Bảo hiểm dân sự là gì? Giải đáp những thắc mắc về bảo hiểm dân sự

Icon Author Hương Chi

Ngày đăng: 2022-09-05 08:30:46

Bảo hiểm dân sự hiện không còn quá xa lạ đối với những chủ xe cơ giới nhưng không phải ai cũng rõ bảo hiểm dân sự là gì? Bảo hiểm dân sự liệu có thực sự cần thiết? Khám phá những lợi ích của bảo hiểm dân sự và lời khuyên khi tham gia bảo hiểm dân sự.  

1.  Bảo hiểm dân sự là gì?

1.1. Định nghĩa

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm dân sự còn có tên gọi khác đầy đủ hơn đó là bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Để hiểu rõ khái niệm này ta cần hiểu đúng về “trách nhiệm dân sự” và “bảo hiểm trách nhiệm dân sự”.

Trách nhiệm dân sự có mối quan hệ mật thiết với nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ dân sự được pháp luật công nhận, mang tính pháp lý. Nội dung của nghĩa vụ dân sự là một bên chủ thể thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định để đảm bảo lợi ích của bên còn lại. Khi đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nghĩa vụ dân sự không được thực hiện đúng như sự thỏa thuận trước đó, người có nghĩa vụ được xác định đã vi phạm luật và phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành động đó. Từ đó suy ra, trách nhiệm dân sự là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm phải chịu, buộc chủ thể phải khắc phục những hậu quả do mình gây ra.

Bảo vệ quyền lợi con người
Bảo vệ quyền lợi con người

Bảo hiểm ra đời gắn với hoạt động đền bù, bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra rủi ro. Hợp đồng bảo hiểm được ký kết cũng đồng nghĩa với việc xác lập mối quan hệ giữa bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Vậy bảo hiểm dân sự là gì? Là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của chủ thể được bảo hiểm đối với người thứ ba phát sinh rủi ro. Chủ thể này có thể là tổ chức hoặc cá nhân được xác lập mối quan hệ dân sự.

1.2. Đối tượng của bảo hiểm dân sự

Trách nhiệm dân sự hay hậu quả pháp lý bất của người được bảo hiểm (người vi phạm nghĩa vụ gây ra đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật hiện hành) chính là đối tượng của bảo hiểm dân sự. Hình thức bồi thường của bảo hiểm trách nhiệm dân sự được quy ra bằng một khoản tiền. Trách nhiệm trả tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm được xác định khi bên thứ ba - người được hưởng bồi thường, yêu cầu người có trách nhiệm dân sự (đã được bảo hiểm) phải bồi thường thiệt hại do lỗi người đó gây ra trong thời hạn còn hiệu lực của bảo hiểm.

Tuy nhiên người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải trả số tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khoản tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả theo quy định của pháp luật

2. Các loại bảo hiểm dân sự

Thực tế có nhiều loại bảo hiểm tùy vào cơ sở phân chia. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là căn cứ vào tính ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm để chia thành hai loại mang tính bắt buộc và mang tính tự nguyện.

Bảo hiểm bắt buộc được quy định tại khoản 2, Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 do Quốc hội ban hành bao gồm:

- Bảo hiểm  trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với chủ xe cơ giới;

- Bảo hiểm  trách nhiệm dân sự nhằm phòng chống cháy, nổ;

- Bảo hiểm  trách nhiệm dân sự bắt buộc trong các hoạt động đầu tư xây dựng;

Tổ chức cá nhân thuộc những đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Họ cũng có quyền lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai. Và ngược lại, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không có quyền từ chối bán bảo hiểm cho các tổ chức, cá nhân khi họ đáp ứng đủ điều kiện tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm dân sự bắt buộc
Bảo hiểm dân sự bắt buộc

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện là phần bảo hiểm tự nguyện tăng thêm sau khi khách hàng mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Tùy theo mức phí mà người được bảo hiểm phải đóng, họ sẽ được đền bù phần thiệt hại khi gây ra cho người thứ ba và tài sản của người thứ ba. 

3. Căn cứ loại trừ bảo hiểm

Loại trừ bảo hiểm hay Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là hình thức loại trừ những sự việc mang yếu tố chủ quan. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm không cần phải chi trả đền bù thay cho người được bảo hiểm. Một số trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:

- Phát hiện có hành vi cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc người bị thiệt hại trong các tai nạn

- Hành vi gây tai nạn cố ý bỏ chạy, không thực hiện trách nhiệm dân sự của lái xe.

- Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp, lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong những vụ tai nạn

- Các sự kiện bất khả kháng như: chiến tranh, khủng bố, lũ lụt…

Hợp đồng bảo hiểm dân sự
Hợp đồng bảo hiểm dân sự

4. Lợi ích của bảo hiểm dân sự

4.1. Bảo vệ bạn trước những tổn thất đáng kể

Trong nhiều trường hợp, khi bên chủ thể thực hiện nghĩa vụ không đúng gây ra hậu quả to lớn cho bên còn lại, họ có xu hướng sử dụng những tài sản sẵn có để đền bù. Nhưng cũng tồn tại không ít trường hợp người vi phạm không thể hoàn thành trách nhiệm bồi thường của mình đo điều kiện kinh tế của bản thân. Nếu không đảm bảo hoàn thành đúng trách nhiệm dân sự, người vi phạm có thể phải chịu sự truy tố từ pháp luật. 

Bảo hiểm cho trường hợp tai nạn giao thông
Bảo hiểm cho trường hợp tai nạn giao thông

Bảo hiểm dân sự sẽ là nhân tố giúp người được bảo hiểm thực hiện trách nhiệm đền bù, bồi thường của mình trước pháp luật. Điều này sẽ giúp họ tránh khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng xảy ra sau đền bù lên kinh tế và đời sống cá nhân.

4.2. Giúp đỡ người bị thiệt hại khắc phục những hậu quả thiệt hại do bên vi phạm gây ra

Khách quan cho thấy, rủi ro luôn tiềm ẩn trong cuộc sống này và tổn thất do rủi ro xảy ra là không thể lường trước được. Do vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời sẽ là giải pháp tối ưu giúp khắc phục những thiệt hại xảy ra. Điều này khiến bảo hiểm dân sự không chỉ mang ý nghĩa về mặt pháp luật (đối với những bảo hiểm bắt buộc) mà còn mang ý nghĩa nhân văn to lớn.

4.3. Thể hiện trách nhiệm của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự giúp người bị thiệt hại khắc phục những tổn thất không đáng có và không xuất phát từ phía bản thân họ. Việc được bảo hiểm hỗ trợ trong quá trình giải quyết sau khi phát sinh vi phạm sẽ giúp người được bảo hiểm an tâm hơn, sẵn sàng đối mặt với trách nhiệm dân sự thay vì trốn tránh hay thoái thác trách nhiệm. Như vậy tham gia bảo hiểm dân sự là thể hiện tinh thần trách nhiệm của người tham gia đối với cộng đồng.

5. Lưu ý khi tham gia bảo hiểm dân sự

5.1. Hiểu đúng và đủ về phạm vi áp dụng

Xã hội tồn tại nhiều quan hệ dân sự khác nhau, mỗi quan hệ dân sự lại có một loại hợp đồng bảo hiểm khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Hiểu rõ về quy định về ngành nghề của bản thân để chọn đúng loại bảo hiểm cho bản thân mình.

Thỏa thuận kí kết bảo hiểm
Thỏa thuận kí kết bảo hiểm

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có cái nhìn bao quát để xác định liệu lĩnh vực bạn chuẩn bị tham gia vào có tiềm ẩn nhiều rủi ro hay không? lựa chọn mức bảo hiểm như thế nào là phù hợp?

5.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự không làm giảm ý thức cộng đồng của người được bảo hiểm

Bảo hiểm được chi trả giúp người bị thiệt hại và người được bảo hiểm cùng nhau khắc phục những hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không đền bù thay cho người được bảo hiểm trong trường hợp lỗi xảy ra do sự cố ý của một trong hai bên của quan hệ dân sự. Điều này đảm bảo tính công bằng của pháp luật. 

Hy vọng bài biết trên đây đã giải đáp một phần nào đó thắc mắc của bạn đọc về Bảo hiểm dân sự là gì. Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự luôn được khuyến khích, phòng ngừa những tổn thất mất mát có thể xảy ra

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: