Các công việc ở sân bay bao gồm những gì? Yêu cầu cho từng vị trí

Icon Author Nguyễn Thu Huyền

Ngày đăng: 2021-06-18 14:40:16

Gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn ngành hàng không hiện đang là ngành thuộc lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng nền công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại đồng thời đây cũng là ngành kinh tế mang tính quốc tế. Vì vậy, mọi hoạt động cần được đồng bộ dưới một quy trình chặt chẽ. Vậy, nhân sự trong sân bay có những vị trí làm việc nào? Nhiệm vụ của thể của các vị trí công việc ở sân bay đó là gì? Hãy để vieclam88.vn cung cấp câu trả lời cho bạn nhé!

1. Các vị trí công việc ở sân bay và nhiệm vụ cần làm

1.1. Nghề huấn luyện bay ở sân bay cần làm những gì?

Vị trí huấn luyện bay ở sân bay là việc của những người giảng dạy cho phi công cách điều khiển máy bay dân dụng, khắc phục và xử lý sự cố. Họ là những người nắm rõ nhất từ lý thuyết cho tới thực hành việc điều khiển máy bay dân dụng đồng thời họ cũng hiểu rõ các quy tắc, luật lệ trong ngành hàng không, điều kiện thời tiết, dân đường. Để làm việc ở vị trí này, đòi hỏi các huấn luyện bay phải là những phi công lành nghề có khả năng tự chủ cao, chu đáo, cẩn thận, có trách nhiệm, chín chắn, kiên nhẫn, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Nghề huấn luyện bay ở sân bay cần làm những gì?
Nghề huấn luyện bay ở sân bay cần làm những gì?

1.2. Nhân viên kiểm soát không lưu ở sân bay làm gì?

Nhiệm vụ của các nhân viên kiểm soát lưu thông ở sân bay đó chính là theo dõi và hướng dẫn đường đi của máy bay tại sân bay trong phạm vi của đường bay, từ đó phòng ngừa sự va chạm của các máy bay trong đường bay. Khi có các vấn đề phát sinh cần hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và cứu nạn máy bay.

Nơi làm việc của những nhân viên kiểm soát không lưu chính là tại tháp điều khiển ở trong sân bay. Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là chỉ dẫn cho máy bay đi đúng hướng, gần với các phi trường của sân bay, đảm bảo rằng máy bay đã bay đúng theo đường đi đã được vạch sẵn. Đồng thời sử dụng hệ thống radar của sân bay để có thể theo dõi và điều chỉnh hướng đi của máy bay, duy trì việc liên lạc bằng sóng vô tuyến điện với các phi công ở trên máy bay, hỗ trợ cho phi công khi các trường hợp khẩn cấp xảy ra. Mỗi một kiểm soát viên không lưu sẽ chỉ có một nhiệm vụ riêng trong quá trình làm việc như cất cánh, hạ cánh, tiếp đất, di chuyển trên mặt đất…

Nhân viên kiểm soát không lưu ở sân bay làm gì?
Nhân viên kiểm soát không lưu ở sân bay làm gì?

Tố chất để trở thành một kiểm soát viên không lưu đó là bạn phải là một người có sự linh hoạt, phản xạ nhanh chóng, có khả năng tập trung cao độ, chịu được công việc có áp lực cao,có khả năng sử dụng thành một cách thạo tiếng Anh trong giao tiếp và có một tinh thần trách nhiệm cao.

1.3. Thủ tục viên hàng không làm gì?

Công việc chính của thủ tục viên hàng không là kiểm tra khách hàng lên máy bay, làm các thủ tục như đăng ký, ký gửi hành lý cho các khách hàng của chuyến bay. Yêu cầu đối với vị trí công việc nhân viên thủ tục hàng không đó chính là người này cần phải có sức khỏe tốt, có một số chứng chỉ theo yêu cầu của các hãng bay, khả năng thính giác tốt và sử dụng thành thạo máy tính, tiếng Anh.

1.4. Nhân viên cân bằng trọng tải và nhiệm vụ

Công việc chính của các nhân viên cân bằng trọng tải máy bay trong sân bay đó chính là tính toán trọng tải tổng cộng của hàng khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện được ký gửi cho máy bay, tính toán nhiên liệu cần cho chuyến bay, lên kế hoạch xếp hàng hóa và lập sơ đồ xếp hàng hóa.

Nhân viên cân bằng trọng tải và nhiệm vụ
Nhân viên cân bằng trọng tải và nhiệm vụ

Để làm được vị trí công việc này thì yêu cầu đó là phải có khả năng tính toán tốt, có khả năng tổ chức, sắp đặt.

1.5. Kỹ sư bảo dưỡng máy bay trong sân bay

Nhiệm vụ chính khi làm việc ở vị trí này đó chính là sửa chữa và bảo dưỡng động cơ cho máy bay, cabin, thân máy bay, các hệ thống làm việc trong máy bay, các bộ phận cấu thành lên máy bay. Vị trí này được đánh giá là khá vất vả khi đây là công việc yêu cầu họ thực hiện trực tiếp ngoài sân bay dưới mọi điều kiện thời tiết trong không khí khẩn trương, vội vã. Công việc của họ chủ yếu được thực hiện trong giờ hành chính nhưng đôi khi những người này cũng sẽ phải tăng ca trong những trường hợp khẩn cấp, vào lễ tết hay ngày nghỉ.

2. Các yêu cầu đối với vị trí làm việc ở sân bay

Có thể nói các vị trí công việc ở sân bay khá vất vả. Yêu cầu họ từ phải có sức khỏe tốt, đến khả năng tiếng Anh thành thạo, có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bù lại họ được trả một mức lương khá cao và có khá nhiều cơ hội phát triển. Ở mỗi vị trí nhân viên làm việc tại sân bay khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau.

- Đối với nhân viên huấn luyện bay tại sân bay - những người sẽ giảng dạy trực tiếp cho phi công để họ có thể thực hiện chuyến bay thì ngoài các yếu tố đã kể ở trên, vị trí này còn cần các yếu tố như có kỹ năng sư phạm, giảng dạy, truyền đạt một cách dễ hiểu đồng thời cũng cần phải có kinh nghiệm, kỹ năng trong nghề bay. Mức lương trung bình mà một nhân viên huấn luyện bay có từ một đến hai năm kinh nghiệm nhận được dao động từ 12 đến 15 triệu đồng. Những người có kinh nghiệm giảng dạy nghề bay trên ba năm chắc chắn sẽ nhận được mức lương trên 15 triệu đồng. Đồng thời là kèm theo nhiều đãi ngộ đặc biệt khác.

Các yêu cầu đối với vị trí làm việc ở sân bay
Các yêu cầu đối với vị trí làm việc ở sân bay

- Vị trí nhân viên kiểm soát không lưu ở máy bay phải là những người có kiến thức về việc lập kế hoạch bay, hệ thống đường dẫn, thời tiết và cách thức hoạt động của máy bay. Có những hiểu biết sâu về luật hàng không dân dụng các quy định về an toàn trong ngành hàng không. Nắm rõ các quy trình tiến hành khi hỗ trợ máy bay trong tình trạng khẩn cấp, các phương pháp điều khiển cho các loại máy bay khác nhau, các thuật ngữ sử dụng trong ngành hàng không. Bên cạnh những kiến thức, người làm công việc kiểm soát viên không lưu ở sân bay còn phải sở hữu những kỹ năng như: đọc hiểu thông tin, tính toán, kỹ năng tổ chức công việc, khả năng sắp đặt thứ tự ưu tiên trong quy trình, có thể lên kế hoạch đồng thời đưa ra các quyết định đúng đắn trong các tình huống bay. Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp ở mức tốt, có kỹ năng máy tính, nhanh nhạy nhưng bình tĩnh trong những trường hợp cần xử lý khẩn cấp. Mức lương của vị trí này nằm trong khoảng từ 12-15 triệu đồng đối với các ứng viên có 1-2 năm kinh nghiệm và cao hơn khi người làm gắn bó lâu dài hay có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

- Yêu cầu đối với thủ tục viên hàng không đó là tốt nghiệp cấp trung học phổ thông trở lên, có thêm một số chứng chỉ tùy thuộc vào hãng hàng không (thường là các chứng chỉ về ngoại ngữ…) có sức khỏe, thính lực, thị lực tốt, nhạy cảm và quan tâm tới các vấn đề xã hội, có khả năng giao tiếp tốt và chịu được áp lực công việc cao. Mức lương trung bình của những nhân viên này là từ 9-13 triệu đồng cho một tháng.

3. Trong ngành hàng không, tôi có thể làm việc ở đâu?

Trong ngành vận tải hàng không, bạn có thể đưa ra lựa chọn làm việc tại:

- Các cảnh hàng không: Đây là một tổ hợp bao gồm nhà ga, sân bay, các thiết bị, công trình dưới mặt đất được sử dụng với mục đích cho máy bay đi và đến hay thực hiện các dịch vụ hàng không như việc vận chuyển hàng không. Hiện tại, Việt Nam có 3 cụm cảng hàng không tại 3 khu vực: Khu vực phía Bắc, khu vực miền Trung, khu vực phía Nam. Ba khu vực này lại bao gồm 20 cảng hàng không.

Trong ngành hàng không, tôi có thể làm việc ở đâu?
Trong ngành hàng không, tôi có thể làm việc ở đâu?

- Làm việc tại các hãng hàng không: Bạn có thể lựa chọn tại các hãng hàng không như Vietjet Air, Việt Nam Airlines, Bamboo Airways hay các hãng hàng không khác.

- Làm việc ở các trung tâm quản lý bay: Đây chính là các đơn vị đảm nhận chức năng như điều hành và cung ứng dịch vụ không lưu cho máy bay, các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Hiện, Việt Nam cũng có ba chuyến bay đó là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.

Làm việc trong ngành này, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với môi trường năng động nhất khi có thể tiếp xúc với tất cả mọi người đến từ nhiều nơi trên thế giới đồng thời các chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên làm việc tại sân bay cũng được cho là khá tốt. Tuy nhiên bạn sẽ phải làm việc trong môi trường áp lực, làm ca đêm hay làm cả lễ tết, ngày nghỉ. Mặc dù vậy ngành này vẫn đang thu hút khá nhiều ứng viên vì những cơ hội, đãi ngộ tuyệt vời mà nó đem lại.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: