Bảng lương bác sĩ, các mức hệ số lương theo quy định mới nhất

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-05-21 10:35:37

Nghề bác sĩ hay còn gọi là nghề “cứu người” được rất nhiều sự quan tâm của nhà nước về mức lương và các khoản phụ cấp. Theo đó họ được trả lương theo chức vụ, vị trí và trách nhiệm được giao trong công việc. Chắc bạn cũng rất tò mò không biết bảng lương bác sĩ thì sẽ thế nào, chúng mình cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Khái niệm tiền lương và mức phụ cấp

- Khái niệm tiền lương

Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động làm việc theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp tác giữa hai bên liên quan trong hợp đồng lao động. Theo quy định của pháp luật thì tiền lương phải được trả đúng theo công sức, chất lượng, hiệu quả của người lao động và không được thấp hơn mức lương mà nhà nước ban hành.

Ngoài ra còn có cách nói dễ hiểu khách về tiền lương là các khoản thu nhập của người lao động bao gồm: tiền lương cơ bản, mức phụ cấp và tiền thưởng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tiền lương chính là giá cả của sức lao động và chịu tác động, chi phối tương bởi cung-cầu trên thị trường.

Khái niệm tiền lương bác sĩ
Khái niệm tiền lương

- Khái niệm mức phụ cấp

Phụ cấp là các khoản mà người sử dụng trả thêm cho người lao động nhằm bù đắp thêm các vấn đề liên quan đến tính chất công việc phức tạp, điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt… mà trong bản hợp đồng lao động chưa được đề cập đến. Các khoản lương phụ cấp sẽ gắn cùng quá trình làm việc và kết quả hoàn thành công việc của người lao động.

- Khái niệm Bảng lương gì?

Bảng lương là các quy định của nhà nước ban hành và quy định cụ thể mức lương cho từng loại nghề nghiệp, chức vụ, vị trí khác nhau tương ứng với trách nhiệm, trình độ và kinh nghiệm dựa theo công việc thực tế mà người lao động đang đảm nhiệm. Cấu tạo của một bảng lương hoàn chỉnh bao gồm: bậc lương, ngạch lương và hệ số lương.

Xem thêm: Quy trình tính lương

2. Chế độ tiền lương, phụ cấp và nguyên tắc trả lương đối với người làm chức vụ bác sĩ

Chế độ tiền lương, phụ cấp bác sĩ
Chế độ tiền lương bác sĩ

Căn cứ vào điều 12, luật viên chức năm 2010 quy định về quyền của viên chức và các chế độ khác liên quan đến tiền lương:

- Theo quy định trên các bác sĩ được quyền trả lương vị trí, chức danh làm việc, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc được giao. Ngoài ra đối với những bác sĩ công tác ở vùng sâu vùng xa như biên giới hải đảo hay vùng núi cao hoặc làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm với các lĩnh vực đặc thù sẽ có các mức lương và trợ cấp riêng. Mức lương của các bác sĩ sẽ phụ thuộc và hệ số lương và mức lương cơ sở nên mỗi năm sẽ có sự thay đổi.

- Đối với công việc thường xuyên phải tăng ca thì được hưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm và các công tác phí theo quy định của đơn vị, cơ sở làm việc quy định.

- Ngoài ra khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được quyền hưởng tiền thưởng và được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị, cơ sở làm việc.

Chế độ phụ cấp bác sĩ
Chế độ phụ cấp bác sĩ

Đối với mỗi chức vụ, trách nhiệm và đặc thù công việc khác nhau thì sẽ có mức phụ cấp tương ứng được đưa ra. Dựa theo quy định tại nghị định 56/2011/NĐ-CP được pháp luật ban hành về chế độ phụ cấp, ưu đãi đối với nghề bác sĩ được quy định như sau:

- Đối với bác sĩ làm các công việc khám, xét nghiệm, điều trị và chăm sóc người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh phong, lao, tâm thần, giám định pháp y, giải phẫu bệnh lý sẽ có mức phụ cấp ưu đãi là 70%

- Đối với những công việc khám, điều trị, chăm sóc những người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm có mức trợ cấp ưu đãi là 60%

- Thường xuyên phải trực tiếp thăm khám, điều trị, chăm sóc và phục vụ người bệnh gây mê hồi sức và điều trị các vấn đề liên quan nhiểm độc, bỏng, da liễu có mức trợ cấp ưu đãi là 50%

Công việc liên quan đến mức phụ cấp
Công việc liên quan đến mức phụ cấp

- Thường xuyên làm các công việc về chuyên môn ý tế dự phòng, xét nghiệm, khám chữa các bệnh liên quan đến việc kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh phục hồi chức năng, giám định y khoa, y dược cổ truyền, sức khỏe sinh sản tại các cở sở ý tế công lập và các cơ sở điều dưỡng thương binh và người khuyết tật đặc biệt sẽ có mức trợ cấp là 40%

- Các công chức, viên chức thường xuyên phải làm chuyên môn y tế để phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, kế hoạch hóa dân số hoặc các vấn đề về HIV/AIDS sẽ được hưởng mức trợ cấp là 30%

- Cuối cùng là các công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế và làm các công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung sẽ hưởng mức phụ cấp dưới 20%

 

3. Công thức tính tiền lương của bác sĩ

Mức lương của các bác sĩ được tính theo công thức cơ bản như sau:

Mức lương = hệ số * lương cơ sở

Công thức tình tiền lương của bác sĩ
Công thức tính tiền lương của bác sĩ

Bác sĩ được phân ra làm 3 hạng là bác sĩ cao cấp hạng (I), bác sĩ chính hạng (II), Bác sĩ (II) và tương ứng với mỗi hạng sẽ là mỗi hệ số lương khác nhau.

Đối với các bác sĩ mới ra trường được hưởng lương của bằng cử nhân (tốt nghiệp đại học) có hệ số 1 là 2.34. Sau quá trình làm việc 3 năm sẽ đựo xét tăng lương một lần lên 0.33 và thành hệ số 2 (2.67) rồi tiếp đến nâng lên hệ số 3 là 3.00 và hệ số cuối cùng là hệ số 9 là 4.98.

Trên mức lương bằng cử nhân là cấp học thạc sĩ, các bác sĩ sẽ được hưởng mức lương khởi điểm bậc 2 và tiến sĩ sẽ được hưởng mức lương khởi điểm bậc 3

Nếu bác sĩ chính và phó giáo sư được công nhận tương đương giảng viên chính sẽ được hưởng mức lương bậc 1 là 4.40 và sau đó cứ 3 năm tăng 1 lần với hệ số mỗi lần tăng là 0.34 và tối đa là tới bậc 8 với hệ số 6.78.

Đối với bác sĩ cao cấp, giảng viên cao cấp và giáo sư được công nhận tương đương với giảng viên cao cấp sẽ được hương lương bậc 1 là 6.20 và cũng cứ 3 năm tăng thêm một bậc là 0.36 cho tới hệ số tối đa bậc 6 với hệ số là 8.00.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên kế toán

Mẫu thư xin việc

4. Bảng lương bác sĩ năm 2022

Theo như mình tìm hiểu thì bảng lương năm 2022 vẫn chưa áp dụng quyết định tăng mức lương cở sở do vậy vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1.49 triệu đồng trên một tháng.

Trong đó, bác sĩ cao cấp được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 và có hệ số lương từ 6.2-8.0. Sau bác sĩ cao cấp là bác sĩ chính được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4.4-6.78. Đối với bác sĩ áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 có hệ số lương từ 2.34-2.98.

Căn cứ theo thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV tiền lương của các bác sĩ được quy định cụ thể như sau:

4.1. Bác sĩ cao cấp hạng I

Bác sĩ cao cấp hạng I
Bảng lương bác sĩ cao cấp hạng I

4.2. Bác sĩ chính hạng II

Bác sĩ chính hạng II
Bảng lương bác sĩ chính hạng II

4.3. Bác sĩ hạng III

Bác sĩ hạng III
Bảng lương bác sĩ hạng III

Mong rằng với những chia sẻ trên về bảng lương của bác sĩ bạn có thể có cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề ngày. Để có thể theo dõi thêm nhiều các thông tin hay và bổ ích về ngành nghề bác sĩ các bạn hãy ghé qua trang vieclam88.vn để tham khảo thêm nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: