Tìm hiểu cách giải bài toán tăng giảm khối lượng trong hóa học

Icon Author Huỳnh Bích Trâm

Ngày đăng: 2021-03-04 08:50:35

Bài toán tăng giảm khối lượng áp dụng các phương pháp tăng giảm khối lượng để có thể giải nhanh được các phương pháp giải bài tập hóa học nhanh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan cùng với các dạng bài toán tăng giảm khối lượng qua nội dung bên dưới đây để nắm vững và biết cách giải nhanh các bài tập hóa học liên quan.

Tìm gia sư online

1. Những kiến thức quan trọng cần ghi nhớ

Bài toán tăng giảm khối lượng được giải dựa vào nguyên tắc áp dụng sự chênh lệch của khối lượng trong quá trình biến đổi chất này thành chất khác để có thể tính nhanh về số mol khi có phản ứng xảy ra.

Những kiến thức quan trọng cần ghi nhớ
Những kiến thức quan trọng cần ghi nhớ

Để giải được các bài tập sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng thì chúng ta cần áp dụng hai phương pháp để suy luận về sự tăng giảm trong từng trường hợp cần thiết.

Có hai phương pháp giải bài tập tăng giảm khối lượng đó là phương pháp đại số và suy luận.

*) Đối với phương pháp đại số:

Chúng ta sẽ áp dụng 3 bước cơ bản sau để giải bài tập tăng giảm khối lượng:

- Bước 1: Bạn hãy đặt một ẩn cho số mol của chất phản ứng có trong phương trình hóa học mà bạn cần tính.

- Bước 2: Bạn cần lập ra các phương trình để có thể biểu diễn được độ giảm hoặc là độ tăng của khối lượng (số mol).

- Bước 3: Bạn cần thực hiện các bước giải khác để có thể tìm được các ẩn số về số mol cần tìm, sau đó bạn hãy kết luận.

Phương pháp đại số trong dạng bài toán tăng giảm khối lượng
Phương pháp đại số trong dạng bài toán tăng giảm khối lượng

*) Phương pháp suy luận về sự tăng giảm:

Trong phương pháp này thì ta sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm được số mol trong các chất từ độ tăng hoặc là độ giảm dựa vào đề bài đã cho và tìm được độ tăng hoặc độ giảm theo phương trình hóa học.

Chẳng hạn, khi có trường hợp hỗn hợp gồm muối và một kim loại (Muối tác dụng với kim loại hoặc là kim loại tác dụng với muối) thì các bạn sẽ thấy được rằng: Phản ứng nào có khoảng cách giữa 2 loại kim loại xa nhau hơn thì phản ứng đó sẽ xảy ra trước. Khi phản ứng kết thúc thì phản ứng tiếp theo mới tiếp tục xảy ra.

Ví dụ:

Hỗn hợp: Fe, Cu cùng với dung dịch AgNO3, khi đó thì Fe sẽ có phản ứng trước, còn Cu thì sẽ có phản ứng sau khi Fe phản ứng xong. Bởi vì sao, bởi vì khi còn Fe thì chắc chắn là muối của Cu không thể nào mà tồn tại được.

Xem thêm: Tìm gia sư hóa lớp 9

2. Tìm hiểu về các dạng bài tập tăng giảm khối lượng

Có nhiều dạng bài tập tăng giảm khối lượng phổ biến xảy ra trong quá trình học tập môn hóa học, nắm được các dạng bài tập và công thức, phương trình hóa học cũng như là cách giải bài toán thì các bạn sẽ đạt được kết quả cao trong bộ môn hóa học.

Tìm hiểu về các dạng bài tập tăng giảm khối lượng
Tìm hiểu về các dạng bài tập tăng giảm khối lượng

Dưới đây sẽ là các dạng bài tập tăng giảm khối lượng cơ bản:

2.1. Dạng bài “Kim loại p/ư với muối của kim loại yếu hơn”

Đối với dạng bài này thì các bạn sẽ thực hiện theo cách giải như sau: Bạn hãy gọi khối lượng của nguyên tố kim loại mạnh là “X” và đơn vị tính là “gram/g), chúng ta sẽ có x (g) kim loại mạnh.

Sau đó chúng ta sẽ tiến hành thực hiện các bước giải như sau:

- Lập ra phương trình hóa học của các nguyên tố hóa học trong phản ứng (theo đề bài).

- Đọc kỹ đề bài cho, sau đó dựa vào những dữ kiện này để có thể tìm được khối lượng của các kim loại có trong phương trình hóa học.

- Suy ra được lượng của chất cần tìm.

*) Lưu ý:

Nếu bạn cho miếng kim loại của bạn vào trong dung dịch muối thì sau khi phản ứng diễn ra, khối lượng của kim loại đó tăng hay giảm sẽ quyết định được:

+ Nếu khối lượng kim loại tăng (#): mkim loại-sau – mkim loại-trước = mkim loại-tăng

+ Nếu khối lượng kim loại giảm ($): mkl trước – mkl sau = mkl giảm

+ Nếu trường hợp khối lượng kim loại tăng x%, giảm y% thì bạn nên đặt khối lượng của kim loại lúc đầu là m (g). Khi đó chúng ta sẽ có công thức tính khối lượng tăng và giảm như sau: m (x) x% và m (x) y%.

*) Bài tập minh họa

- Bài tập 1: Cho lá đồng nặng 6g vào trong dd AgNO3. Sau khi phản ứng, miếng kim loại được rửa nhẹ, sau đó làm khô và cân được 13,6g. Hãy tình khối lượng Cu đã phản ứng trong dd.

- Bài tập 2: Cho miếng Fe vào 320g dd CuSO4 nồng độ 10%, khi Cu bị đẩy ra khỏi dd CuSO4 và bám vào miếng Fe, lúc này miếng sắt có khối lượng tăng 8%. Hãy tính khối lượng của Fe ban đầu.

- Bài tập 3: Hãy nhúng Fe 50g vào 400ml dd  CuSO4 đợi một thời gian thì khối lượng Fe tăng lên 4%. Hãy xác định khối lượng của đồng đã thoát ra khỏi dung dịch (giả sử là Cu thoát ra đã bám vào Fe)? Tính nồng độ của dd Fe2SO3 đã được tạo thành.

Tham khảo: [Tổng hợp tài liệu] Những bài tập hóa đại cương mới nhất

Dạng bài “Kim loại p/ư với muối của kim loại yếu hơn”
Dạng bài “Kim loại p/ư với muối của kim loại yếu hơn”

2.2. Dạng bài “Khối lượng chất kết tủa/khối lượng dd sau p/ư”

2.2.1. Đối với dạng bài thứ nhất

Cho a (g) muối clorua t/d với dd cacbonat để tạo thành kết tủa của muối có b(g). Hãy tìm công thức hóa học của múa Clorua đó.

Để có thể tìm được công thức của loại muối này thì chúng ta cần phải tìm được số mol của loại muối đó:

Trong đó:

- Xác định độ giảm của khối lượng của muối đó = (a-b)

Sở dĩ có độ giảm này là do thay từ Cl2 có khối lượng là 71g bằng CO3 có khối lượng là 60g.

Theo đó ta sẽ có công tính tính như sau:

Nmuoig = (a-b) / (71 – 60)

- X/Đ công thức của muối: Mmuoiclorua = a / nmuoig

Từ đây thì chúng ta đã có thể xác định được công thức của phân tử muối clorua cần tìm rồi.

Dạng bài “Khối lượng chất kết tủa/khối lượng dd sau p/ư”
Dạng bài “Khối lượng chất kết tủa/khối lượng dd sau p/ư”

2.2.2. Đối với dạng bài thứ hai

Cho m (g) muối cacbonat kim loại hóa trị II t/d dd H2SO4 loãng dư, kết quả thu được n (g) muối sunfat. Bạn hãy tìm công thức của muối cacbonat đó.

Để có thể tìm được công thức của muối đó thì chúng ta cần phải tìm số mol của muối.

- Xác định độ giảm: n – m

Sở dĩ chúng ta có độ giảm này là vì thay muối cacbonat 60 thành muối sunfat 96.

- Công thức tính như sau:

Nmuoig = (n – m) / (96 – 60)

- Công thức phân tử muối cacbonat đó có dạng: RCO3:

RCO3 = (R + 60) = mmuoi/nmuoig => tìm được R.

Từ đó có thể tìm được công thức muối RCO3

*) Bài tập minh họa

- Bài 1: Cho 2 thanh kim loại như nhau (được tạo bởi nguyên tố R có hóa trị II) về nguyên tố và khối lượng. Tiến hành thả thanh kim loại thứ nhất vào dd Cu(NO3)2, thả thanh kim loại thứ hai vào dd Pb(NO3)2. Sau một khoảng thời gian nhất định thì số mol của 2 muối này phản ứng bằng nhau, sau đó lấy 2 thanh kim loại ra thấy thanh thứ nhất bị giảm đi 0,2%, thanh thứ hai tăng lên 28,4%. Bạn hãy tìm ra nguyên tố R.

Bài toán tăng giảm khối lượng tìm ra công thức hóa học chính xác
Bài toán tăng giảm khối lượng tìm ra công thức hóa học chính xác

Trên đây là thông tin về cách giải bài toán tăng giảm khối lượng trong chương trình môn hóa học. Các bạn hãy tham khảo bài viết để có thể bổ sung thêm kiến thức cho mình, đảm bảo kiến có nền tảng giải bài tập đối với dạng tăng giảm khối lượng một cách nhanh chóng.

=> Mời bạn đọc tham khảo tài liệu về bài toán tăng giảm khối lượng:

7_hdbm_bai_toan_tang_giam_khoi_luong_5338.doc

2008126214943_1717 (1).pdf

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: