Những cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên mà bạn nên biết

Icon Author Ngọc Lam

Ngày đăng: 2021-05-21 18:43:45

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên và cách tiết kiệm tiền hiệu quả bằng phương pháp 6 chiếc lọ nhé! 

Giai đoạn học sinh, sinh viên có thể nói là giai đoạn tươi đẹp nhất của con người. Nhưng bên cạnh đó cũng không thiếu những nỗi buồn. Nỗi buồn đó mang tên là “Tài chính”. Khi trong túi của những cô cậu sinh viên luôn luôn ở trong tình trạng “Vườn không nhà trống”, chưa hết tháng mà đã hết tiền.

Nhưng đừng quá lo lắng, ngày hôm nay, vieclam88.vn sẽ mách cho các bạn trẻ một vài tips cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên, để chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng ăn mì tôm thay cơm vào mỗi khi cuối tháng nhé!

 

1. Các cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên

1.1. Tiết kiệm chi phí thuê nhà

Đây sẽ là một cách vô cùng hữu hiệu cho những bạn nào từ quê lên thành phố nhập học, không có nhiều tiền để chi trả cho cuộc sống. Bạn có thể đăng ký ở kí túc xá của nhà trường, chi phí khá rẻ chỉ có vài trăm nghìn/ tháng.

Bù lại, bạn sẽ phải đánh đổi là việc ăn ngoài thường xuyên vì KTX của trường thường không cho phép sinh viên nấu ăn, và lại chỗ cũng sẽ rất đông và chật hẹp. Thế nhưng việc đi chuyển đến trường lại nhanh hơn rất nhiều và chi phí cũng giảm đi đáng kể. Cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại phải không nào!

Cách chi tiêu hợp lí cho sinh viên
Cách chi tiêu hợp lí cho sinh viên

Nếu bạn không muốn ở ký túc xá mà muốn tìm trọ để có không gian riêng tư học tập và thư giãn, bạn nên share phòng với những người bạn thân cận, hoặc học cùng lớp với bạn, số lượng ở càng nhiều thì tiền nhà chia ra sẽ càng ít.

Hoặc bạn nếu có phương tiện đi lại, bạn có thể ở những khu xa trường hơn một chút, khoảng 5,6 km. Những khu không gần trường Đại học thì sẽ có giá phòng thấp hơn khá nhiều đấy nhé!

Xem thêm: Việc làm sinh viên làm thêm

1.2. Đi lại bằng phương tiện công cộng

Nếu như bạn chưa thể có cho mình một chiếc xe riêng để đi lại thì xe bus là một phương tiện khá hữu dụng cho bạn để đi tới trường nếu bạn trọ ở ngoài. Bạn chỉ cần đăng ký vé tháng dành cho sinh viên chỉ với 100 nghìn/ tháng, không cần lo lắng nhiều đến chi phí đi lại bởi vì Nhà nước đã ưu đãi cho sinh viên trong 4 năm đại học của sinh viên. Hẳn là không cần để ý nhiều đến chuyện đi lại nữa rồi.

Cách chi tiêu hợp lí cho sinh viên
Cách chi tiêu hợp lí cho sinh viên

Tuy nhiên, bạn cần phải sắp xếp thời gian một cách hiệu quả và linh hoạt vì khi di chuyển bằng phương tiện này, nó sẽ ngốn của bạn khá nhiều thời gian đi lại. Nếu chẳng may bạn bị nhỡ mất một chuyến xe mà 15 phút mới có một lần, thì chắc chắn bạn sẽ bị muộn học hoặc tệ hơn là buổi thi hôm đó luôn rồi.

Một cách khác đơn giản và hiệu qủa hơn nữa cho những bạn ở gần trường đó chính là việc bạn tiết kiệm và mua cho mình một chiếc xe đạp. Chi phí không đáng là bao mà bạn lại vừa có thể bất chấp len lỏi được giữa dòng người tấp nập ở đô thị.

1.3. Thường xuyên nấu ăn tại nhà

Đây là một cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên, vừa tiết kiệm được tiền lại vừa tốt cho sức khỏe, đó chính là việc tự tay đi chợ và nấu những món ăn mà mình yêu thích. Nếu bạn nấu ăn tại nhà thì chắc chắn một điều rằng bạn sẽ có thể để ra một số tiền nho nhỏ phục vụ cho các khóa học phát triển bản thân mình đấy nhé!

những cách chi tiêu hợp lí
những cách chi tiêu hợp lí

Việc bạn ăn uống ở nhà thường xuyên không những giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, trở nên xinh đẹp hơn, mà còn khiến cho bố mẹ bạn ở nhà yên tâm vì con của mình đã trưởng thành và biết tự chăm sóc cho bản thân mình rồi.

1.4. Lập bảng cân đối thu chi

Hàng tháng, bạn nên viết ra những khoản tiền lớn mà mình đã bỏ ra, những chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, đi lại, ăn uống và những khoản phát sinh khác để biết được một tháng mình chi tiêu hết bao nhiêu. Với những bạn cẩn thận hơn nữa thì ghi danh sách chi tiêu hàng ngày để biết chính xác mình chi tiêu hết bao nhiêu trong tháng đó là tính trung bình số tiền mình phải trả trong vòng một tháng.

Lập kế hoạch chi tiêu
Lập kế hoạch chi tiêu

Đầu tháng, hãy cố gắng chia ra từng mục nhỏ những khoản chi tiêu và ước lượng sẽ mất bao nhiêu. Sau đó hãy so sánh đối chiếu những khoản đã ước lượng đầu tháng với những khoản chi tiêu cuối tháng mà bạn viết ra. Có như vậy bạn mới biết mình chi chỗ nào không đúng và hết trầm cảm vì đã biết lý do khiến mình ăn mì tôm vào cuối tháng là do điều gì rồi.

Cuối cùng, cần phải biết rút kinh nghiệm cho bản thân, hạn chế mua những thứ không cần thiết và lập kế hoạch chi tiêu cho tháng sau để không gặp phải tình trạng như trên nữa nhé!

Xem thêm: CV xin việc parttime cho sinh viên

1.5. Sử dụng thẻ sinh viên để được ưu đãi

Khi là sinh viên bạn sẽ nhận được vô vàn ưu đãi ví dụ như giảm giá vé vào các khu vui chơi, vé xem phim,... Vậy thì tại sao lại không tận dụng để có thể vừa được vui chơi giải trí vừa tiết kiệm được một khoản tiền. Điển hình như ở trên đã nêu, thẻ sinh viên sẽ giúp bạn trừ được một khoản tiền phí xe bus hằng tháng.

1.6. Phân biệt nhu cầu “cần” và “thích”

Cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên quan trọng nhất là chỉ mua những thứ thật sự phù hợp. Sau khi đã biết được nguyên nhân của việc ăn mì tôm cuối tháng, bây giờ là lúc bạn cần nhìn lại rằng những thứ mình mua thật sự có đáng hay không. Người ta thường nói trong giao tiếp thì nên “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, còn bây giờ, muốn tiết kiệm tiền, tôi khuyên bạn nên suy nghĩ ba lần trước khi ra quyết định mua bất kỳ một món đồ nào. Hãy trả lời bản thân 3 câu hỏi: Thứ này có thật sự quan trọng? thứ này có đáng để mua? nếu không mua thì có thì có ảnh hưởng gì không? nếu câu trả lời đều là không thì tuyệt đối không nên mua nhé vì nó sẽ làm bạn hối hận về sau đó.

1.7. Tự tạo ra thu nhập cho bản thân

Đây là một cách khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Thay vì ngồi đợi ba mẹ gửi tiền lên mỗi tháng cho bạn, hãy tìm cách tự kiếm tiền lo cho bản thân mình đi. Bạn đã 18 tuổi, đủ tuổi trưởng thành để tự chặm lo cho bản thân mình.

Tự tạo ra thu nhập cho bản thân
Tự tạo ra thu nhập cho bản thân

Có rất nhiều công việc part-time dành cho sinh viên, thông qua công việc part-time của mình, bạn vừa kiếm được tiền, lại vừa có thêm kinh nghiệm, kỹ năng trong cuộc sống. Chỉ cần là việc không trái pháp luật, thì bạn hãy cứ cố gắng làm việc nhé. Chắc chắn khi bạn tự tay kiếm ra đồng tiền của mình, bạn sẽ thấy quý trọng nó hơn vì công sức lao động mình đã bỏ ra và không dám chi tiêu mạnh tay đầu tháng nữa.

Mẫu đơn xin việc

2. Cân đối chi tiêu bằng quy tắc 6 chiếc lọ

Bên cạnh việc chi tiêu hợp lý, thì việc tiết kiệm tiền cũng là một việc vô cùng quan trọng. Tất nhiên bạn cần phải chinh phục được mục tiêu chi tiêu hợp lý của mình trước rồi mới nghĩ đến việc tiết kiệm như thế nào. Hãy tưởng tượng một ngày, bạn có thể sẽ bị ốm phải đi bệnh viện, bạn cần tiền để trả viện phí, hay câu lạc bộ của bạn tổ chức một party linh đình, mà trong tủ đồ của bạn chẳng có bất kỳ chiếc váy dạ hội nào.

Những lúc như vậy bạn sẽ cần những khoản tiền cho những khoản chi phí phát sinh mà bạn bắt buộc phải bỏ ra. Chính vì vậy, những lúc nhận được tiền bố mẹ gửi lên hoặc tiền lương của mình, hãy trích ra một phần bất biến phải chi ra như tiền nhà, đi lại, ăn uống. 

Quy tắc tiết kiệm tiền bạc
Quy tắc tiết kiệm tiền bạc

Số tiền còn lại hãy đem cất đi, gửi tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời. Tốt nhất là hãy quên đi khoản chi tiêu đó. Nếu bạn gửi tiết kiệm, chỉ trong một thời gian, bạn sẽ thấy được sức mạnh kì diệu của lãi suất kép đó.

- Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp đỉnh cao của việc chi tiêu hợp lý:

Bạn hãy tưởng tượng rằng, mình đang có 6 chiếc lọ, tương ứng với 6 khoản chi tiêu bạn cần bỏ ra trong một tháng, 6 khoản chi tiêu đó tương ứng với số phần trăm mà bạn nên dành cho khoản đó, cụ thể như sau:

- Lọ thứ nhất: 55% thu nhập dành cho chi tiêu cần thiết:

Chi tiêu cần thiết là những khoản mà bản thân bắt buộc phải bỏ ra như tiền nhà, tiền đi lại, chi phí ăn uống,.. đây là những khoản thiết yếu và chúng sẽ là thứ ngốn nhiều tiền trong một tháng nhất của bạn. Bởi vậy, hãy cố gắng tiêu sài phù hợp những khoản này để chúng không vượt quá 65% thu nhập của bạn nhé!

- Lọ thứ hai: 10% thu nhập - Tiết kiệm cho tương lai

Như đã chia sẻ phía trên, việc tiết kiệm cho tương lai là vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì vậy, đừng ngần ngại gì mà không bỏ ra 10% thu nhập của mình để phát triển tương lai sự nghiệp của bạn. Chắc chắn chúng sẽ hữu dụng trong tương lai.

- Lọ thứ ba: 10% thu nhập - phát triển bản thân

10% này bạn có thể dùng để mua sách, các khóa học trực tuyến, hay tham gia hội thảo, workshop,.. Tất cả những hoạt động trên nhằm giúp bạn nâng cao trí tuệ, từ đó, bạn có thể kiếm ra tiền từ những khoản đã chi này. Đầu tư vào trí tuệ vẫn là khoản đầu tư thông thái nhất phải không nào!

Quy tắc quản lí tài chính cá nhân bằng 6 chiếc lọ
Quy tắc 6 chiếc lọ

- Lọ thứ 4: 10% thu nhập - tự thưởng cho bản thân

Sau một khoảng thời gian dài nỗ lực và phấn đấu, chắc hẳn cơ thể bạn sẽ đòi đình công. Chính vì vậy, bên cạnh việc tiết kiệm, bạn cũng nên tự thưởng cho mình những thứ mà mình mong muốn, nhưng cố gắng đừng vượt quá 10% là được.

- Lọ thứ 5: 10% thu nhập - Đầu tư sinh lời

Nếu mục tiêu của bạn là tự do tài chính tuổi 30 thì còn trần trừ gì mà không đầu tư để sinh lời. Warren Buffet - Tỷ phú chứng khoán từng nói: “Nếu bạn không kiếm tiền trong lúc ngủ, bạn sẽ kiếm tiền cho tới khi bạn chết”. Điều đó chứng tỏ rằng việc đầu tư là vô cùng cần thiết cho những ai muốn trở nên giàu có.

- Lọ cuối cùng: 5% thu nhập - Cho đi giá trị

Ở ngoài kia, có biết bao nhiêu người khốn khổ hơn chúng ta rất nhiều, vì vậy, hãy cố gắng cho đi nhiều nhất có thể, cho đi sẽ được nhận lại. Vì khi chết, thứ còn sót lại không phải là tiền mà là những điều mình đã làm được trong cuộc đời này.

Trên đây là tất cả những gì tinh túy nhất mà chúng tôi đã đúc kết được từ những kinh nghiệm xương máu thời còn là sinh viên về cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong chặng đường sắp tới. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: