Hướng dẫn cách chọn đề tài nghiên cứu khoa học chuẩn phù hợp

Icon Author Phạm Ngọc Diệp

Ngày đăng: 2021-06-23 14:49:58

Tìm kiếm đề tài để tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học là vấn đề quan trọng cần chú ý. Vì để có thể hoàn thiện được một bài nghiên cứu khoa học rất mất nhiều thời gian, công sức. Vậy nên hãy cùng nhau tìm hiểu về cách chọn đề tài nghiên cứu khoa học hay, chuẩn và mang nhiều tính sáng tạo để có thể nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả nhất.

1. Tìm hiểu về tính chất của đề tài nghiên cứu khoa học

Tìm kiếm đề tài nghiên cứu khoa học luôn là một vấn đề lưu tâm đối với những người tham gia nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu khoa học thường đề cập đến nhiều lĩnh vực và có quy mô rộng rãi.

Tính chất bao quát của đề tài nghiên cứu khoa học
Tính chất bao quát của đề tài nghiên cứu khoa học

Có nhiều dạng đề tài khác nhau ví dụ như: Các dạng đề tài nghiên cứu khoa học triển khai, nghiên cứu đề tài mang tính ứng dụng, đề tài khoa học thăm dò và đề tài nghiên cứu khoa học dựa trên cơ sở lý thuyết đã có.

Đề tài nghiên cứu khoa học mang tính chất tìm kiếm và phân tích những sự kiện đã xảy ra, chưa xảy ra hoặc là những sự kiện dự đoán. Việc nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng được việc nâng cao cải thiện quy trình, chất lượng công việc hoặc lý giải lý thuyết, ý nghĩa của vấn đề.

Có thể tham khảo đề tài nghiên cứu khoa học ở các diễn đàn khoa học lớn, hoặc tự đề xuất ra những vấn đề khoa học để tạo ra đề tài của riêng mình. Nếu có khả năng bạn cũng có thể tìm hiểu những đề tài, vấn đề nhất thiết gần gũi trong cuộc sống cần có khoa học áp dụng vào để tạo ra giải quyết vấn đề hiệu quả.

Mục đích của việc nghiên cứu khoa học đó chính là tạo ra những giải pháp tối ưu hơn để áp dụng vào thực tế, hoặc thông qua cơ sở lý thuyết thì thực hiện phân tích và đưa ra các ứng dụng khoa học mới. Tùy vào mỗi đề tài mà nhóm nghiên cứu chọn thì mục đích mà họ muốn đạt được cũng khác nhau.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết và trình bày mẫu tiểu luận chuẩn cơm mẹ nấu

2. Những cách thức tiếp cận đề tài khoa học phù hợp

Bạn nên tìm kiếm nhiều cách thức tiếp cận nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác nhau, qua thời gian bạn sẽ có thể xác định được lĩnh vực khoa học mà mình muốn quan tâm, tìm hiểu.

Gợi ý một số cách thức tiếp cận với đề tài nghiên cứu khoa học
Gợi ý một số cách thức tiếp cận với đề tài nghiên cứu khoa học

Tham gia các hội thảo khoa học, các cuộc thi nghiên cứu khoa học để học hỏi nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Đọc sách về các đề tài khoa học đã thành công sẽ chỉ ra cho bạn được hướng tìm kiếm đề tài đúng đắn.

Bạn cũng có thể tìm hiểu về những lý do thất bại của những đề tài nghiên cứu khoa học nổi bật để rút ra bài học cho mình. Tìm kiếm thông tin về những vấn đề nhất thiết trong cuộc sống cần ứng dụng khoa học vào từ đó tự hình thành những đề tài nghiên cứu khoa học mới, mang chất riêng của mình để tham khảo chọn lọc.

Tiếp cận với những người đi trước học hỏi kinh nghiệm và hỏi han về cách tìm kiếm đề tài hợp lý. Bạn cũng có thể lập thành nhóm nghiên cứu khoa học để tìm hiểu nhiều đề tài thú vị hơn. Tìm kiếm thông tin trên những trang mạng uy tín đề cập đến những vấn đề khoa học thiết thực để có thể hiểu rõ hơn về cách thức chọn đề tài phù hợp.

3. Cách xác định lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học

Đi sâu vào những câu hỏi để có thể lựa chọn ra đề tài khoa học hợp lý, thiết thực và hiệu quả để đảm bảo kết quả sau quá trình nghiên cứu mang lại sẽ giúp bạn đạt được mục đích ban đầu. Cùng vieclam88 đi vào tìm hiểu các bước xác định lựa chọn đề tài

Xác định những tiêu chí cần thiết để tìm đề tài nghiên cứu khoa học
Xác định những tiêu chí cần thiết để tìm đề tài nghiên cứu khoa học

3.1. Xác định lĩnh vực nghiên cứu

Bạn nên xem xét lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà thúc đẩy sự tò mò của bạn. Những vấn đề cần áp dụng nghiên cứu khoa học là rất nhiều, bạn thích nghiên cứu những phương pháp khoa học ứng dụng trong nông nghiệp hay không? Hay bạn quan tâm đến những vấn đề nhức nhối về vệ sinh môi trường?

Những lĩnh vực về kinh tế, kinh doanh cũng có thể là đề tài mà bạn quan tâm. Bạn muốn tối ưu hóa hoạt động của quy trình logistic, quy trình xuất nhập khẩu. Bạn muốn nghiên cứu về việc sử dụng những phương pháp khoa học và việc xử lý chất thải trong quá trình sản xuất. 

Việc xác định vấn đề khoa học mà bạn quan tâm khá quan trọng, nó có thể giúp bạn lựa chọn được đề tài mà mình có thế mạnh từ đó thì quá trình nghiên cứu cũng diễn ra trôi chảy hơn.

3.2. Tìm hiểu tính khoa học của đề tài

Lựa chọn đề tài khoa học phải đảm bảo được tính khoa học của nó, tính khoa học phải gắn liền với một khuôn khổ lý thuyết và có cơ sở lý luận rõ ràng. Bước đầu tiên của việc nghiên cứu khoa học là nêu ra cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Vì thế đề tài có tính khoa học thì mới có thể tiến hành đưa ra lý thuyết để giải thích và áp dụng vào giải quyết vấn đề.

Phải có tính khoa học trong đề tài nghiên cứu
Phải có tính khoa học trong đề tài nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu khoa học sẽ được giải quyết nếu như nó có cơ sở để phân tích và lý giải vấn đề. Việc chọn lựa được đề tài mang tính khoa học ngay từ ban đầu sẽ mang lại kết quả nghiên cứu có ý nghĩa một cách trọn vẹn.

Xem thêm: 8 cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý đem lại hiệu quả cao

3.3. Đề tài có mang tính khả thi, tính áp dụng thực tế không?

Một đề tài nghiên cứu khoa học hay thì tức là nó phải mang tính khả thi và có thể áp dụng vào thực tiễn. Một đề tài nghiên cứu có tính khả thi là đề tài mà có thể tiếp cận được cơ sở lý thuyết, nguồn số liệu liên quan từ đó có thể giúp nhóm nghiên cứu định hình ra được hướng đi để tìm ra giải pháp, kết quả nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn là đề tài có thể áp dụng kết quả thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nếu kết quả đạt được có thể ứng dụng và giải quyết được vấn đề thực tiễn theo một hướng tốt hơn thì việc nghiên cứu đề tài đó được xem là có ý nghĩa và được đánh giá cao.

3.4. Xem xét đề tài mang tính sáng tạo, mới mẻ

Đề tài nghiên cứu khoa học nên mang tính mới mẻ
Đề tài nghiên cứu khoa học nên mang tính mới mẻ

Tính mới mẻ và sáng tạo của đề tài có thể nhìn nhận theo nhiều hướng. Ví dụ: Đề tài hoàn toàn mới mẻ là những đề tài chưa hoặc được rất ít người quan tâm nghiên cứu. Dạng đề tài này có thể được đánh giá cao nếu đáp ứng đủ các tiêu chí xem xét kể trên. Tuy nhiên phải lưu ý đến vấn đề những đề tài này có thể khó tiếp cận thông tin, lý thuyết hoặc phải gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu.

3.5. Nguồn thông tin tiếp cận có dễ tìm kiếm không?

Khi lựa chọn đề tài khoa học để nghiên cứu bạn phải tìm hiểu qua về cơ sở lý thuyết, vấn đề thực tiễn có liên quan, những thông tin hay số liệu cần có để tiến hành nghiên cứu. Việc xác định đề tài gần gũi mà bạn có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng thì đề tài đó có triển vọng để bạn tiến hành nghiên cứu khoa học.

Tiếp cận thông tin khoa học để nghiên cứu đề tài cũng là một vấn đề mà bạn cần lưu ý. Khi chọn đề tài nghiên cứu bạn phải xem xét nguồn lực của mình có đủ để thực hiện nghiên cứu đề tài đó hay không. Nếu nhóm của bạn không có quá nhiều nguồn lực và có hạn chế về việc tìm kiếm thông tin thì không nên chọn những đề tài vĩ mô hoặc những đề tài quá mới lạ.

Bạn có thể chọn lựa một loạt những đề tài nghiên cứu ấn tượng với bạn, rồi từ từ tìm hiểu thông tin để chọn ra được đề tài phù hợp nhất. Không nhất thiết những đề tài mà đã quá quen thuộc với bạn, bạn có thể chọn những đề tài mới mẻ hơn có tính chất thôi thúc sự tò mò trong bạn. 

Quá trình nghiên cứu khoa học là một quãng đường dài, chọn được một đề tài mà bạn thấy ưng ý cũng chưa chắc có thể giúp bạn đạt được kết quả mong đợi. Mặc dù vậy nhưng có một bước khởi đầu tốt cũng có thể đem lại nhiều động lực cho bạn để có thể cống hiến hết mình tham gia nghiên cứu khoa học.

Tìm kiếm đề tài nghiên cứu khoa học hợp lý
Tìm kiếm đề tài nghiên cứu khoa học hợp lý

Bài viết cách chọn đề tài nghiên cứu khoa học đã định hướng cho bạn những vấn đề cần quan tâm xem xét khi tiến hành chọn đề tài nghiên cứu khoa học. Đừng dừng lại hãy tiếp tục tìm kiếm và bạn sẽ có được những đề tài nghiên cứu hay và đạt được kết quả ấn tượng.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: