Các tiêu chí đánh giá nhân viên của các doanh nghiệp

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2024-03-27 10:32:08

 Hiện nay ở các công ty, doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá của nhân viên đang rất được coi trọng và quan tâm. Bởi nó giúp các nhà quản lý nắm bắt được năng lực của từng nhân viên. Bởi vậy, hôm nay chúng ta hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới nhé.

1. Thế nào là đánh giá nhân viên?

các tiêu chí đánh giá nhân viên

   Ngay từ khi bạn bắt đầu công việc tại một công ty hay doanh nghiệp nào đó thì không có ai có thể ngay lập tức đánh giá đúng năng lực của bạn. Mà phải trải qua quá trình quan sát, thử thách. Đánh giá nhân viên là việc bắt buộc phải làm ở mỗi công ty, để xem xét, đánh giá lại những công việc mà nhân viên đã làm trong thời gian trước đó. Đây là quy trình đã được chuẩn hóa để thu thập thông tin từ các cấp bậc quản lý về hành động và ứng xử trong chuyên môn của toàn bộ nhân sự. Việc đánh giá nhân viên còn được hiểu là một phương thức xét duyệt nhân viên theo một chu kỳ xem người đó có hoàn thành công việc hay không?

   Nếu nhà quản lý có cách nhìn nhận đúng đắn, sáng suốt sẽ khuyến khích được các nhân viên làm việc hiệu quả hơn đồng thời tìm ra các nhân tài cho công ty. Còn những người làm chưa tốt thì khích lệ, chỉ bảo để họ hoàn thành tốt hơn. Nếu một doanh nghiệp làm tốt được điều này thì sẽ xây dựng được một đội ngũ nhân viên hùng hậu, xuất sắc, giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ. Họ chính là lực lượng nòng cốt để đưa doanh nghiệp phát triển.

Xem thêm: Mẫu nhận xét đánh giá cán bộ

2. Để đánh giá được một nhân viên thì cần những tiêu chí gì?

các tiêu chí đánh giá nhân viên của doanh nghiệp

2.1. Đánh giá nhân viên dựa trên thái độ làm việc.

   Tinh thần lạc quan: Người lạc quan là người luôn có suy nghĩ tích cực. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ vẫn luôn bĩnh tĩnh, giữ được một cái đầu lạnh từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. Họ luôn tin tưởng công việc của mình, tạo ra niềm tin để cố gắng làm tốt công việc của bản thân. Đồng thời mang lại cho các đồng nghiệp khác tinh thần làm việc tốt.

   Đức tính trung thực của nhân viên: William đã từng nói:” Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Một nhân viên trung thực với cấp trên, đồng nghiệp thì sẽ luôn được mọi người tin tưởng, coi trọng. Bởi họ luôn nói đúng làm đúng, không ngại khó, ngại khổ, luôn làm tốt những kế hoạch mà cấp trên giao phó. Tính trung thực là đức tính mà được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.

   Thái độ nhiệt tình: Nhiệt tình trong công việc chính là sự tận tụy , làm việc hăng say, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình và giúp đỡ những người xung quanh khi người khác cần.

   Luôn luôn tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng: Là một nhân viên, muốn được người khác coi trọng thì trước hết ta phải coi trọng người khác trước. Luôn có thái độ lịch sự, chân thành, tạo điều kiện để mọi người bày tỏ quan điểm. Luôn lắng nghe, luôn tiếp thu, đánh giá sáng kiến của đồng nghiệp, khách hàng. Đặc biệt tránh cắt lời hoặc nói xấu, xúc phạm đến đồng nghiệp hay khách hàng. Nếu đáp ứng được những điều này thì bạn sẽ được mọi người yêu quý, kính nể, tạo được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

   Luôn đúng giờ, chuyên cần: Thời gian là một yếu tố rất quan trọng để người khác nhìn nhận về bạn. Không một nhà quản lý nào vui vẻ khi nhân viên của mình luôn đi trễ hay nộp báo cáo quá hẹn. Bạn không cần làm việc 24h một ngày mà cần làm việc có hiệu quả . 

   Ý chí cầu tiến là sự khát vọng hoàn thành công việc mà nhân viên muốn hoàn thành. Một người nhân viên có tính cầu tiến sẽ không bao giờ chịu lùi bước trước khó khăn, luôn hoàn thiện bản thân để ngày càng tốt hơn trong công việc.

   Lạc quan trong công việc: Người lạc quan là người luôn luôn tin tưởng vào công việc của mình làm. Họ tạo ra niềm tin để cố gắng vượt qua những khó khăn, cố gắng làm tốt công việc của mình thay vì gặp khó khăn thì chán nản bỏ cuộc

   Cẩn trọng trong công việc: Trong môi trường làm việc, chẳng ai muốn nhắc nhở bạn nhiều lần những lỗi nhỏ do bạn bất cẩn. VÌ thế hãy chú ý và cẩn thận từ những chi tiết nhỏ. Từ đó sẽ giúp cho bản thân quen với việc cẩn thận hơn và chỉnh chu hơn trong công việc.

2.2. Đánh giá nhân viên dựa vào năng lực thực tế.

   Hiệu suất làm việc của nhân viên: Trong công việc, người quản lý sẽ đặt ra KPI cụ thể và thời gian làm việc của nhân viên để đặt ra vị trí cũng như công việc tương ứng phù hợp.

   Phát triển trong công việc :Trong quá trình làm việc, qua những KPI mà người quản lý giao cho, họ sẽ thấy được sự phát triển của nhân viên trong công việc cụ thể như: Nhân viên đạt được mục tiêu trong thời gian nào, những khó khăn,nguyện vọng của nhân viên,…. Từ đó các nhà quản lý có thể hỗ trợ, đưa ra các chiến lược nâng cao trình độ nhân viên.. Nhân viên có phát triển có năng lực cao thì doanh nghiệp đó mới phát triển tốt được. Người xưa đã có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Muốn công ty phát triển phải dựa vào chính sự nỗ lực của các nhân viên trong công ty.

   Khả năng hoàn thành công việc: Khả năng hoàn thành công việc là tín hiệu để người quản lý đánh giá chuẩn nhất về năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng cũng như năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới.

2.3. Đánh giá nhân viên dựa theo mục tiêu công việc được giao. 

   Đối với mục tiêu hành chính: Các nhân viên được đánh giá trên KPI , để nhằm đánh giá mục tiêu, mức độ, cường độ làm việc của nhân viên từ đó có cơ sở đề tăng lương thưởng hay phạt.

   Đối với mục tiêu phát triển: Dựa trên chỉ số KPI để có thể biết rõ được khả năng phát triển dài hạn, ngắn hạn của nhân viên.

   Đối với mục tiêu hoàn thành công việc: Tùy thuộc vào mỗi nhiệm vụ, quyền hạn , vai trò của nhân viên từ đó mà tìm kiếm được nhân viên có năng lực tốt để tuyển chọn, đào tạo, trở thành nòng cốt của công ty. Mỗi vị trí đều phải phù hợp với các công việc tương ứng. Dựa vào những tiêu chí đã đề ra trước đó mà người quản lý có thể nắm được nhân viên nào tốt, nhân viên nào cần đào tạo thêm.

3. Các phương pháp đánh giá nhân viên

các tiêu chí đánh giá nhân viên

3.1. Phương pháp critical incident method( theo dõi các sự việc quan trọng)

   Người quản lý sẽ quan sát và ghi nhớ lại những việc làm của nhân viên trong các khoảng thời gian nhất định. Sau đó từ  kết quả ở những ghi chép đó mà đưa ra phán đoán, quyết định.

Theo dõi nhân viên qua một thời gian dài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về họ. Đây là cách tiếp cận rất hữu ích.

3.2. Đánh giá nhân viên theo phương pháp 360 độ

   Mọi nhân viên qua phương pháp này sẽ được đánh giá dựa trên những ý kiến của các đồng nghiệp, cấp trên, hay chính khách hàng của mình. Bằng cách này, nhân viên sẽ được đánh giá một cách tổng thể không chỉ là năng lực mà còn là thái độ và sự phù hợp. 

3.3. Đánh giá nhân viên theo phương pháp checklist

Ở đây nhân viên sẽ được các đội ngũ nhân sự đặt ra một loạt các câu hỏi để đánh giá khả năng thực hiện công việc của mình. Các câu hỏi này sẽ có hình thức dưới dạng “ có hoặc không” nhằm giúp người quản lý đưa ra được cái nhìn đúng đắn về năng lực của nhân viên.

Xem thêm: Việc làm nhân sự

3.4. Nhân viên tự đánh giá năng lực của bản thân.

   Phần lớn mỗi chúng ta đều không nhận ra được điểm yếu của bản thân mình. Tự nhận thức được yếu điểm sẽ giúp ta dễ dàng sử đổi hơn . Tại đây nhân viên sẽ được các nhà quản lý yêu cầu đánh giá khả năng của mình qua một loạt các câu hỏi có nhiều đáp án. Điều này sẽ giúp bạn nhận rõ rằng năng lực của bản thân mình ở đâu từ đó mà cố gắng phấn đấu.

   Trên đây là bài viết của vieclam88.vn về các tiêu chí đánh giá nhân viên và những vấn đề xoay quanh nó. Mong rằng nó có thể giúp bạn phát triển hơn trong công việc.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: