1. Các khoản thu đầu năm học mà nhà trường được phép thu
Dưới đây, vieclam88.vn xin liệt kê ra những khoản tiền mà nhà trường được phép thu của phụ huynh, tất cả những khoản thu này đều dựa theo các điều khoản pháp luật được Nhà nước ta quy định. Một số khoản sẽ thay đổi mức phí tùy vào từng địa phương. Xin lưu ý rằng, những điều luật quy định khoản thu chi trên chỉ áp dụng cho các trường công lập.
1.1. Học phí
Học phí là khoản tiền phụ huynh phải nộp cho nhà trường để thanh toán các chi phí giáo dục đào tạo. Mức học phí hàng năm ở mỗi tỉnh sẽ do hội đồng nhân dân tỉnh quy định dựa theo điều kiện, tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh.

Riêng đối với học sinh tiểu học, Nhà nước có quy định miễn toàn bộ học phí cho các em, vậy nên phụ huynh có con em học tiểu học thì không cần phải nộp học phí cho nhà trường.
1.2. Bảo hiểm y tế dành cho học sinh
Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, do Nhà nước tổ chức và quản lý. Nếu chẳng may các em học sinh gặp tai nạn, ốm đau thì bảo hiểm y tế sẽ chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí chấn đoán, khám chữa, điều trị, phục hồi sức khỏe,… Các chính sách hiện hành quy định học sinh, sinh viên bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế.
.jpg)
Bên cạnh đó, học sinh và sinh viên là những đối tượng được Nhà nước dành ngân sách để hỗ trợ khi đóng bảo hiểm y tế, tối thiểu là 30% mức đóng.
Như vậy, học sinh sinh viên đóng bảo hiểm y tế với mức đóng là 4,5% mức lương cơ sở, được nhà nước hỗ trợ 30%, số tiền chính xác mà các em phải đóng là 4,5% x 1.490.000 x 70% = 46.935 VND/tháng, suy ra một năm phải đóng 563.220 VND.
Xem thêm: 8 cách sắp xếp thời gian học tập hợp lý đem lại hiệu quả cao
1.3. Tiền dạy thêm, học thêm theo thỏa thuận
Là những chi phí dành cho việc dạy thêm, học thêm, phụ đạo mà nhà trường tổ chức cho các em học sinh. Khoản tiền thu này sẽ do nhà trường và cha mẹ học sinh tự thỏa thuận với nhau để đưa ra con số phù hợp.
Số tiền thu cho việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường sẽ được chi như sau: chi thù lao cho giáo viên giảng dạy trực tiếp (70%); chi cho công tác tổ chức quản lý dạy học thêm (15%); chi tiền điện, nước, vệ sinh, cơ sở vật chất phục vụ việc dạy thêm, học thêm (15%).
Còn đối với hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thì các mức thu chi sẽ do hai bên phụ huynh và nhà trường tự thỏa thuận.
1.4. Quần áo đồng phục, thể thao, phù hiệu
Tại hầu hết các trường công hiện nay, học sinh đều được yêu cầu phải mặc đồng phục riêng của nhà trường, đồng thời phải có trang phục học thể dục, thể thao và có thể là phù hiệu trường. Các em sẽ phải mặc đồng phục mùa đông, mùa hè, áo thể thao, áo dài, lễ phục,… hàng ngày và vào các dịp đặc biệt, theo như quy định của trường.

Kinh phí chi trả cho việc may, mua, thuê, mượn những trang phục đó sẽ lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên của nhà trường, từ đóng góp của hoc sinh sinh viên và các nguồn thu hợp pháp khác. Nguồn kinh phí này bắt buộc phải được công khai thu, chi.
1.5. Tiền phục vụ việc ở bán trú
Bán trú là việc học sinh nghỉ lại trường vào buổi trưa, chuẩn bị cho buổi học chiều, tiết kiệm thời gian di chuyển về nhà cho các em và cho phụ huynh. Vào giờ bán trú, các em học sinh sẽ được nhà trường cung cấp đồ ăn thức uống, ngủ trưa, sinh hoạt, được người trông coi và chăm sóc.
Đây là một mô hình giúp ích rất nhiều cho các phụ huynh bận rộn hay những gia đình nhà xe không tiện đưa đón. Tùy từng địa phương mà khoản thu tiền phục vụ bán trú sẽ khác nhau, tuy pháp luật chung không quy định cụ thể nhưng địa phương vẫn đưa ra các hạn mức đối với các khoản thu chi bán trú.

Ví dụ như tại Hà Nội, khoản tiền ăn uống của các em sẽ do nhà trường và phụ huynh tự thỏa thuận, tiền chăm sóc bán trú mỗi tháng tối đa là 150.000 VND/học sinh, tiền chi cho trang thiết bị phục vụ bán trú (nồi, quạt, ấm,…) mỗi năm đối với học sinh mầm non là tối đa là 150.000 VND/em, còn đối với học sinh cấp 2 và cấp 3 thì tối đa là 100.000 VND/em.
1.6. Tiền học 2 buổi/ngày
Hiện nay, hầu hết các trường tại Việt Nam đều học 2 buổi/ngày thay vì chỉ học 1 buổi, cho nên ngoài việc giảng dạy đủ số tiết, số buổi theo như quy định, các giáo viên còn phải dạy tăng tiết cả ngày. Do đó các địa phương thống nhất sẽ thu tiền hỗ trợ từ phụ huynh học sinh.

Khoản tiền này dùng để bồi dưỡng những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy 2 buổi/ngày (60%); bồi dưỡng cán bộ công nhân viên và dành cho phúc lợi tập thể (20%); mua sắm đồ dùng học tập, văn phòng phẩm, điện, nước, vệ sinh, tăng cường cơ sở vật chất (17%); phục vụ công tác chỉ đạo của thanh tra (3%).
Đối với học sinh tiểu học, khoản tiền tối đa được thu mỗi tháng là 100.000 VND/học sinh. Đối với học sinh trung học cơ sở, khoản tiền tối đa được thu mỗi tháng là 150.000 VND/học sinh.
1.7. Học phẩm cho các học sinh mầm non
Tiền học phẩm là tiền mua các loại sách vở, học liệu, đồ dùng học tập để giúp các em học sinh mầm non tham gia các hoạt động giáo dục theo như chương trình học. Khoản tiền này chỉ áp dụng cho trường mầm non, không áp dụng đối với các cấp học khác.
Tại Hà Nội, mỗi năm nhà trường được phép thu tối đa 150.000 VND/học sinh để chi trả cho học phẩm.
1.8. Nước uống cho học sinh
Phải học tập và rèn luyện cả ngày tại trường học, các em học sinh chắc chắn rất mệt mỏi và không phải em nào cũng thuận tiện mang đủ nước uống đến trường. Vậy nên hầu hết các trường học đều mua nước uống tinh khiết để phục vụ học sinh giải khát, cung cấp đủ lượng nước cần thiết trong ngày.
Tại Hà Nội, mức tiền nước uống hàng tháng mà phụ huynh mỗi em phải đóng là tối đa 12.000 VND.
1.9. Tiền viện trợ, quà biếu
Đây là những tiền tài trợ mà nhà trường vận động phụ huynh đóng góp để chi trả cho các khoản: trang thiết bị, đồng dùng phục vụ dạy học và nghiên cứu khoa học; cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng các công trình của nhà trường để phục vụ hoạt động giảng dạy; hỗ trợ các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường.
Tiền viện trợ, quà biếu này phải là phụ huynh hoàn toàn tự nguyện chi trả, và thỏa thuận rõ rằng nhà trường sẽ chi như thế nào. Đây được xem là nguồn thu hợp pháp của trường và phải được ghi chép, quản lý qua sổ sách minh bạch, phải được chi tiêu theo đúng như thỏa thuận giữa đơn vị viện trợ và nhà trường.
Xem thêm: Sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 có những mục nào? Cần lưu ý gì
2. Những khoản mà phụ huynh không phải đóng là gì?
Ngoài các khoản được phép thu trên, các bạn cũng nên nắm rõ nhưng khoản tiền mà Nhà nước không cho phép các trường được thu để đảm bảo số tiền mình bỏ ra là đúng đắn, hợp lý, tránh tình trạng bị lạm thu. Những khoản thu ngoài quy định mà phụ huynh học sinh không cần phải đóng bao gồm:
.jpg)
- Tiền bảo vệ cơ sở vật chất, bảo vệ an ninh nhà trường.
- Trông giữ phương tiện giao thông của học sinh: tiền gửi xe đạp, xe đạp điện, xe máy,…
- Tiền giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Khen thưởng giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường.
- Mua sắm các loại máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho giáo viên, cán bộ công nhân viên hoặc cho nhà trường.
- Hỗ trợ công tác quản lý, giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác.
- Phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình của nhà trường.
Học hành không phải chuyện đơn giản, bên cạnh việc tập trung rèn luyện, học tập thì chúng ta còn phải nghĩ cách trang trải các khoản chi phí phục vụ quá trình học tập tại trường, vậy nên tìm hiểu kỹ càng chẳng bao giờ là thừa. Trên đây là bảng liệt kê những khoản mà nhà trường được phép và không được phép thu, hi vọng đã cho bạn những thông tin bổ ích và giúp bạn nắm rõ về các khoản thu đầu năm học.
Tham gia bình luận ngay!