Bệnh nghề nghiệp là gì? Bạn đã mắc bệnh nghề nghiệp bao giờ chưa?

Icon Author Trần Nhung

Ngày đăng: 2020-03-20 15:45:08

Bệnh nghề nghiệp là một cụm từ mà nhiều người hay dùng để nói đùa với một ai đó về một tính cách nào đó trong công việc nhưng được thể hiện ở bên ngoài cuộc sống. Tuy nhiên thực chất nó không hẳn chỉ là tính cách mà nó còn là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu đầy đủ về bệnh nghề nghiệp là gì và các loại bệnh thường gặp nhé!

Tìm Việc Làm Quản Lý Điều Hành

1. Bệnh nghề nghiệp là gì? Các danh mục bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam 

Bệnh nghề nghiệp là gì?
Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là những bệnh phát sinh trong quá trình làm việc ở một môi trường bị nhiễm độc nào đó. Thông thường bệnh nghề nghiệp sẽ đến với những người làm việc lâu năm ở trong môi trường đó.  Điều này có nghĩa là bệnh phải phát triển do phơi nhiễm tại nơi làm việc và mối tương quan giữa phơi nhiễm và bệnh được biết đến trong nghiên cứu y học. Hoặc trong một vài trường hợp thì căn bệnh này cũng được gây ra bởi các yếu tố khác ngoài công việc.

Danh sách các bệnh nghề nghiệp là một danh sách các bệnh liên quan đến công việc được công nhận là chấn thương công nghiệp nếu một người có phơi nhiễm nhất định tại nơi làm việc. Danh sách này được cập nhật liên tục và có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam thì danh sách các bệnh nghề nghiệp lên đến 30 bệnh, được chia thành 5 nhóm bao gồm:

Nhóm 1: Các bệnh về phổi và phế quản

Các bệnh này thường xuất hiện ở trong những môi trường làm việc bụi bẩn như xưởng vải, xưởng bông, đường phố, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, … Thậm chí cả ở những môi trường làm việc sạch sẽ xong vì tiếp xúc nhiều với những bụi độc nên vẫn bị mắc bệnh về phổi và phế quản như nghề giáo viên bị hít nhiều bụi phấn. Trong nhóm bệnh nghề nghiệp về phổi và phế quản gồm có 7 loại bệnh đó là: bụi phổi silic, bụi phổi Atbet, bụi phổi bông, viêm phế quản mãn tính, hen, bụi phổi talc, bụi phổi than. 

Các bệnh nghề nghiệp về phổi và phế quản
Các bệnh nghề nghiệp về phổi và phế quản

Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc 

Đối với những người bị nhiễm bệnh trong nhóm 2 này thông thường đều là công nhân viên, nghiên cứu sinh làm việc ở những nơi có nhiều chất hóa học. Những bênh này có thể bị gây nên do tai nạn trong lúc làm việc với chất hóa học hoặc cũng có thể trực tiếp bị nhiễm trong quá trình làm việc dù đã được bảo hộ. Đó có thể phòng nghiên cứu sinh, nhà máy sản xuất pin, nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, nhà máy sản xuất thuốc, nhà máy phân … Đây có lẽ được xếp vào nhóm bệnh nghề nghiệp nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn nếu không được chú ý theo dõi. Danh sách này gồm có 10 bệnh bao gồm: nhiễm độc chì, nhiễm độc benzen, nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc mangan, nhiễm độc trinitrotoluen, nhiễm độc asen, nhiễm độc nicotin, nhiễm độc hóa chất trừ sâu, nhiễm độc cacbonmonoxit, nhiễm độc cadimi

Nhóm 3: Các bệnh vật lý

Nhóm bệnh thứ 3 là bệnh do ảnh hưởng trực tiếp của những tác động mạnh đến cơ thể của người lao động gây ra những chấn thương cho nên nó được gọi là bệnh nghề nghiệp vật lý. Hầu hết nó thường xảy đến ở những việc làm lao động nặng nhọc về sức lực và 5 loại giác quan. Do thời gian làm những công việc đó lâu nên nó đã gây ra các bệnh nghề nghiệp điển hình như: bệnh tuyến X và chất phóng xa, điếc (do ảnh hưởng của tiếng ồn), bệnh rung chuyển nghề nghiệp, giảm áp mạn tính, các bệnh khác do rung toàn thân. 

Nhóm 4: Các bệnh về da 

Cũng trong các môi trường tương tự khác thì người lao động cũng có thể bị nhiễm các bệnh về da. Điều này là do da của chúng ta bị ngâm trong nước hoặc phẩm hóa học lâu gây dị ứng hoặc bắn bởi những chất gây phỏng, nhiễm trùng, bưng mủ, … Thông thường những bệnh về da này thường có ở trong công trường ngoài trời trực tiếp với nhiệt độ cao, ở các xưởng nung, hàn, hoặc cũng có thể là ở các nhà máy có các chất hóa học hoặc các loại vật liệu dễ gây tổn thưởng da như đèn laze hay chất hóa học, nước, … Danh sách các bệnh da nghề nghiệp tại Việt Nam hiện nay có 4 bệnh đó là: sạm da, loét và viêm da, nốt dầu, viêm móng, … 

 

Các bệnh nghề nghiệp về da
Các bệnh nghề nghiệp về da

Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn

Trong nhóm 5 này hầu hết là các bệnh mắc phải do bị nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa, đường hô hấp và đường máu. Những căn bệnh này rất hiếm khi xảy ra do nó chỉ là những tai nạn nghề nghiệp hiếm hoi. Nhóm này bao gồm 4 bệnh là bệnh lao, bệnh viêm gan, các bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây nên, HIV. Thông thường môi trường làm việc gây ra những tai nạn nghề nghiệp này thường là những phòng nghiên sinh, phòng mổ, bệnh viện, nhà xác, … có trực tiếp làm việc với kim tiêm bị dính các bệnh nhiễm khuẩn kể trên. Mặc dù không nhiều song những người vô tình bị mắc các bệnh này sẽ được cố gắng điều trị tốt nhất, trường hợp số ít phải chấp nhận sống với bệnh cho đến cuối giai đoạn do bệnh chưa có thuốc chữa như HIV. 

Khi người lao động bị mắc các triệu chứng giống với 1 trong 5 nhóm bệnh nghề nghiệp này, họ sẽ được làm các xét nghiệm và kết luận có phải là bệnh nghề nghiệp phát sinh trong quá trình làm việc hay không. Nếu như đúng thì sẽ được làm hồ sơ công nhận và được nhận các bồi thường cũng như phúc lợi do hậu quả của bệnh gây ra. Một căn bệnh nghề nghiệp có thể được nhận ra theo hai cách khác nhau:

Nếu bệnh và phơi nhiễm gây bệnh nằm trong danh sách bệnh nghề nghiệp, đó được xếp thẳng các bệnh của người lao động là bệnh nghề nghiệp

Nếu bệnh không nằm trong danh sách bệnh nghề nghiệp, vẫn có thể nhận ra đây là bệnh nghề nghiệp nếu các cơ quan làm việc, Bộ lao động và xã hội, những cấp có trách nhiệm chứng nhận rằng các triệu chứng này là do đặc biệt các yếu tố tại nơi làm việc gây nên thì vẫn được nhận bồi thường như bình thường. 

Xem thêm: Giám định y khoa là gì?

2. Tiêu chí để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho người lao động 

Tiêu chí để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Tiêu chí để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho người lao động 

Mặc dù đã được liệt kê cụ thể trong danh sách các bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, song để có được kết quả chính xác nhất và làm các thủ tục bồi thường đúng pháp luật thì các quốc gia sẽ có quy định cụ thể về tiêu chí để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp. Cụ thể là những yếu tố sau:

Cường độ phơi nhiễm tối thiểu: mức độ phơi nhiễm tối thiểu cần thiết để gây bệnh. Phơi nhiễm thấp hơn không có khả năng dẫn đến bệnh nghề nghiệp. Khái niệm này được áp dụng đặc biệt là các tác nhân độc hại. Thông thường không có liều ngưỡng tối thiểu có thể được xác định cho các tác nhân gây ung thư hoặc dị ứng.

Thời gian phơi nhiễm tối thiểu: thời gian phơi nhiễm ngắn nhất mà bệnh có thể xảy ra. Thời gian tiếp xúc ít hơn mức này không có khả năng gây bệnh.

Thời gian tiềm ẩn tối đa: Điều này đề cập đến khoảng thời gian sau khi chấm dứt phơi nhiễm, ngoài ra không có khả năng bất kỳ bệnh nào có thể được quy cho phơi nhiễm. Ví dụ, thiếu máu cơ tim cấp xảy ra một năm sau khi tiếp xúc cấp tính với carbon monoxide không được quy cho sự phơi nhiễm đó.

Thời gian cảm ứng tối thiểu: Đây là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi bắt đầu tiếp xúc với khi bắt đầu bệnh dưới mức mà việc tiếp xúc sẽ không có khả năng gây ra bệnh. Ví dụ, ung thư phổi phát triển trong vòng một năm sau lần tiếp xúc đầu tiên với amiăng dường như không được quy cho sự phơi nhiễm đó.

Sự ưu tiên phòng ngừa bệnh nghề nghiệp theo cấp độ
Sự ưu tiên phòng ngừa bệnh nghề nghiệp theo cấp độ

Với những tiêu chí trên thì các doanh nghiệp cũng như nhà nước mới bắt đầu có những sự sắp xếp thứ tự ưu tiên để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp theo cấp độ. Sự ưu tiên này có thể bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế của đất nước cũng như chính sách của quốc gia. Ví dụ trong bối cảnh đại dịch thì nhà nước sẽ có những ưu tiên dành cho việc chữa trị này hơn các bệnh nghề nghiệp thông thường. Cho nên những ưu tiên sẽ liên tục có sự thay đổi. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này như: sự tích hợp các khía cạnh tâm lý xã hội trong các chính sách an toàn và sức khỏe nói chung, và các công cụ liên quan đến các vấn đề như căng thẳng và sức khỏe tâm thần; … 

Tham khảo: Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động chuẩn

3. Những mối nguy hiểm mới liên quan đến công việc trên thế giới

Những thay đổi trong công việc và điều kiện làm việc đã dẫn đến những rủi ro sức khỏe nghề nghiệp mới và các bệnh nghề nghiệp mới. Điều này cũng đúng với mọi công nghệ mới với những rủi ro mới tiềm ẩn. Những rủi ro này, nếu không được đánh giá và quản lý đúng cách, có thể có nghiêm trọng? hậu quả tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Đánh giá rủi ro và giám sát sức khỏe thích hợp là cần thiết để thu thập dữ liệu thực nghiệm và nghiên cứu, và quản lý rủi ro để ngăn ngừa các bệnh nghề nghiệp mới. Rủi ro mới hoặc các mối nguy hiểm liên quan đến công việc mới theo công thức của Cơ quan An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc của Châu Âu là :

Những mối nguy hiểm mới liên quan đến công việc trên thế giới
Những mối nguy hiểm mới liên quan đến công việc trên thế giới

Rủi ro trước đây chưa biết và gây ra bởi các quy trình / công nghệ / loại hình nơi làm việc mới hoặc thay đổi xã hội / tổ chức. Ví dụ, công nghệ nano là một công nghệ quan trọng của thế kỷ 21 với những tác động sâu rộng đến khoa học, phát triển công nghiệp và thiết kế sản phẩm mới. Tuy nhiên, mặc dù có những tác động bất lợi tiềm ẩn đối với sức khỏe con người, độc tính của các vật liệu cấu trúc nanô này (nanotoxicology) đã không được đầu tư đủ điều kiện Compendium trong các dự án trong cụm an toàn NanoS châu Âu đưa ra một cái nhìn tổng quan về chủ đề .

Các vấn đề tồn tại lâu dài như căng thẳng hoặc bắt nạt hiện được coi là rủi ro do sự thay đổi trong nhận thức xã hội hoặc công chúng. Căng thẳng liên quan đến công việc được công nhận là một trở ngại lớn đối với năng suất ở châu Âu. Một báo cáo về sức khỏe cộng đồng liên quan đến công việc của Châu Âu về Bệnh tim mạch và Sức khỏe tâm thần (2007) đã tiết lộ rằng các bệnh tim mạch (CVD) và sức khỏe tâm thần có liên quan đến nhau và rối loạn tâm thần có thể là yếu tố nguy cơ của CVD và ngược lại. Báo cáo nói rằng 6% của tất cả các trường hợp CVD ở nam giới và 14% ở phụ nữ có thể được quy cho căng thẳng công việc. Sức khỏe bệnh tâm thần là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch và tử vong do thiếu hoạt động thể chất hoặc cholesterol cao.

Các vấn đề tồn tại lâu dài, như bức xạ điện từ, được xác định là rủi ro vì kiến ​​thức khoa học mới trong lĩnh vực này. Mặc dù các khía cạnh nghề nghiệp của các trường điện từ là không thể phủ nhận, nhưng ảnh hưởng sức khỏe của chúng được tranh luận nhiều hơn liên quan đến chính sách y tế công cộng.

Thể loại

Ví dụ

Bệnh mới do thay đổi công việc và điều kiện làm việc

Bệnh lý thần kinh viêm tiến triển (PIN) ở công nhân lò mổ lợn

Bệnh bỏng ngô

Bệnh Legionnaires

Dị ứng với chất bảo quản (sơn, chất kết dính)

Dị ứng với thuốc trừ sâu sinh học

Rủi ro mới từ các công ty đã được dự báo trước

Ung thư vú do làm ca đêm

Bệnh tim mạch do bụi mịn và căng thẳng trong công việc

Nhiễm trùng phổi do khói hàn

Hậu quả của việc bố mẹ tiếp xúc nghề nghiệp với con cái

Bất thường bẩm sinh

Ung thư ở trẻ em

Chậm phát triển tâm thần kinh

Những kiểu bệnh nghề nghiệp khác về tâm lý
Những kiểu bệnh nghề nghiệp khác về tâm lý

Tất cả những bệnh nghề nghiệp này chủ yếu là xảy ra với lao động phổ thông, công nhân song vẫn có rất nhiều trường hợp xảy đến với người làm lao động trí óc. Thậm chí một số bệnh về tâm lý đặc trưng của dân công sở cũng được coi là bệnh nghề nghiệp nhưng chưa được công nhận ở các văn bản quy định về bảo hộ người lao động, song nó cũng đặc biệt cần lưu tâm. Có một số công việc phải vận động trí óc để tính toán và suy nghĩ rất nhiều dẫn đến stress, suy nhược thần kinh hoặc thậm chí là rối loạn về tâm thần, thiếu máu lên não, huyết áp. Một số công việc này lại có thể gây lên ám ảnh, sang chấn tâm lý như nghề bác sỹ, công an, … Một số nghề khác còn bị ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như nghề báo, đã có rất nhiều vụ nhà báo bị hành hung hay những sự hy sinh quên mình về công việc như sự ra đi của các phóng viên trong các cuộc bạo động, lũ lụt thiên tài. 

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nhất về bệnh nghề nghiệp là gì. Từ đó có thể giúp ích bạn phần nào trong việc lựa chọn các công việc cho mình. Người ta thường có câu “Sinh nghề tử nghiệp”, sinh ra để làm nghề đó và cũng chết đi vì nghề đó nên thậm chí có những người hiểu được những tai nạn mà mình phải gặp phải nhưng vẫn quyết định theo đuổi đó đến cùng. Những người lao động như vậy dù là trí óc hay chân tay đều đáng để được khâm phục và tôn trọng

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: