Bảo lưu là gì? Bạn đã biết bảo lưu được dùng trong các ngành nào?

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2021-05-04 10:42:36

Bảo lưu kết quả học tập là tên gọi khá quen thuộc, chúng ta dễ dàng được nghe, ngay kể cả khi mới học tiểu học, còn chưa hiểu rõ khái niệm bảo lưu là gì? Nhưng có phải chỉ bảo lưu được kết quả học tập? Bảo lưu còn được dùng trong các lĩnh vực nào khác? Cùng PD tìm hiểu về khái niệm bảo lưu là gì? Và bảo lưu được dùng trong các lĩnh vực khác thì như nào nhé!

1. Bảo lưu là gì?

Như mọi người đều thấy, về mặt nghĩa của từ, bảo lưu là một từ ghép được tạo nên từ hai từ đơn là bảo – có nghĩa là bảo vệ, lưu – có nghĩa là lưu giữ; bảo lưu có ý nghĩa là bảo vệ và lưu giữ kết quả, quan điểm tại thời điểm xác định của cá nhân hay tổ chức.

Bảo lưu là gì?
Bảo lưu là gì?

Theo khái niệm, bảo lưu là việc lưu giữ kết quả của một sự vật, sự việc ngay tại thời điểm cá nhân hay tổ chức tiến hành việc bảo lưu, để có thể tiếp tục sử dụng kết quả cho lần sau.

Ví dụ cụ thể, có lẽ bạn hay gặp và dễ hình dung nhất đó là việc bảo lưu kết quả học tập. Do bị gặp tai nạn xe, Hịu không thể đến trường trong vòng 6 tháng, nhà trường sẽ tiến hành bảo lưu kết quả học tập của em theo sự yêu cầu của phụ huynh, để 6 tháng sau em quay lại, có thể tiếp tục học tập chương trình học tập tại trường như các bạn đồng trang lứa. Hay trong các cuộc bàn luận, chất vấn; bạn hoàn toàn có thể bảo lưu ý kiến, quan điểm của cá nhân, tránh tạo nên sự áp đặt ý kiến của số đông, tiếp tục bàn luận ý kiến đó trong lần sau để phân định sự đúng, sai của vấn đề.

Tuy nhiên, người bảo lưu vẫn phải tuân thủ theo các quyết định đã được thống nhất đưa ra trong các cuộc họp, tranh luận hay quyết định,… ý kiến được bảo lưu sẽ được lưu giữ để làm rõ các vấn đề trong các lần họp tiếp theo.

Trong pháp luật, bảo lưu còn có nghĩa là bảo lưu điều ước quốc tế. Bảo lưu là hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia nhằm loại trừ, thay đổi hiệu lực pháp lý một số quy định của hiệp ước. 

Bảo lưu là gì?
Bảo lưu là gì?

Trên đây là khái niệm về bảo lưu, bạn đã có thể hiểu sơ qua và nắm được ý chính rồi phải không nào? Vậy hãy cùng tìm hiểu bảo lưu trong từng lĩnh vực cụ thể thì được hiểu như thế nào nhé!

Xem thêm: Phỏng vấn bao lâu có kết quả

2. Bảo lưu được dùng trong từng lĩnh vực cụ thể

Bảo lưu không chỉ được dùng trong lĩnh vực giáo dục, nó còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo lưu bảo điều ước quốc tế, bảo lưu trật tự công cộng hay bảo lưu quyền sở hữu,…

2.1. Bảo lưu điều ước quốc tế

Với một điều ước quốc tế đa phương, bao giờ, cũng mong muốn được nhiều quốc gia tham gia, tuy nhiên, việc nhiều quốc gia tham gia sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc dung hòa được lợi ích cho các quốc gia thành viên.

Bảo lưu điều ước quốc tế
Bảo lưu điều ước quốc tế

Bảo lưu quốc tế, là việc bảo lưu được thực hiện trong phạm vi quốc tế. Nó là hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia bất kỳ (thành viên của hiệp định quốc tế) nhằm mục đích thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản được quy định trong điều ước quốc tế.

Bảo lưu quốc tế ra đời với mục đích cân bằng giá trị điều ước và bảo đảm giá trị lợi ích cho các quốc gia, đảm bảo một quốc gia thành viên có thể vì lợi ích cá nhân của mình có thể thay đổi một hoặc một số điều khoản quy định của điều ước.

Điều kiện để một quốc gia thành viên tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế: quốc gia đó phải có quyền hạn sử dụng việc bảo lưu; việc bảo lưu điều ước quốc tế cần phải có đối tượng và mục đích cụ thể, phù hợp; bảo lưu chỉ được áp dụng đối với những điều ước đa phương.

Xem thêm:  Việc làm nhân sự

2.2. Bảo lưu trong ngành giáo dục

Bảo lưu kết quả học tập là cụm từ gần gũi, dễ hiểu nhất phải không? Như ví dụ trên có trình bày, việc bảo lưu kết quả học tập xảy ra khi trong quá trình tham gia học tập, học sinh, sinh viên có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hay tinh thần mà không thể tiếp tục tham gia quá trình học tập tại trường, phụ huynh sẽ kết hợp với nhà trường để tiến hành việc bảo lưu kết quả học tập cho con em ngay tại thời điểm học sinh nghỉ học.

Bảo lưu trong ngành giáo dục
Bảo lưu trong ngành giáo dục

Đối với các học sinh đủ điều kiện, học sinh sẽ tiếp tục chương trình học tập ngay sau khi quay lại trường còn đối với các học sinh không đủ điều kiện bảo lưu, nhà trường sẽ tiến hành bảo lưu kết quả học tập cho đến thời điểm năm học cuối cùng học sinh đã hoàn thành, khi quay lại trường, học sinh sẽ phải bắt đầu học lại chương trình đang học dở dang.

Ví dụ: đang học kỳ 2 của lớp 8, học sinh Min bỏ học, gia đình Min đến trường để làm việc với ban giám hiệu về việc bảo lưu kết quả cho Min. Khi học sinh Min đi học trở lại, em sẽ phải bắt đầu học lại chương trình kiến thức lớp 8.

2.3. Bảo lưu trật tự công cộng

Đầu tiên, hãy tìm hiểu trật tự công cộng là gì? Trật tự công cộng là tình trạng xã hội của một quốc gia cụ thể trong một thời gian xác định, đất nước hòa bình, các vấn đề về an toàn xã hội không bị đảo lộn. Mỗi quốc gia đều xuất phát từ các lợi ích, đường lối, chính sách, tư tưởng,.. khác nhau trong việc bảo vệ những giá trị nền tảng, cốt lõi của xã hội quốc gia đó, nên khái niệm “Trật tự công cộng” cũng mang màu sắc riêng biệt của từng quốc gia.

Dưới góc độ tư pháp, trật tự công cộng là một thuật ngữ trừu tượng xuất hiện trong hầu hết các văn bản pháp luật của các quốc gia, nó là những trật tự pháp lý, được hình thành dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và luật pháp của quốc gia.

Bảo lưu trật tự công cộng
Bảo lưu trật tự công cộng

Từ đó, có thể định nghĩa “bảo lưu trật tự quốc gia” chính là việc bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và luật pháp quốc gia hay hiểu một cách cụ thể chính là việc cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp có thẩm quyền không được áp dụng luật pháp nước ngoài để tiến hành giải quyết các quy phạm xung đột nếu những điều luật đó ảnh hưởng đến đến trật tự công cộng của quốc gia mình.

Việc áp dụng bảo lưu trật tự công cộng là một biện pháp được nhà nước đưa ra để bảo vệ nền tảng của chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa; nếu nguyên tắc này không được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, sẽ rất dễ gây nên sự bất ổn và khó khăn khi phải thực hiện việc điều chỉnh dân sự có sự tham gia của các cá nhân nước ngoài.

Mẫu thư xin việc

2.4.  Bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu được dùng như một biện pháp để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ của các cá nhân khi tham gia vào hợp đồng mua bán. Việc bảo lưu quyền sở hữu, nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của những vấn đề mới có thể phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, qua đó, bảo đảm được tính bao quát, an toàn, ổn định của các quy định trong bộ luật dân sự (BLDS).

Bảo lưu quyền sở hữu, áp dụng trong các hợp đồng mua bán, khi đó, quyền sở hữu tài sản và các giá trị khác của khách hàng sẽ được bảo lưu lại cho tới khi người mua thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán và các điều khoản đi kèm trên hợp đồng cho người bán.

Bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu

Đối với các cá nhân đang muốn tiến hành mua bán các sản phẩm giá trị như nhà, đất, xe,… cần để ý và tìm hiểu kỹ hơn về luật bảo lưu quyền sở hữu này nhé!

Trên đây là bài giới thiệu của PD về bảo lưu là gì? Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của PD. Chúc bạn luôn may mắn và thành công!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: