5 Bố cục trong nhiếp ảnh siêu hot bạn cần phải biết

Icon Author Nguyễn Hà Anh

Ngày đăng: 2021-02-23 16:15:55

Để kiến tạo ra một bức ảnh đậm chất nghệ thuật, là sự gạn lọc và dồn tụ cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ. Bên cạnh việc nắm vững kỹ thuật chụp ảnh, điều chỉnh sáng hợp lý qua ISO, cân bằng khẩu độ hay làm mới ảnh bằng hàng loạt những hiệu ứng sinh động, những nhiếp ảnh gia nổi tiếng bao giờ cũng nằm lòng cho mình những bố cục chụp ảnh ấn tượng. Vậy bố cục trong nhiếp ảnh là gì? Có vai trò như thế nào và có những bố cục chụp ảnh nào hấp dẫn? Chúng ta hãy cùng với vieclam88.vn khám phá cụ thể trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Bạn hiểu bố cục trong nhiếp ảnh là gì?

Ngay từ buổi đầu khai sinh ra nhiếp ảnh phục vụ mục đích minh họa cho những báo đến thời buổi lên ngôi của nhiếp ảnh như một loại hình nghệ thuật thường thức với sự nổi danh của hàng loạt tên tuổi như Steve McCurry, Annie Leibovitz, Nadav Kander...bố cục trong nhiếp ảnh bao giờ cũng là thành tố mà những nhiếp ảnh gia nổi tiếng này đề cao ngay từ đầu? Vậy thực chất, bố cục trong nhiếp ảnh là gì?

Bạn hiểu bố cục trong nhiếp ảnh là gì?
Bạn hiểu bố cục trong nhiếp ảnh là gì?

Không quá khó để chúng ta ngay cả những người mới bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh hiểu sâu về định nghĩa này. Bố cục trong nhiếp ảnh chính là cách sắp xếp, bố trí các yếu tố, đối tượng khác nhau trong một bức ảnh trước khi bấm máy. Thông qua cách sắp xếp này nhằm thể hiện được ý tưởng, thông điệp của người chụp. 

Cách sắp đặt này khu biệt với chụp ảnh layout, đó là nó buộc nhiếp ảnh phải quan sát thật kỹ, thay đổi góc chụp liên tục thậm chí là phải chờ đợi cảnh vật, ánh sáng, đối tượng trung tâm xuất hiện trong bố cục vừa được phác thảo trong đầu rồi mới đưa máy lên chụp. Trong khi chụp ảnh Layout trong các Studio, người chụp chỉ có thể phải lựa chọn sắp xếp đồ vật, nhân vật sao cho nổi bật nhất...hoặc nhắc mẫu ảnh tạo hình theo ý đồ chụp ảnh của mình. 

Bố cục trong bức ảnh được ứng dụng ở cả ảnh nghiệp vụ như báo chí và ảnh nghệ thuật
Bố cục trong bức ảnh được ứng dụng ở cả ảnh nghiệp vụ như báo chí và ảnh nghệ thuật

Xem thêm: Việc làm chăm sóc khách hàng

2. Vai trò của bố cục nhiếp ảnh

Với những người mới tập tành chụp ảnh, không thể phủ nhận rằng, việc căn chỉnh những bố cục nhiếp ảnh là công đoạn cực kỳ phức tạp và tốn kém thời gian. Bởi lẽ, hầu hết chúng ta đều mải mê chạy theo những phong cảnh đẹp, những khoảnh khắc đáng nhớ, bắt được những dấu ấn đặc biệt...mà bỏ quên mất, cách bày trí chúng sao cho thật sự nghệ thuật và mang điểm nhìn cá nhân.

Tuy nhiên, ngay đến cả những nghệ sĩ gạo cội trong làng nhiếp ảnh thế giới vẫn thường khuyên rằng, để có thể nâng trình chụp ảnh và đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nghiệp nhiếp ảnh nghiêm túc, bạn cần phải rèn luyện và tập tành dần dần việc chụp ở nhiều những bố cục khác nhau.

Trên thực tế để có được những bức ảnh chạm đến trái tim của độc giả, vừa phản ánh được thẩm mỹ và kỹ thuật của người nhìn, rất hiếm hoi trường hợp nó là những bức ảnh được chụp một cách vô tình không có sự cân nhắc trước về bố cục.

Vai trò của bố cục trong nhiếp ảnh
Vai trò của bố cục trong nhiếp ảnh

Bởi lẽ, một bức ảnh được chụp với bố cục tốt không chỉ biến vật thể trung tâm bạn muốn phản ánh trở nên nổi bật, thậm chí có thể làm cho những vật vô tri vô giác trở nên sống động và có hồn hơn rất nhiều. Đặc biệt, việc căn chỉnh bố cục cho thấy được trình, độ sáng tạo và chất ảnh riêng của người cầm máy.

Do vậy,  lời khuyên cho bạn là, hãy bắt đầu với thiết lập những bố cục từ đơn giản đến phức tạp, trau dồi kiến thức và kiểm chứng độ thu hút của những bố cục nhiếp ảnh thú vị qua các bài chia sẻ của các chuyên gia. Hãy rèn luyện đến khi nào, bạn chỉ cần nhấc máy lên đã ngay lập tức bắt được những khoảnh khắc hoàn hảo. 

3. Điểm mặt 5 bố cục chụp ảnh siêu hot được chia sẻ bởi chuyên gia 

Là một trong những nhiếp ảnh đáng chú ý nhất của Mỹ thời điểm hiện tại, người gặt hái được vô số những giải thưởng, những bố cục nhiếp ảnh được gạn lọc và thực hành như một thói quen của Nhiếp ảnh gia người Steve McCurry, sẽ là nội dung chính trong những chia sẻ về bố cục nhiếp ảnh của vieclam88.vn sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ ngay sau đây nhé:

3.1. Bố cục 1/3 

 Điểm mặt 10 bố cục chụp ảnh siêu hot được chia sẻ bởi chuyên gia
 Điểm mặt 10 bố cục chụp ảnh siêu hot được chia sẻ bởi chuyên gia 

Đã là dân chụp ảnh, chắc chắn rằng, bạn không còn quá xa lạ với tạo hình bố cục này. Theo nguyên tắc chụp ảnh đẹp của  Steve McCurry, bức ảnh của bạn sẽ được chia làm 3 phần theo cả chiều ngang và chiều dọc. Khi đó, bức ảnh trở nên lý tưởng nhất khi nhân vật trung tâm của được đặt vào các phần giao nhau của hai đường kẻ. Hãy nhìn kỹ con chuồn chuồn trên bức ảnh minh họa, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên tắc. Bố cục này từng được tôn sùng một thời bởi dân ảnh nghiệp dư đến dân báo chí khi chụp ảnh sự kiện đến chụp ảnh check- in phong cách. Thậm chí, nguyên tắc này nổi tiếng đến nỗi, hiện nay rất nhiều dòng máy ảnh đến điện thoại cho cho lắp đặt tự động bố cục này.

3.2. Bố cục đối xứng

Bên cạnh nguyên tắc ⅓  Steve McCurry cũng làm không ít dân mê ảnh “ngã ngửa” với bố cục thần thánh nổi bất thứ hai của mình, đó là nguyên tắc đối xứng. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp sự vận dụng bố cục này qua các tấm ảnh được chụp ảnh vũng nước hay mặt gương...Qua cách chụp này, bạn có thể nhận được một bức ảnh hai trạng thái đối xứng với nhau bởi một vật thể để đặc tả trạng thái cân bằng.

3.3. Bố cục tương phản giữa khung cảnh chính và nền của ảnh 

Bên cạnh những bức ảnh mượt mà về đường nét màu sắc từ đầu, chắc chắn rằng, sự đối lập, tương phản giữa nhân vật trung tâm của ảnh và đối tượng, cảnh vật xung quanh sẽ mang lại cho bạn ít nhiều cảm xúc khó tả.

 Bố cục tương phản giữa khung cảnh chính và nền của ảnh
 Bố cục tương phản giữa khung cảnh chính và nền của ảnh 

Đó chính là nguyên lý được thể hiện trong cách bài trí nổi tiếng khác của  Steve McCurry mang tên “Nguyên tắc tương phản giữa khung cảnh chính và khung cảnh nền”. Trong đó người chụp sẽ tìm ra những điểm đối lập của nhân vật trung tâm mình muốn thể hiện với vật thể, phong cảnh xung quanh có thể là về màu sắc, chất liệu, tạo hình, phong cách, trang trí...để tạo ra những bức ảnh hoàn hảo. 

3.4. Bố cục tập trung vào đôi mắt

Người xưa đã nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Trong nhiếp ảnh, Steve McCurry đã thành công khi chứng minh điều này qua những bức ảnh tập trung vào “cửa sổ tâm hồn” của nhân vật. Cách đó là, hãy đặt và căn chỉnh làm sao cho mắt phải hoặc mắt trái của nhân vật, bạn muốn phải ánh ngay tại phần trung tâm của bức ảnh. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một sự “hấp dẫn không hề nhẹ” với nhân vật mà bạn mong muốn thể hiện.

3.5. Nguyên tắc sử dụng các đường chéo 

Trong nhiếp ảnh, đặc biệt đối với những bức ảnh phản ánh được sự chuyển động, việc lựa chọn đúng các đường chéo một cách hài hòa dễ dàng giúp người chụp có thể tạo được chiều sâu cho bức ảnh mà mình chụp được và tăng được tính nghệ thuật đáng kể. 

Nguyên tắc sử dụng các đường chéo
Nguyên tắc sử dụng các đường chéo khi chụp ảnh

Trên đây chính là những kiến giải cụ thể của vieclam88.vn về khái niệm bố cục, vai trò của bố cục trong nhiếp ảnh, đặc biệt là nguyên tắc sắp xếp bố cục tiêu biểu nhất của nhiếp ảnh gia người Mỹ  Steve McCurry . Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn và hỗ trợ đắc lực cho những ai mới bắt đầu tập tành chụp ảnh có được những sản phẩm như ý. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: