Tệ nạn xã hội là gì? Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2021-05-24 10:25:56

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cải thiện, đi kèm với nó là các vấn đề về xã hội cũng ngày càng gia tăng. Các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng đa dạng, cả về số lượng lẫn hình thức, trong nhiều tầng lớp nhân dân khác nhau. Nó đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân mang tính chất lịch sử, tập quán,… Vì vậy, để có nhận thức đúng đắn và không “sa chân” vào các tệ nạn, chúng ta cần biết được tệ nạn là gì và các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay.

 

1. Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là các hành vi sai lệch so với chuẩn mực xã hội, đi ngược lại thuần phong mỹ tục; được thể hiện thông qua các hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, nước ta có rất nhiều các tệ nạn và hành vi sai lệch so với chuẩn mực đạo đức như: ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan, mại dâm, trộm cắp, rượu bia, tham ô, hủ tục lạc hậu,…

Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội được thể hiện thông qua các hành vi chống phá, coi thường các chuẩn mực xã hội; lối sống đồi trụy, vô tổ chức; làm mất đi các giá trị văn hóa cốt lõi, vẻ đẹp thuần túy của phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục; phá vỡ hạnh phúc gia đình, cộng đồng, xã hội; đánh mất nhân phẩm của một con người; gây các hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội; sự duy trì giống nòi;… làm mất đi giá trị của một sinh mệnh.

Là một hành vi tiêu cực, là vấn đề nhức nhối được toàn thể xã hội quan tâm. Đặc biệt, trong thời đại kinh tế phát triển, bên cạnh nhu cầu về ăn uống, các hoạt động về giải trí và thể thao cũng ngày càng gia tăng.

Các vũ trường, club hay karaoke; nếu được sử dụng một cách lành mạnh, đúng chuẩn mực, sẽ là một hình thức giải trí vô cùng thú vị và hợp lý. Tuy nhiên, nó đã bị biến tướng ngày một xấu và trở thành vấn đề nhạy cảm mỗi khi nhắc đến. Bởi giờ đây, nhắc đến karaoke, club,… người ta dễ nghĩ đến ngay các hoạt động mại dâm, sử dụng thuốc kích thích,…

Các hoạt động này diễn ra sôi nổi, được che đậy bằng các hình thức tinh vi khác nhau, diễn biến ngày càng phức tạp và đa dạng, len lõi từ các thành phố xa hoa đến các địa phương vùng miền trên khắp cả nước; gây nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng; tạo một cơn sóng phẫn nộ trong dư luận.

Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là gì?

 Bạn có thể dễ dàng thấy được, một trong những tệ nạn phổ biến nhất trong các ngày lễ, Tết – tệ nạn cờ bạc. Các địa điểm tụ tập, địa điểm chơi bài xuất hiện với tần suất lớn, trong nhiều độ tuổi khác nhau, từ các thanh niên đôi mươi, đến tứ tuần và cả những ông bà đã vào độ tuổi chiều muộn.

Các hình thức chơi đa dạng, phổ biến như: bầu cua, phỏm, tiến lên, xóc đĩa, tá lả. Đặc biệt, khi đã lao vào chơi, người chơi dễ bị cuốn theo, với phương châm “còn sống là còn gỡ”. Chúng ta dễ dàng thấy được hậu quả của những người coi phương châm này là lẽ sống, các anh chị nợ nần, bán nhà, bán xe, bán tất cả những gì họ có.

Hậu quả, làm cho gia đình tan nát, con cái không có nơi ở, nơi học; gia đình nợ nần chồng chất; các tệ nạn về trộm cắp, giết người cướp của cũng gia tăng; bị bắt, vào tù, kết thúc một đời. Vòng tròn cuộc đời của tội phạm chỉ luẩn quẩn có vậy, một cuộc đời thật vô nghĩa, khó tìm thấy niềm vui và sự an nhiên mỗi ngày.

Vì vậy, ông bà ta luôn răn đe con cháu rằng: “Đánh đề ra đê mà ở”. Một câu nói đầy hình ảnh ẩn dụ và thấm thía về những hậu quả mà con người phải chịu khi “sa chân” vào các tệ nạn xã hội. 

Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là gì?
Xem thêm: Việc làm nhân viên an ninh nội bộ

2. Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Vậy các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội mà nhà nước hiện nay đang áp dụng là gì? Liệu những biện pháp này thực sự hiệu quả? 

Để có thể phòng chống tệ nạn xã hội trong thời đại ngày nay, nó phải xuất phát từ hai yếu tố: cá nhân và xã hội.

2.1. Giải pháp của nhà nước

 Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
 Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Để ngăn chặn và hạn chế các tệ nạn xã hội, vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà nước cần ban các quy định, pháp luật chung về biểu hiện và các hình thức răn đe, xử phạt nghiêm khắc.

Bên cạnh đó, phải tiến hành tuyên truyền, vận động và giáo dục thường xuyên đến các tầng lớp nhân nhân, đặc biệt là thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì; khi nhận thức có nhiều biến động. Đây là hình thức hạn chế tệ nạn được nước ta áp dụng từ lâu, nhằm tác động đến suy nghĩ, nhận thức và lối sống của nhân dân, hướng họ đến các hành vi đúng đắn, chuẩn mực, tránh bước chân vào con đường sai trái.

Việc tuyên truyền có thể được tiến hành thông qua nhà trường, cộng đồng, các chương trình bằng nhiều phương pháp như: sách, báo, tivi, radio, mạng xã hội,… nhằm giúp người dân hiểu được các tác hại cũng như hậu quả nghiêm trọng mà các tệ nạn gây ra.

 Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
 Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Thường xuyên tiến hành việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội tại các địa điểm, khu vực trọng điểm; các ngành nghề hoạt động phức tạp như: khách sạn, nhà nghỉ, quán karaoke, club,…

Để đất nước phát triển, ngoài việc thúc đẩy kinh tế đất nước, nhà nước còn phải thực hiện tốt việc hạn chế, kìm hãm các tệ nạn xã hội. Ở đây, chúng ta không thể dùng từ “xóa bỏ” được, bởi, tệ nạn cũng giống như người xấu vậy; có người tốt sẽ có người xấu; đây là hai phạm trù liên quan mật thiết với nhau, chúng tương khắc nhưng cũng tương sinh, cùng nhau tồn tại và phát triển.

Nâng cao trình độ nhận thức của người dân, trình độ dân trí, đảm bảo cho toàn bộ người dân đều được biết chữ, đi học; được tiếp cận với các thông tin, với nền văn hóa hiện đại; dần dần loại bỏ đi các hình thức mê tín dị đoan, các phong tục cổ hủ, lạc hậu, đi ngược lại văn hóa đất nước; sự giáo dục trong gia đình, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình; hiểu rõ về các tệ nạn xã hội để phòng tránh.

 Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
 Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

3.2. Cá nhân, bản thân mỗi người.

Chỉ nguyên nhà nước tuyên truyền thôi thì chưa thể hiệu quả, bản thân, cá nhân mỗi người tự giác học tập, làm theo chỉ đạo của Đảng và nhà nước đề ra. Có trách nhiệm tuyên truyền các thông tin chính xác cho bạn bè, người thân xung quanh, nâng cao sự hiểu biết của mọi người về hậu quả của các tệ nạn.

Khi phát hiện các cá nhân có hành vi sai trái, cần báo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành ngăn chặn và xử lý, không gây ra các hậu quả đáng tiếc và nghiêm trọng.

 Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
 Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Trên đây là bài chia sẻ về tệ nạn xã hội là gì? Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội. Mong rằng, bài viết mang đến cho bạn các thông tin hữu ích về các tệ nạn và cách phòng chống. Hãy luôn tự giác, chủ động trong việc tìm hiểu và phòng tránh các tệ nạn nhé. Vì một tương lai tốt đẹp cho chúng ta và thế hệ sau này!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: