Làm thế nào để có được một bố cục CV đi xin việc hoàn hảo nhất?

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2021-07-07 14:07:06

CV có tác dụng cung cấp thông tin của ứng viên đến với nhà tuyển dụng trong quá trình đi xin việc. Vậy nên việc lưu ý đến những bố cục CV là điều cần thiết trong quá trình làm CV xin việc của bạn. Dưới bài viết này chúng mình sẽ cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng nên có gì và những lưu ý khi xác định bố cục CV, kéo xuống đọc ngay nhé.

Hiện nay trong quá trình đi xin việc, chúng ta đã quá quen với thuật ngữ CV là gì rồi đúng không nào.

Về bản chất, CV thực tế là một bản tóm tắt những thông tin liên quan đến người viết như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng trong công việc,...

CV là một trong các yếu tố rất quan trọng để ứng viên có thể xác nhận được ứng viên về các mặt như con người, trình độ cũng như năng lực làm việc. Chính bởi vậy, mỗi CV xin việc cũng là một cá tính đại diện cho chính chủ nhân của nó.

Bố cục của CV gồm những gì
Bố cục của CV gồm những gì?

Một bản CV thông thường sẽ gồm những phần như sau: phần thông tin các nhân, phần mục tiêu nghề nghiệp, phần trình độ học vấn, phần kinh nghiệm công việc, phần kỹ năng, phần chứng chỉ và giải thưởng, ngoài ra bạn cũng có thể thêm một số mục như sở thích cá nhân và các hoạt động của bản thân,....

1.1. Phần thông tin cá nhân trong CV

Như đúng tên của mình, chức năng của mục thông tin cá nhân trong CV sẽ cung cấp những điều cơ bản nhất của ứng viên cho nhà tuyển dụng của mình như: ảnh của ứng viên, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc,...

Những lưu ý khi viết mục này đó là bạn cần viết đúng những thông tin cá nhân của mình, tránh gây sai sót đặc biệt là những thông tin về địa chỉ liên lạc. Bởi nhà tuyển dụng sẽ thông qua CV mà liên hệ lại với bạn nếu bạn được tiếp tục được đi vào vòng phỏng vấn.

Lưu ý tiếp theo trong mục thông tin cá nhân đó chính là về ảnh của ứng viên. Những tấm ảnh được lựa chọn để gắn lên CV cần là những ảnh rõ nét, mặt thẳng, không cắt xén và tránh những tấm ảnh mờ không rõ mặt ứng viên.

Thông tin cá nhân tuy đơn giản nhưng những lỗi sai nhỏ sẽ khiến sai lệch gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cá nhân của bạn.

1.2. Phần mục tiêu cá nhân

Đây là một trong những nơi mà bạn có thể khẳng định với nhà tuyển dụng về những khát khao trong công việc đối với vị trí mà bạn ứng tuyển, những dự định và vị trí công việc bạn mong muốn đạt được khi làm việc tại công ty này.

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong số những chìa khóa quan trọng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bởi chính con người và tính cách của ứng viên.

Phần mục tiêu CV
Phần mục tiêu CV

Lưu ý khi viết phần mục tiêu nghề nghiệp đó là:

- Mục tiêu nghề nghiệp nên được chia rõ ra thành mục tiêu dài hạn (3 - 5 năm) và mục tiêu ngắn hạn (2 - 5 tháng).

- Mục tiêu ngắn hạn thường là những mục tiêu bổ trợ cho mục tiêu dài hạn như: làm quen với môi trường công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao,...

- Mục tiêu dài hạn thường là các mục tiêu gắn liền với mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp bạn dự định ứng tuyển và là các mong muốn vị trí việc làm của bạn sau một thời gian cống hiến tại đây như: sau 3 năm, thông qua những nỗ lực và cống hiến đối với quý công ty, tôi mong muốn giữ chức quản lý bộ phận nhân sự nhằm giúp bộ phận được phát triển hơn, góp phần vào sự phát triển của toàn công ty.

- Các mục tiêu trong CV càng cụ thể càng tốt.

- Bố cục nên được tách các ý ra thành các ý nhỏ có gạch đầu dòng.

- Mục tiêu không quá lan man và lệch hướng so với vị trí công việc dự định ứng tuyển.

1.3. Phần trình độ học vấn

Bạn sẽ điền những thông tin về các bằng cấp của mình, đặc biệt là những bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến công việc bạn ứng tuyển

Ví dụ như: bạn đăng ký vị trí nhân viên content marketing

Trình độ học vấn

Thời gian: 2016 - 2020. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khoa Marketing

Xếp loại: Giỏi

Thời gian: 6/2020 - 9/2020: Trung tâm đào tạo nhân viên marketing

Xếp loại chứng chỉ: Xuất sắc

1.4. Phần kinh nghiệm việc làm

Đại phần này, bạn hãy liệt kê các kinh nghiệm có liên quan đến vị trí bạn dự định ứng tuyển.

Lưu ý, không viết lan man, chỉ tập trung vào các kinh nghiệm việc làm của mình ứng tuyển ví dụ như: bạn đăng ký vị trí nhân viên phục vụ nhà hàng, các kinh nghiệm sẽ không cần liệt kê về các công việc như chạy xe công nghệ hay nhân viên văn phòng.

Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm, bạn thể thay thế bằng những hoạt động trong các tổ đội, câu lạc bộ, hay những tổ chức có liên quan đến nội dung vị trí việc làm của bạn.

Phần kinh nghiệm việc làm
Phần kinh nghiệm việc làm

1.5. Phần kỹ năng

Bạn có thể đưa vào đây một số kỹ năng mà bản thân có như chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ tin học,....

Ngoài ra còn có mục như sở thích cá nhân và các hoạt động, bạn có thể điền vào Cv nếu muốn nhé.

Giữa hàng ngàn những CV được gửi đến trong các đợt tuyển dụng và chúng sẽ khá giống nhau về bố cục. Chính bởi thế, nếu muốn để lại những ấn tượng tốt và tạo thiện cảm ngay những giây phút đầu tiên mà nhà tuyển dụng đọc đến CV của bạn là một trong những điều thực sự rất quan trọng.

Một số bố cục CV thường gặp
Một số bố cục CV thường gặp

Để có được một bố cục CV độc đáo bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

- Bố cục CV thường gặp và phổ biến nhất:

+ Thông tin cá nhân của ứng viên

+ Mục tiêu trong công việc dự định ứng tuyển

+ Trình độ học vấn

+ Kinh nghiệm việc làm

+ Các hoạt động ngoại khóa

+ Kỹ năng và thành tích đã đạt được

+ Người tham khảo

Đây là một trong những CV có bố cục thường gặp nhất, nhưng nó khá đầy đủ thông và không quá dài dòng.

- Bố cục CV dành cho người đã có kinh nghiệm:

+ Thông tin cá nhân của ứng viên

+ Mục tiêu nghề nghiệp công việc dự định ứng tuyển

+ Tóm tắt nghề nghiệp đã từng làm

+ Trình độ học vấn

+ Các kỹ năng

+ Người tham khảo

Đối với những người đã có kinh nghiệm, bố cục CV không có quá nhiều thay đổi. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây chính là phần tóm tắt kinh nghiệm nghề nghiệp. Bạn có thể tạo một mục tóm tắt riêng và để lên phía trên CV để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được những thông tin ấn tượng nhất từ bạn nhé.

Bố cục CV dành cho những người đã có kinh nghiệm
Bố cục CV dành cho những người đã có kinh nghiệm

- Bố cục CV dành cho những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm:

+ Thông tin cá nhân của ứng viên

+ Mục tiêu trong công việc dự định ứng tuyển

+ Trình độ học vấn

+ Kinh nghiệm việc làm

+ Các hoạt động ngoại khóa

+ Kỹ năng và thành tích đã đạt được

Đối với sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm, hãy nhấn mạnh vào các hoạt động ngoại khóa, thể hiện bản thân là người năng động và phù hợp với công việc ứng tuyển.

Mỗi bố cục đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, thế nhưng bạn hãy lựa chọn các bố cục có thể làm nổi bật được những năng lực của bản thân và tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng nhé.

Một số lưu ý khi viết CV cần cân nhắc như sau:

- Chỉn chu CV từ nội dung đến thiết kế

- Nội dung cần trọng tâm vào các thông tin quan trọng và tránh lan man những thông tin không liên quan đến vị trí ứng tuyển.

- Tránh sai chính tả khi viết Cv. Đây là một lỗi rất cơ bản thế nhưng nếu để lỗi thì Cv của bạn sẽ trở nên thiếu chuyên nghiệp và thể hiện sự không tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.

Những lưu ý khi viết CV
Những lưu ý khi viết CV

- Hãy biến đổi nội dung CV khác nhau và phù hợp với mỗi vị trí công việc khác nhau. Không dùng một Cv cho tất cả các bị trí ứng tuyển.

- Trình tự sắp xếp thông tin không nên quá lộn xộn. Các mục như: thông tin các nhân, mục tiêu nghề nghiệp thường được đặt lên phía trên.

CV là một bản PR bản thân hoàn hảo nhất trước khi bạn gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng của mình. Thế nên hãy thật chỉn chu từ bố cục CV đến những nội dung chi tiết bên trong.

Trên đây là những thông tin mà chúng mình cung cấp về bố cục Cv, nếu bạn cần thêm những thông tin khác như cách viết CV cho từng ngành nghề, hướng dẫn viết CV ấn tượng nhất,... Vậy thì hãy theo dõi chúng mình để được cập nhật tin tức nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: