Barista là gì? Các công việc hàng ngày của một Barista

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2021-06-29 11:00:55

Với sự phát triển lớn mạnh của ngành dịch vụ như hiện nay đã kéo theo các nhà hàng, quán cafe cũng mọc lên nhiều hơn trông thấy. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng các vị trí pha chế ngày một nhiều, đặc biệt là vị trí nhân viên Barista. Cùng mình tìm hiểu xem Barista là gì và công việc của họ như thế nào nhé.

1. Khái niệm về Barista

Barista trong một thập kỉ trở lại đây đã không còn là một khái niệm xa lạ với thị trường Việt Nam nói chung và các nhà hàng, quán cafe trong nước nói riêng. Barista đang dần trở thành cái tên đứng đầu trong bảng xếp hạng những vị trí được giới trẻ yêu thích nhất đối với ngành dịch vụ. Barista có một sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng trong thị trường Việt Nam. Vậy Barista là công việc gì mà lại có sức hút lớn đến vậy?

Barista là gì?
Barista là gì?

Barista là một từ có nguồn gốc từ tiếng Ý và nó được dùng để chỉ những nhân viên pha chế, sáng tạo ra những sản phầm đồ uống có thành phần chính là các nguyên liệu liên quan đến cafe như Latte, Capuchino, Espresso, Mocha, Frappuchino,… Ngày nay khi Barista được xâm nhập sâu rộng vào thị trường Việt Nam thì chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng Barista là nhân viên pha chế cafe và các thức uống không chứa cồn khác.

Barista giữ một vị trí quan trọng trong các nhà hàng, quán cafe bởi họ chính là những người tạo ra những tách cafe sáng tạo, hấp dẫn không chỉ về thị giác mà còn cả vị giác của người dùng. Barista chính là những nhân tố đắc lực giúp các quán cafe giữ chân được khách hàng và thường xuyên quay lại cửa hàng để thưởng thức cafe. Không thể phủ nhận vai trò của các Barista trong việc góp phần tạo doanh thu ổn định cho các quán cafe nổi tiếng và khẳng định được thương hiệu của những quán cafe đó.

Tìm hiểu về Barista
Tìm hiểu về Barista

2. Công việc của một Barista

Nếu chỉ nhìn vào khái niệm và đánh giá thì sẽ thấy Barista là một công việc khá nhàn hạ nhưng thực tế công việc của một Barista cũng phải tuân thủ theo những yêu cầu và quy trình nhất để tạo ra những sản phẩm đồ uống chất lượng nhất cho khách hàng. Các nhiệm vụ chính quan trọng của Barista sẽ bao gồm tư vấn đồ uống cho khách hàng, thực hiện pha chế, dọn dẹp khu vực pha chế, quản lý các nguyên liệu trong pha chế,…

2.1. Tư vấn đồ uống

Không chỉ đơn thuần làm công việc pha chế, trong mỗi cửa hàng cafe thì Barista sẽ là người có am hiểu nhất về các nguyên liệu cũng như thành phần, hương vị mỗi đồ uống để đảm bảo tư vấn được đúng loại đồ uống phù hợp với khách hàng. Vì vậy, thường ở các quán cafe, Barista sẽ kiêm luôn nhiệm vụ tư vấn đồ uống cho khách hàng, tham khảo ý kiến của khách hàng để tùy chỉnh đồ uống khi pha chế. Barista sẽ thường xuất hiện tại các quầy thu ngân và order để tiện cho công việc giới thiệu và tư vấn cho khách hàng.

2.2. Pha chế đồ uống

Và chắc chắn rồi, nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của một Barista sẽ là pha chế đồ uống cho khách hàng. Hiện nay hầu hết tại các quán cafe, Barista sẽ đều đứng ngay tại quầy pha chế mở để trổ tài khả năng pha chế của mình cũng như thu hút các khách hàng chú ý đến nhiều hơn.

Barista thực hiện pha chế cafe
Barista thực hiện pha chế cafe

Barista phải đảm bảo rằng các đồ uống được pha chế theo đúng công thức và nguyên liệu đã xây dựng từ ban đầu, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo ra thương hiệu riêng của một quán cafe, khiếng chúng không bị trùng lặp với bất cứ công thức nào ở các quán cafe đối thủ. Trừ những trường hợp có yêu cầu riêng từ khách hàng thì Barista có thể cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Barista cần trình bày đồ uống một cách bắt mắt và sáng tạo, đảm bảo các yếu tố về màu sắc, hình thức bên ngoài và quan trọng nhất là mùi vị, chất lượng của mỗi đồ uống đó. Với những yêu cầu về định lượng đường, đá của khách hàng thì các Barista cũng cần phải điều chỉnh để không bị mất đi hương vị gốc của đồ uống.

Xem thêm: Bar Back là gì và những công việc phải làm tại vị trí này?

2.3. Quản lý nguyên liệu và dọn dẹp khu vực pha chế

Trong công việc pha chế hàng ngày, các Barista sẽ phải kiểm soát cả tình hình của các nguyên liệu như nguyên liệu nào còn tồn nhiều thì phải kiểm tra hạn sử dụng của chúng khi sử dụng, các nguyên liệu nào thường xuyên sử dụng thì cần kiểm tra kho để bổ sung thường xuyên, tránh tình trạng đến khi hết mới báo sẽ gây ảnh hưởng tới công việc, các vật dụng, máy móc phục vụ cho pha chế nếu như có hỏng hóc thì cần báo lại cho quản lý để thực hiện sửa chữa kịp thời.

Bên cạnh đó Barista cũng là người chịu trách nhiệm vệ sinh sạch sẽ khu vực quầy pha chế. Bởi đây là nơi trực tiếp làm ra các sản phẩm phục vụ khách hàng nên cần quan tâm tuyệt đối đến tình hình vệ sinh, bày trí gọn gàng, ngăn nắp để khách hàng khi nhìn vào có thể an tâm về đồ uống.

Các công việc của một Barista
Các công việc của một Barista

2.4. Tiếp nhận và xử lý các ý kiến từ khách hàng sử dụng đồ uống

Với bản chất là một ngành dịch vụ thì việc tiếp nhận và xử lý các yêu cầu, phàn nàn từ khách hàng là điều khó tránh khỏi. Cùng với một công thức chung nhưng không quán cafe nào có thể làm hài lòng được mọi khách hàng đến sử dụng đồ uống, đặc biệt là đối với những khách hàng khó tính.

Với những khách hàng phàn nàn về đồ uống trong lúc sử dụng thì Barista có thể hỏi ý kiến và đổi lại cho khách một cốc khác đã được điều chỉnh lại. Còn với những khách đưa ý kiến sau khi đã sử dụng thì Barista cần phải tiếp nhận một cách chân thành và khéo léo nhất, hướng khách hàng có thể quay lại lần sau để thưởng thức một loại đồ uống khác hoặc yêu cầu ngay từ đầu đối với đồ uống đó để nhân viên pha chế điều chỉnh.

Ngoài ra, Barista cũng có một số công việc khác như sáng tạo các đồ uống mới để cập nhật thêm vào menu, báo cáo tình hình sử dụng các loại đồ uống của khách hàng để điều chỉnh menu cho phù hợp, kiểm tra và nhập các hóa đơn nhập nguyên liệu pha chế khi cần,…

Barista tạo ra những đồ uống phù hợp với khách hàng
Barista tạo ra những đồ uống phù hợp với khách hàng

3. Các kỹ năng cần có của Barista

- Barista phải là những người có kiến thức, kinh nghiệm về nghiệp vụ pha chế như thuộc các công thức pha chế, sử dụng thành thạo các công cụ trong pha chế, khả năng định lượng các thành phần, các kỹ thuật rang, say, trộn cafe,…

- Barista cần phải am hiểu sâu sắc về các loại cafe cũng như những nguyên liệu pha chế khác. Chỉ khi bạn nắm được các tính chất và đặc thù riêng của từng loại cafe thì mới có thể tư vấn, pha chế được những đồ uống phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

- Khả năng cảm vị tốt

Khả năng cảm vị và thẩm định đồ uống là một yếu tố tiên quyết mà mỗi Barista đều cần phải có. Bởi Barista sẽ là những người trực tiếp tạo ra đồ uống nên bất cứ một Barista nào cũng đều phải có khả năng đánh giá về hương vị - màu sắc - chất lượng đồ uống đã đủ đạt yêu cầu hay chưa.

Các kỹ năng của một Barista là gì?
Các kỹ năng của một Barista là gì?

- Sự sáng tạo và khéo léo

Pha chế cũng được coi là một bộ môn nghệ thuật mà ở đó những nghệ nhân chính là các Barista. Barista sẽ là người trực tiếp "thổi hồn" vào mỗi đồ uống để tạo ra những sản phẩm sáng tạo nhất, đẹp mắt nhất, làm hài lòng khách hàng không chỉ về chất lượng và còn cả hình thức bên ngoài nữa.

Các thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được Barista là gì cũng như các công việc hàng ngày của một Barista. Vieclam88 chúc các bạn sẽ trở thành một Barista chuyên nghiệp và thành công nhất nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: