Branch manager là gì? Kỹ năng của một branch manager chuyên nghiệp

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2022-07-16 14:46:26

Branch manager được xem là một trong những vị trí quan trọng, không thể thiếu trong việc xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh. Vậy bạn có tò mò rằng branch manager là gì và họ làm công việc gì hàng ngày mà lại quá đốc điều hành ở công ty mẹ. Nhiệm vụ của họ là quản lý nguồn lực, giám sát nhân viên làm việc, đưa ra các đề xuất về kinh doanh trọng đến vậy? Hãy đón đọc bài viết dưới đây của vieclam88.vn để hiểu biết hơn về điều này nhé.

1. Branch manager là gì?

Được dịch ra từ tiếng Anh, branch manager được hiểu là giám đốc chi nhánh của một công ty, ngân hàng, hay của một doanh nghiệp nói chung. Các giám đốc chi nhánh sẽ chịu sự giám sát và quản lí của ban giám h để thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho chi nhánh của mình. Do đó, tại một chi nhánh, branch manager có thể được coi như là một tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp của mình.

Branch manager là gì
Branch manager là gì

2. Công việc của một branch manager 

- Như đã nói ở trên, các branch manager có nhiệm vụ chính là sử dụng và phát triển nguồn vốn của công ty mẹ giao xuống làm sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

- Họ cũng là người xây dựng kế hoạch, các chiến lược điều hành kinh doanh để đảm bảo chi nhanh đó luôn đạt được hiệu suất làm việc tốt, từ đó đưa chi nhánh phát triển ổn định lâu dài.

- Giám đốc chi nhánh cũng sẽ là người đưa ra chiến lược tiếp thị,PR quảng cáo, hay các chương trình khuyến mãi, tặng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trải nghiệm. Thu thập đánh giá của khách hàng, từ đó nâng cấp trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. 

- Họ sẽ là người có trách nhiệm với việc tổ chức hoạt động, hoạch định chiến lược các vấn đề tài chính của chi nhánh đó theo các quy định mà công ty tổng đưa ra từ đầu. 

- Branch manager cũng cũng sẽ là người trực tiếp tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban tại chi nhánh và đào tạo chuyên môn để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ cũng trực tiếp quản lý toàn bộ nhân sự và thực hiện các quyền với nhân viên như quy định trong hợp đồng lao động đã đề ra.

- Cuối cùng là luôn luôn sát sao với công việc và tình hình kinh doanh tài chính của chi nhánh, sau đó là báo cáo lại với ban giám đốc ở công ty mẹ theo các tuần, các tháng, các quý… và tất nhiên là các chi nhánh cũng phải đạt được mục tiêu tài chính mà các công ty mẹ đưa ra.

Công việc của branch manager
Công việc của branch manager

3. Kỹ năng mà một branch manager cần có

3.1. Khả năng lãnh đạo

Dù chỉ là một chi nhánh nhỏ nhưng kỹ năng lãnh đạo điều hành đội nhóm là không thể thiếu đối với một branch manager. Kỹ năng lãnh đạo giúp họ bao quát không chỉ công việc mà còn cả nhân sự, giúp họ đánh giá đúng năng lực của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những phân chia công việc phù hợp với từng nhân viên,  mang lại hiệu quả tốt nhất.hả 

3.2. Kỹ năng giao tiếp

Thêm một kỹ năng quan trọng và vô cùng thiết nữa đó là kỹ năng giao tiếp. Là người đứng đầu một chi nhánh, không chỉ cần có kỹ năng giao tiếp, họ cũng cần kỹ năng thuyết trình về những dự án, đề xuất, để thuyết phục các lãnh đạo bên trên. Lợi thế của việc có khả năng ăn nói tốt và linh hoạt trong các tình huống khác nhau cũng được xem như là sự chứng minh về khả năng lãnh đạo của bản thân, từ đó có được sự tin tưởng, kính trọng của cấp dưới.

Bên cạnh đấy, giám đốc chi nhánh là người thường xuyên phải tiếp khách, các đối tác làm ăn, nhà đầu tư để trao đổi công việc, các dự án, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm…, do đó, kỹ năng giao tiếp điều mà một branch manager không thể thiếu.

Kỹ năng cần có của brach manager
Kỹ năng cần có của brach manager

3.3. Kỹ năng sáng tạo và tư duy đỉnh cao

Sự sáng tạo, đổi mới trong tư duy và cách làm việc thông minh rất quan trọng đối với mọi ngành nghề, mọi công ty và mọi branch manager cũng phải có phẩm chất này. Một người quản lý với  khả năng tư duy tốt và luôn linh hoạt, sáng tạo trong công việc là nhân tố có thể thúc đẩy nhanh chóng việc hình thành các kế hoạch kinh doanh, chiến lược, ý tưởng mới nhất và độc đáo nhất cho các dự án phát triển sản phẩm và dịch vụ cho ngành và cho toàn bộ doanh nghiệp. 

Ngoài ra, tính sáng tạo còn góp phần quan trọng gắn kết chặt chẽ nhân sự của chi nhánh thành một thể thống nhất và hoạt động vững chắc, cũng như tạo niềm yêu thích, say mê trong làm việc. Ngoài ra, sự sáng tạo và đổi mới giúp các công ty bắt kịp với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của thị trường, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

3.4. Tầm nhìn xa trông rộng

Tầm nhìn xa của một branch manager
Tầm nhìn xa của một branch manager

Là người lãnh đạo, chỉ huy toàn bộ đội ngũ nhân sự, giám đốc chi nhánh ngoài việc định hướng hoạt động kinh doanh theo con đường phát triển còn phải có óc phán đoán, có tư duy cầu tiến, để có thể xác định được mục tiêu và hướng đi cho chi nhánh, đưa ra các quyết định đúng đắn và chính xác nhất  để tối ưu lợi nhuận. Từ đó cũng có được lòng tin của mọi người và luôn được ủng hộ các quyết định đề ra. Ngoài ra, đây cũng là tố chất có thể giúp ích cho người quản lý chi nhánh trong việc lãnh đạo, hướng dẫn nhân viên tuân theo phương hướng và lộ trình mà họ đã đề ra để đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của chi nhánh là tốt nhất.

3.5. Khả năng xử lý mọi vấn để

Đối với bất kỳ chi nhánh, công ty nào trong quá trình hoạt động đều không thể tránh khỏi những vấn đề nảy sinh, những tình huống khó lường trước được, vì vậy giám đốc chi nhánh, người quản lý chính, luôn phải hết sức bình tĩnh để xác định rõ ràng và chính xác các vấn đề hiện tại để kịp thời tìm ra phương án

Khả năng xử lý vấn đề
Khả năng xử lý vấn đề

thích hợp nhất để giải quyết những vấn đề này mà không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, khả năng quản lý tốt còn giúp người quản lý giải quyết khéo léo các vấn đề nội bộ, mâu thuẫn giữa các nhân viên, không để ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và hoạt động của chi nhánh và công ty.

3.6. Kiến thức chuyên môn vững vàng

Kiến thức chuyên môn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ công việc nào, ngoài ra, người quản lý chi nhánh, với tư cách là người quản lý, phải có kiến ​​thức thực sự về lĩnh vực mà mình kinh doanh và hiểu được cách thức lãnh đạo, đưa ra các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu cho sự phát triển của công ty. 

Có thể nói rằng, chắc chắn một giám đốc chi nhánh giỏi và chuyên nghiệp, kiến ​​thức và kỹ năng nghiệp vụ tốt là điều cần thiết để có thể vận hành và quản lý

chi nhánh thành công theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty mẹ.

4. Branch manager kiếm được bao nhiêu tiền một tháng?

Mức lương của branch manager
Mức lương của branch manager

Theo trang web vieclam88.vn cho biết thì một giám đốc chi nhánh ngân hàng vào năm 2021 trung bình là khoảng $15.000 một năm. Con số này dao động từ khoảng $15,000 đối với loại thấp cấp đến $22,000 đối với loại cao cấp hơn. Mức lương sẽ phụ thuộc vào tổ chức công ty, vị trí cũng như kinh nghiệm của cá nhân của người quản lý.

Như vậy, qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi branch manager là gì và những công việc họ làm hàng ngày để trở nên chuyên nghiệp. Các bạn có thể lấy đó làm động lực phấn đấu để trở thành một quản lý, một giám đốc giỏi. Chúc các bạn thành công trên con đường của mình. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: