Tìm hiểu các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại nhất!

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-02-23 17:33:18

Một doanh nghiệp muốn thành công không phải chỉ chú trọng tới chất lượng và sản phẩm. Ở một khía cạnh khác thì đối tác và khách hàng sẽ nhìn vào văn hoá công ty để đánh giá và ra quyết định hợp tác hay không.

Vậy nếu doanh nghiệp của bạn chưa sở hữu điều này thì cần phải làm gì? Hãy đón đọc 8 bước mà vieclam88.vn chia sẻ ngay dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

1. Tìm hiểu và nghiên cứu môi trường chiến lược trong tương lai

Trước khi bắt tay thực hiện một dự án bất kỳ thì doanh nghiệp cần phải trải qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về môi trường chiến lược ấy.

Hãy đánh giá xem đâu là yếu tố có thể thay đổi để cải tiến toàn bộ cục diện, đó có phải là lĩnh vực tài chính, nhân sự hay do tác động của thị trường?... Theo nguồn tin đến từ các doanh nghiệp thì hiện nay phần lớn họ tập trung vào tìm hiểu và nghiên cứu khách hàng tiềm năng, đó cũng chính là sự thay đổi rõ rệt nhất.

Tìm hiểu và nghiên cứu môi trường chiến lược trong tương lai
tim-hieu-nghien-cuu-moi-truong-chien-luoc

Môi trường kinh doanh diễn ra một cách rất phức tạp, thậm chí nó có thể thay đổi hàng giờ khiến cho các nhà kinh doanh không thể dự đoán và lường trước được. Vậy việc cập nhật thông tin liên tục cũng là việc nên làm và tương đối cần thiết, biết rõ thị trường chính là cách tốt nhất để doanh nghiệp đưa ra quyết định nên đầu tư vào lĩnh vực nào và cần thay đổi lĩnh vực nào cho hợp lý.

Xem thêm: Việc làm nhân viên bán hàng

2. Xác định nhu cầu và giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi chính là thước đo, cũng là tiêu chuẩn để điều chỉnh những hành vi, quan điểm cá nhân và lãnh đạo một cách cần thiết để đạt được tầm nhìn của doanh nghiệp.

Xác định nhu cầu và giá trị cốt lõi
Xác định nhu cầu và giá trị cốt lõi

Khi đã xác định lấy khách hàng làm trung tâm thì doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn tới trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng. Làm chiều lòng họ đồng nghĩa với việc bạn đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình rồi đấy.

3. Xác định tầm nhìn chiến lược mà doanh nghiệp hướng tới

Thực chất việc xây dựng tâm fnhifn tương lai của doanh nghiệp cũng giống như vẽ 1 bức tranh theo trí tưởng tượng vậy. Chỉ có điều tất cả sự tưởng tượng này đều có khả năng thực hiện được.

Trong tầm nhìn tương lai sẽ chứa cả văn hoá doanh nghiệp, một công ty không thể ổn định sản xuất kinh doanh khi có nền văn hoá không tốt. Chính nền văn hoá ấy sẽ huỷ hoại sự phát triển của doanh nghiệp.

Xác định tầm nhìn chiến lược mà doanh nghiệp hướng tới
Xác định tầm nhìn chiến lược mà doanh nghiệp hướng tới

Việc xác định tầm nhìn đúng đắn cũng chính là cơ sở để văn hoá công ty được hoàn thiện một cách tốt đẹp hơn. Vì vậy đây được coi là 1 trong những bước quan trọng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà mọi nhà đầu tư cần chú ý.

4. Đánh giá và thay đổi những văn hoá không cần thiết

Đánh giá văn hoá hiện tại và cải tiến những điều không phù hợp chính là bước thứ 4 trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hoá là thứ rất khó thấy tuy nhiên nếu doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm thì cũng có thể dễ dàng nhận ra dựa vào sự hài lòng của khách hàng.

Đánh giá và thay đổi những văn hoá không cần thiết
Đánh giá và thay đổi những văn hoá không cần thiết

Sự phù hợp về văn hoá là rất quan trọng, giả sử các nhà đầu tư nước ngoài muốn phát triển tại thị trường Việt Nam thì đương nhiên họ không thể bê toàn bộ nền văn hoá như khi làm việc ở quốc gia họ sang nước ta. Có những thứ có thể chấp nhận nhưng cũng có những quy định cần phải được thay đổi để phù hợp.

Bạn có thể thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp dù chủ sở hữu là người Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan, Trung Quốc thì đều áp dụng cho nhân viên của mình nghỉ vào các ngày lễ của Việt Nam, đó chính là sự thay đổi văn hoá doanh nghiệp một cách phù hợp.

5. Xác định đúng đắn vai trò của lãnh đạo

Trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp thì lãnh đạo chính là những người nắm giữ vai trò chủ chốt điều hành mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp. Không có các nhà lãnh đạo tài ba sẽ không có doanh nghiệp lớn mạnh và tồn tại vững chãi trên thị trường. Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên khi xác định văn hoá doanh nghiệp thì cần chú trọng tới vấn đề này.

Xác định đúng đắn vai trò của lãnh đạo
Xác định đúng đắn vai trò của lãnh đạo

Các nhà lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn và truyền bá cho nhân viên hiểu rõ giá trị cốt lõi cùng với mục tiêu xây dựng của doanh nghiệp, từ đó tất cả mọi người sẽ cùng nhau cố gắng.

Ngoài ra các nhà lãnh đạo cũng cần có uy tín để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên, giúp nhân viên thấy được cảm giác an toàn trong quá trình làm việc.

Xem thêm: Kế hoạch truyền thông

6. Lên kế hoạch hành động

Một kế hoạch hành động hoàn hảo sẽ được xuất hiện ngay sau khi doanh nghiệp đã xác định đúng đắn vai trò của các bên liên quan, đã có khâu chuẩn bị tương đối hoàn hảo.

Kế hoạch hành động lần này sẽ phải chi tiết và cụ thể nhất, trong đó có thể hiện các bước thực hiện, mục tiêu tương ứng ra sao, mốc thời gian thực hiện và trách nhiệm đối với từng cá nhân, bộ phận. Bên cạnh đó không quên thể hiện cái mà doanh nghiệp đang ưu tiên, ở đây đối tượng được hiểu đó là “khách hàng”, nêu rõ địa điểm cần tập trung, các nguồn lực cần tham gia và cụ thể như thế nào, khi nào hoàn thành?...

Lên kế hoạch hành động
Lên kế hoạch hành động

Tất cả những gì liên quan tới kế hoạch thay đổi thì sẽ phải xuất hiện trong bản kế hoạch này. Dựa vào đây các bộ phận và từng cá nhân sẽ biết hướng hành động để xây dựng nên một nền văn hoá doanh nghiệp tốt đẹp nhất.

7. Khuyến khích động viên nhân viên bằng những lợi ích hấp dẫn

Mọi sự thay đổi ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống của nhân viên, vì vậy bạn đừng vội áp đặt họ phải tuân thủ theo mà hãy tìm cách giải quyết thông minh hơn nhé.

Hãy làm cho họ hiểu rõ bản chất của việc thay đổi này, tất cả là hướng tới lợi ích của khách hàng. Đương nhiên cũng không quên đề cập đến việc sự thay đổi này sẽ khiến nhân viên có lợi hơn.

Khuyến khích động viên nhân viên bằng những lợi ích hấp dẫn
Khuyến khích động viên nhân viên bằng những lợi ích hấp dẫn

Khi nhân viên nhận ra giá trị của bản thân và thấy được vai trò của mình trong công cuộc thay đổi này, lúc ấy mọi sự động viên hay khích lệ đều trở nên dễ dàng hơn.

Đừng quên phân tích và nêu rõ những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi thực hiện tốt sự thay đổi này. Các phần thưởng khuyến khích hay lời động viên kịp thời sẽ khiến họ cảm thấy được công nhận, điều đó làm tiếp thêm động lực cho nhân viên.

Mẫu thư xin việc

8. Đánh giá duy trì những giá trị cốt lõi

Văn hoá doanh nghiệp không phải là thứ bất biến vì vậy chúng cũng không tồn tại vĩnh cửu. Đây chính là lý do mà doanh nghiệp cần phải đánh giá thường xuyên để tìm ra giá trị cốt lõi.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cả quá trình được đầu tư và thực hiện nghiêm túc, chính vì vậy mà chủ doanh nghiệp cần phải nhận thức và nắm vững những giá trị mà mình muốn hướng tới, có như vậy thì nhân viên mới làm theo và thực hiện tốt nhất.

Đánh giá duy trì những giá trị cốt lõi
Đánh giá duy trì những giá trị cốt lõi

Như vậy, vieclam88.vn vừa đem tới cho bạn những thông tin quan trọng về các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách chi tiết nhất. Hy vọng rằng với việc nắm bắt được những kiến thức này thì mỗi chủ đầu tư sẽ biết cách cùng nhân viên của mình tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: