Biên tập viên là gì? Vị trí không dành cho “con sâu lười”

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2020-02-22 17:41:18

Biên tập viên, cái nghề mà chẳng còn mấy xa lạ với chúng ta hiện nay nữa. Thế nhưng lại có một số bộ phận vẫn chưa hiểu cụ thể biên tập viên là gì? hãy cùng chúng tôi theo dõi và tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Việc Làm Báo Chí

1. Biên tập viên là gì?

Bạn có hiểu thế nào là biên tập viên hay không? Hiện nay với xu thế phát triển của xã hội, người ta thường không hay nhắc đến nghề biên tập viên, nó cũng chẳng nằm trong top công việc hót trong tương lai. Thế nhưng đối với công việc này thì cũng có sự thu hút riêng, hấp dẫn riêng của người đối với nghề.

Nếu như hiểu đúng ý nghĩa của từ “biên tập” theo từ điển tiếng Việt thì có nghĩa là: biên soạn lại các bài, đưa ra những ý kiến đóng góp với tác giả, dà soát những sai sót của các tác giả trong bài để đưa đến công đoạn cuối chính là xuất bản tài liệu.

Biên tập viên – vị trí của những đam mê
Biên tập viên – vị trí của những đam mê

Bạn cần hiểu đúng và chính xác nghĩa của biên tập viên là gì? Chính xác thì biên tập viên chưa được coi là một nghề riêng biệt. Mà nó chỉ là một vị trí công việc nhất định xuất hiện trong các lĩnh vực như báo chí, truyền hình, xuất bản sách báo,… Đối với vị trí công việc này thì thường xuyên đòi hỏi những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhất. Bởi nếu như muốn có sản phẩm tốt đem đến cho người dùng thì vị trí công việc này đóng vai trò rất quan trọng. Họ sẽ là người cuối cùng trong khâu quản lý chất lượng,độ chính xác của các văn bản, văn học bài viết của các nhà báo, các kịch bản cho chương trình trên tivi.

Như vậy, với những thông tin như vậy thì bạn cũng đã hiểu hơn về biên tập viên rồi đúng không nào? Đối với vị trí công việc này, nó thường mang lại cho người dùng sự nhàm chán chính vì thế mà nếu như không có đam mê thì bạn sẽ không thể nào theo đuổi được công việc này.

Xem thêm: Việc làm nhân viên biên tập nội dung

2. Thêm yêu biên tập viên với khối lượng công việc như núi

Công việc thường nhật của một biên tập viên là gì? theo bạn có phải là họ ngày ngày đến cơ quan và thực hiện việc sửa lỗi bài viết hay không thôi. Nếu như câu hỏi này được hỏi một người ngoài thì chắc chắn họ sẽ trả lời như vậy. Thế nhưng nếu như bạn hỏi với một người biên tập viên thực thụ, rất có thể bạn sẽ nhận được câu trả lời hoàn toàn khác. Không những thế mà đôi khi còn đi kèm với những biểu cảm mệt mỏi của họ. Cùng tìm hiểu xem công việc mà họ làm là gì nhé!

- Trong lĩnh vực báo chí:

Trong lĩnh vực này vai trò của một biên tập viên rất quan trọng. Sau khi phóng viên tìm kiếm nguồn thông tin trở về, họ sẽ không thực hiện đăng bài luôn mà sẽ phải đưa cho biên tập viên. Bộ phận biên tập viên này sẽ thực hiện công việc kiểm tra lại bài, kiểm tra lại các thông tin, đóng góp với tác giả đó cần sửa bài viết như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu. Đối với một bài thông thường thì ngoài những lỗi sai chính tả thông thường thì cũng sẽ có những bài có thông tin sai lệch, bịa đặt thông tin một cách vô tình hay cố ý nào đó thì người biên tập lúc này không chỉ đơn giản là sửa chữa nữa. Mà họ còn phải bảo vệ uy tín của tòa báo đó và tác giả đó bằng cách kiểm tra và xác minh lại thông tin. Với những người có kinh nghiệm lâu năm, năng lực tốt thì họ còn có thể định hướng nội dung cho cả tòa soạn đó đi theo hướng như thế nào. Với công việc quan trọng như vậy thì biên tập viên khẳng định vai trò và vị trí của mình trong công việc, góp phần đem đến những nội dung hữu ích nhất cho người đọc.

Thêm yêu biên tập viên với khối lượng công việc như núi
Thêm yêu biên tập viên với khối lượng công việc như núi

- Trong lĩnh vực truyền hình:

Riêng đối với lĩnh vực truyền hình thì họ chính là các phóng viên truyền hình mà bạn vẫn nhìn thấy trên các kênh thời sự, kênh tin tức. Có lẽ hình ảnh cùng bản nhạc của chương trình thời sự không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta nữa. Thế nhưng có phải biên tập viên “nhàn nhã” với việc đọc tin tức như bạn đã thấy hay không? Để có được những thông tin cô đọng nhất thì họ đã phải tìm kiếm thông tin, lên ý tưởng, biên tập lại thành một bản tin hoàn chỉnh như vậy. Không những phải tổng hợp tin tức tốt mà họ còn phải khéo léo và thông minh trong cách dẫn dắt tin tức, giúp cho người xem cảm thấy thu hút và lôi cuốn nhất với chương trình thời sự đó.

- Trong lĩnh vực xuất bản sách, báo,…

Riêng đối với người biên tập viên trong lĩnh vực xuất bản, họ sẽ phải chăm lo từ đầu đến cuối các công đoạn để cho ra một tài liệu hay nhất, hấp dẫn nhất với người đọc. Để xuất bản ra được một tài liệu như vậy thì thật sự họ phải dồn rất nhiều tâm huyết của mình vào đó. Nếu như tài liệu đó có ảnh thì người biên tập phải tìm tòi trong kho ảnh mà tác giả gửi để tìm những hình ảnh phù hợp với nội dung bài. Phải ngồi cả hàng đêm liền để soát lại từng chữ xem có sai sót gì hay không? Như vậy, công việc của họ thật sự nhiều, và khó khăn đúng không nào?

Đó chính là những công việc là người biên tập viên phải làm hàng ngày. Để bạn có một tác phẩm hay, có những thông tin chính xác thì đó chính là tâm huyết với công việc của người biên tập viên. Họ không hề làm công việc nhàn hạ, dễ dàng mà đối với họ, công việc lúc nào cũng chất cao như núi. Cẩn thận tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Có thể thấy, thông qua việc tìm hiểu công việc của biên tập viên thì chúng ta cũng đã hiểu thêm về họ và những công việc mà họ đang làm rồi đúng không?

Tìm hiểu thêm: Phóng viên là gì?

3. Môi trường làm việc của biên tập viên

Môi trường làm việc của biên tập viên
Môi trường làm việc của biên tập viên

Bạn có thắc mắc môi trường làm việc, nơi làm việc của biên tập viên hay không? đối với mỗi biên tập viên, không phải nơi làm việc của họ giống hoàn toàn nhau, nếu như vị trí công việc khác thì nơi làm việc cũng sẽ khác. Cụ thể như:

- Biên tập có thể làm việc trong các tòa soạn, tòa báo, đài phát thanh truyền hình hay nhà xuất bản nào đó.

- Làm việc trong lĩnh vực báo chí nhưng chuyên về mảng chỉ đạo và quản lý nhà nước về báo chí.

- Biên tập viên còn có thể làm việc trong các phòng, ban thông tin truyền thông của các cơ quan, ban ngành.

Tuy ở môi trường nào, nơi làm việc như thế nào thì người biên tập cũng cần phải có trách nhiệm với công việc của mình và thực hiện hết vai trò ở vị trí biên tập viên.

Tham khảo: Việc làm biên tập viên website

4. Làm thế nào để bạn trở thành biên tập viên?

Biên tập viên không phải là một công việc hot, đem lại thu nhập mơ ước cho người làm, thế nhưng nó cũng vẫn có một sức hút riêng biệt với những người theo đuổi nó. Vậy hãy cùng xem chúng tôi gợi ý cho bạn cách để trở thành biên tập viên nhé.

4.1. Tham gia đúng môi trường đào tạo

Tham gia đúng môi trường đào tạo
Tham gia đúng môi trường đào tạo

Như chúng ta đã biết thì ở Việt Nam hiện nay chưa có một ai dạy về công việc này, ngành này một cách chuyên nghiệp cả. Thông thường thì các tờ báo sẽ tự động chọn ra những phóng viên, những nhà báo lâu năm vào vị trí biên tập viên. Họ sẽ được học hỏi và trau dồi thêm với vị trí công việc mới.

Tuy nhiên thì bạn cũng có thể tham gia học viết ở các trường có đào tạo như:

- Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội)

- Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh)

- Trường đại học văn hóa Hà Nội

- Trường đại học văn hóa Tp Hồ Chí Minh

- Trường học viện báo chí và tuyên truyền (học ngành báo chí khoa truyền thông)

- Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội (theo học ngành biên tập truyền hình)

- Đại học sân khấu điện ảnh Tp Hồ Chí Minh (theo học ngành biên tập truyền hình)

4.2. Chuẩn bị cho mình các kỹ năng cần thiết của một biên tập viên

Để trở thành một biên tập viên giỏi thì bạn cần phải thực hiện và trau dồi thêm cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm để trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp và thực thụ.

4.2.1. Khả năng ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ
Khả năng ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ là một yếu tố rất cần thiết đối với vị trí biên tập viên nhé. Cách bạn hành văn, sửa lại bài, viết bài, nói tốt,…thể hiện khả năng về ngôn ngữ của bạn rất ổn. Đối với vị trí của biên tập thì ngôn ngữ hết sức quan trọng. Từng câu chữ của bạn sẽ đi vào lòng người, chính vì thế mà khả năng này của bạn phải thật vững. Để tránh những trường hợp khiến cho độc giả hiểu sai lệch thông tin.

Đọc thêm: Mô tả toàn bộ công việc của biên tập viên

4.2.2. Tỉ mẩn trong công việc

Như đã phân tích ở trên thì đối với một nhân viên biên tập, họ sẽ làm các khâu cuối cùng để đảm bảo đầu ra của sản phẩm phải thật hoàn hảo. Từng câu văn, câu chữ, từng thông tin đều cần phải kiểm tra một cách cẩn thận và kỹ càng.

Nếu như trong công việc mà bạn không cẩn thận, ẩu đả, chỉ làm qua loa cho xong thì chắc chắn sản phẩm cuối cùng đi đến độc giả sẽ không được đón nhận. Nếu như không được đón nhận đó là hậu quả nhỏ, hậu quả lớn hơn đó chính là những thông tin không được kiểm chứng thì sẽ dẫn đến người đọc hiểu sai lệch thông tin, bị thông tin đó ăn sâu vào tư tưởng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Chính vì thế mà đối với công việc thì bạn luôn phải cẩn thận để có thể đem đến nguồn thông tin hữu ích nhất cho độc giả.

4.2.3. Đam mê luôn đặt hàng đầu

Đam mê luôn đặt hàng đầu
Đam mê luôn đặt hàng đầu

Như đã nói ở đầu, đây không phải công việc hót, cũng không phải công việc sôi động hàng ngày. Nhiều khi bạn sẽ phải cắm mặt vào các trang giấy, nó rất dễ khiến cho người làm cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Điều đặc biệt, trong quá trình tìm kiếm và lấy thông tin sẽ rất khó khăn, bạn sẽ phải nghĩ trăm phương nghìn kế để có thể lấy được thông tin xác thực. Nếu như không có đam mê thì công việc của bạn sẽ khó mà hoàn thành được, nếu như không có niềm đam mê thì có lẽ bạn sẽ dừng “cuộc chơi” bất cứ lúc nào.

Có lẽ cũng bởi vì những khó khăn đó mà trước khi lựa chọn công việc này thì bạn cần phải biết đâu là công việc mà mình yêu thích. Đừng tự ý lựa chọn một công việc nào đó để rồi bỏ cuộc giữa chừng vì không phù hợp. Không chỉ riêng với biên tập viên, mà bất cứ việc làm nào bạn cũng cần phải có đam mê nhé.

4.2.4. Có khả năng tư duy và sáng tạo

Có khả năng tư duy và sáng tạo
Có khả năng tư duy và sáng tạo

Không chỉ thu hút người đọc với những thông tin bổ ích, mà các thông tin truyển tải đến người đọc, người xem phải thật sự sáng tạo. Biên tập viên có khả năng tư duy sáng tạo thì mới có thể tạo ra được những sản phẩm hay, hợp logic. Xã hội luôn luôn thay đổi không ngừng, vì thế mà nhân viên sáng tạo còn phải có sự sáng tạo trong công việc và bài viết để có những thay đổi phù hợp với độc giả.

Đó chính là những công kỹ năng mà bạn cần phải chuẩn bị để có cho mình một công việc tốt hơn, để bạn giỏi hơn với vị trí biên tập viên. Hãy thực hiện công việc này bằng cả niềm đam mê, tình yêu của bạn với nó nhé.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu biên tập viên là gì? và thật tế cho thấy công việc này không dành cho những “con sâu lười”.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: