1. Cách định giá sản phẩm để đặt giá bán sỉ và bán lẻ thu được lợi nhuận

1.1. Xác định giá vốn cho sản phẩm mới

Để tính được giá bán của một mặt hàng nhất định nào đó, điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải thực hiện đó là định giá gốc cho sản phẩm. Giá gốc hay còn được gọi với tên gọi khác là giá vốn hàng bán trong kinh doanh, loại giá vốn này là bao gồm tổng chi phí sản xuất, vận chuyển, hay bất cứ chi phí nào phát sinh liên quan tới sản phẩm đó. 

Xác định giá vốn cho sản phẩm mới
Xác định giá vốn cho sản phẩm mới

Bạn có thể hình dung những chi phí đó là chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chi cho tiếp thị, quảng cáo,... Vậy xác định giá vốn hàng bán bằng công thức nào? Hãy chú ý tới nội dung bên dưới này nhé:

Giá vốn hàng bán = Giá thành của sản phẩm + Các chi phí phát sinh khác

Xem thêm: Việc làm bán hàng

1.2. Thiết lập chân dung khách hàng tiềm năng

Doanh nghiệp chỉ thiết lập giá bán ra thị trường khi họ đã tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ phân khúc mà mình hướng tới. Hãy hình dung đơn giản thôi, nếu như bạn đang muốn bán hàng cho phân khúc người nghèo mà giá bán lại quá cao, liệu rằng ai có đủ khả năng để mua? Ngược lại, ngay cả khi bạn đang nhắm tới những người giàu thế nhưng sản phẩm của bạn lại có giá bán quá thấp thì cũng chưa chắc nhận được sự hưởng ứng tích cực.

Sự phù hợp giữa giá cả và thị trường luôn là yếu tố quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải chú ý, nếu để cả 2 lệch lạc, không ăn khớp với nhau thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh của bạn sẽ không đạt được như ý.

Thiết lập chân dung khách hàng tiềm năng
Thiết lập chân dung khách hàng tiềm năng

Ngoài ra, việc nắm rõ hành vi mua hàng của đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp cũng có thể đưa ra mức giá sao cho phù hợp. Có thể trong phân khúc mà bạn hướng đến, khách hàng chỉ quan tâm tới giá cả hoặc cũng có thể là quan tâm tới chất lượng sản phẩm. 

Như vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên giá bán của sản phẩm. Doanh nghiệp có định giá cho sản phẩm đúng đắn và phù hợp hay không một phần là do công tác này. Vậy nên mọi nhân viên được phân công nhiệm vụ làm công tác nghiên cứu thị trường đều phải hết sức cẩn thận để tạo ra hiệu quả mà lãnh đạo mong muốn.

1.3. Đưa ra mức lợi nhuận mong muốn

Trong quy trình định giá sản phẩm, đưa ra mức lợi nhuận mong muốn chính là khâu quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Chẳng có đơn vị hay cơ sở nào sinh ra để làm từ thiện, mọi hoạt động hay phát sinh đều được tính ra chi phí hoặc lợi nhuận.

Có thể bạn chưa biết nhưng doanh nghiệp họ thường làm đó là lấy giá gốc của sản phẩm sau đó nhân lên gấp đôi để thành giá bán. Như vậy doanh nghiệp vừa có thể an toàn lại vừa đảm bảo nguồn lợi nhuận có thể thu về là tối đa nhất.

Đưa ra mức lợi nhuận mong muốn
Đưa ra mức lợi nhuận mong muốn

Việc đưa ra mức lợi nhuận mong muốn cũng là điều vô cùng khó khăn bởi trong khi họ đang muốn tối đa hoá lợi nhuận thì khách hàng lại muốn tiết kiệm chi phí mua hàng. Nhiều khi doanh nghiệp mong muốn bán được sản phẩm và thu về nguồn lợi nhuận lớn nhất nhưng thực tế thì còn phải tùy thuộc vào từng mặt hàng và yếu tố thị trường.

Các nhà sản xuất hay những thương hiệu lớn họ thường nhắm tới mức lợi nhuận khoảng 30% - 50%, nếu có mục tiêu nào khác quan trọng hơn thì họ cũng sẵn sàng giảm giá để thu về lợi nhuận thấp hơn.

Với những nhà bán lẻ trực tiếp, lợi nhuận mà họ hướng tới sẽ dao động từ 55% - 100%. Xác định được mức lợi nhuận mong muốn doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tìm được mức giá bán phù hợp cho sản phẩm của mình.

Xem thêm: Tiêu chí đánh giá nhân viên

1.4. Lên mức giá bán lẻ

Xác định mức giá bán lẻ chính là khâu cuối cùng trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường. Vậy có công thức nào để tính các loại giá này hay không? Sản phẩm sẽ được định giá như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi những thông tin bên dưới nhé:

Có lợi nhuận mong muốn rồi, doanh nghiệp sẽ áp dụng công thức tính sau đây để cho ra giá bán lẻ của sản phẩm:

Giá bán lẻ = Giá vốn hàng bán + (Giá vốn hàng bán X Lợi nhuận mong muốn)

Tham khảo ví dụ sau để hiểu rõ hơn về cách tính:

Doanh nghiệp bạn đã định giá cho sản phẩm là 100.000đ và muốn thu về lợi nhuận 100%, vậy giá bán sẽ được tính như sau:

100.000 + (100.000 X 100%) = 200.000đ

Vậy là chúng ta vừa tính toán xong giá bán lẻ của sản phẩm, nếu như doanh nghiệp bạn chỉ đơn thuần là bán lẻ vậy thì có thể bắt đầu bán hàng dựa theo công thức này rồi.

Đặt giá bán lẻ thế nào?
Đặt giá bán lẻ thế nào?

Tuy nhiên để cho an toàn, hãy nghiên cứu và tìm hiểu đối thủ khác xem họ đang bán với mức giá nào, nếu như giá bán mà bạn đưa ra đang cao hơn so với mức giá bán ngoài thị trường thì hãy cân nhắc và điều chỉnh lại cho phù hợp. Bởi vì bất cứ nhà bán hàng nào cũng muốn nhận về lợi nhuận cao nhất còn có thực hiện được hay không thì còn do thị trường quyết định. Cố tình để mức giá cao hơn, sản phẩm của bạn sẽ không thể bán.

Có một điều mà bạn cần lưu ý đó là đừng nhầm lẫn giữa giá thành và giá vốn hàng bán bởi vì chúng là 2 khái niệm khác nhau. Trên thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh bán lẻ thường lấy giá thành đội lên gấp 2, gấp 3 lần để bán cho khách hàng. Họ nghĩ rằng họ đã thu về được mức lợi nhuận khủng thế nhưng khi có doanh thu, họ còn phải trừ đi rất nhiều các loại chi phí phát sinh khác, điều đó khiến cho lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp thu về đáng là bao.

Mẫu đơn xin việc

1.5. Giá bán sỉ tính ra sao?

Cách tính mức giá bán sỉ này sẽ áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp vừa kinh doanh bán lẻ đồng thời vừa là nhà sản xuất và cung cấp nguồn hàng với số lượng lớn cho các chủ thể kinh doanh khác.

Vấn đề lớn đặt ra ở đây chính là làm sao để giá bán sỉ không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận thu về, hơn nữa cũng không làm ảnh hưởng tới lợi ích mà các nhà phân phối hay chủ kinh doanh bán lẻ khác thu được.

Hãy quan tâm tới các mốc số lượng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và đưa ra các mốc số lượng kèm theo đó là mức giá khác nhau. Những khách hàng lấy số lượng càng nhiều thì giá mua sẽ càng thấp và ngược lại.

Giá bán sỉ tính ra sao?
Giá bán sỉ tính ra sao?

Phân chia nhiều mức giá khác nhau giúp doanh nghiệp mở rộng được đối tác khách hàng tiềm năng, thay vì chỉ bán ra với số lượng lớn và cung cấp cho các đối tác tiềm năng khác thì doanh nghiệp có thể đưa ra những con số vừa phải để chiêu mộ thêm các nhà kinh doanh bán lẻ có nguồn vốn thấp.

Ví dụ:

Doanh nghiệp của bạn đang bán có giá gốc là 50.000đ, trong khi đó lợi nhuận mong muốn là 70%. Lúc này bạn sẽ có mức giá bán lẻ là: 50.000 + (50.000 X 70%) = 85.000đ. Theo đó, bạn có thể đưa ra các mốc số lượng và giá bán sỉ như sau:

- Khách hàng mua từ 3 - 10 sản phẩm, lợi nhuận mong muốn tính 60%, vậy giá bán sỉ sẽ là: 50.000 + (50.000 X 60%) = 80.000đ/sản phẩm

- Khách hàng mua từ 11 - 50 sản phẩm sẽ tính trên mức lợi nhuận thu về là 50%, khi đó giá bán sỉ là: 50.000 + (50.000 X 50%) = 75.000đ/sản phẩm

- …

Như vậy cứ theo công thức luỹ tiến này mà áp dụng với các mốc số lượng khác nhau. Số lượng hàng càng lớn thì khách sẽ được mua với giá càng rẻ, lúc này doanh nghiệp cũng sẽ nhận được khoản lợi nhuận hấp dẫn vì bán được nhiều hàng.

Những ví dụ vừa rồi chỉ là thông tin để bạn tham khảo, bạn có thể lấy những mốc số lượng khác và tỷ lệ lợi nhuận tuỳ vào mong muốn của mình. Tuy nhiên cần phải được tính trên giá bán lẻ. Đồng thời mức giá bán này cũng không được gây ra xung đột giữa các nhà lấy sỉ hay lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về.

Cách định giá sản phẩm chi tiết
Cách định giá sản phẩm chi tiết

Nếu ví việc định giá sản phẩm là một nghệ thuật thì hãy coi người thực hiện là một nghệ sĩ. Vốn dĩ đây không phải là công việc quá khó khăn thế nhưng nó cũng không dễ dàng nếu như bạn chưa có kinh nghiệm. Hãy bắt đầu từ những bài học nhỏ nhặt nhất về kinh doanh, sau này khi quen dần bạn sẽ tự tích lũy được những kinh nghiệm quý giá để bản thân phát triển tốt hơn. 

2. Các cách định giá sản phẩm khác

  • Định giá khuyến mại: bạn sử dụng khi muốn xả hàng tồn kho hoặc muốn gây chú ý thu hút khách hàng về sản phẩm của mình
  • Định giá lỗ: chiến lược này chỉ nên dùng với tần suất ít. Tức là khi bạn có thể mua sản phẩm A với giá khuyến mãi với điều kiện mua kèm nó với sản phẩm B
  • Định giá theo tâm lý: bạn có thể thấy hiện nay thay vì để giá sản phẩm là 10.000 đồng thì bạn để là 9.999 đồng. Khách hàng sẽ có cảm tưởng rằng sản phẩm này giá rẻ hơn và mình mua được nhiều hơn
  • Định giá cạnh tranh: trên thị trường sẽ có những giá sẵn của đối thủ, bạn có thể đặt giá thấp hơn để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. Ngược lại, bạn cũng có thể đặt giá cao hơn trên thị trường bởi sản phẩm của bạn sang trọng, có tính nổi bật và khác biệt, tạo thương hiệu riêng.

Trên đây là cách định giá sản phẩm mà doanh nghiệp thường làm, nếu bạn mới bước chân vào kinh doanh thì có thể áp dụng để hạn chế những tổn thất không mong muốn. Hy vọng mỗi chúng ta sẽ sớm trở thành ông chủ, bà chủ thành đạt, kinh doanh giỏi và ngày càng có nhiều khách hàng hơn nữa.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: