Bài tập về nguyên tử lớp 8 - Kiến thức hữu ích dành cho học sinh

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2021-03-08 08:23:40

Hóa học bắt đầu xuất hiện ở chương trình lớp 8, những kiến thức về nguyên tử chính là màn sơ khai để các em làm quen với bộ môn thú vị này. Để củng cố kiến thức cũng như giúp các em nắm chắc bài học, giáo viên bộ môn hóa học thường giao cho học sinh bài tập về nguyên tử để các em có nền tảng vững chắc nhất, sử dụng nền tảng này để phát triển những kiến thức phức tạp hơn. Những bài tập về nguyên tử lớp 8 nào thường được sử dụng phổ biến? Theo dõi ngay những thông tin ở bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tìm gia sư

1. Ôn tập kiến thức nguyên tử lớp 8

Nếu bạn đã qua cái tuổi là học sinh thì chắc chắn khi hồi tưởng lạ bạn vẫn còn ấn tượng với bộ môn hóa học lớp 8, kiến thức về nguyên tử chính là những bài học đầu tiên để giúp bạn làm quen với bộ môn được đánh giá là “đáng sợ” này. Vậy trước khi đến với các bài tập về nguyên tử lớp 8 thì chúng ta hãy cùng điểm qua 1 vài nét khái quát về nó đã nhé.

Ôn tập kiến thức nguyên tử lớp 8
Ôn tập kiến thức nguyên tử lớp 8

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, nó trung hòa về điện. Cấu tạo của nguyên tử bao gồm các hạt nhân mang điện tích dương và vỏ được tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.

Hạt nhân được tạo bởi proton và nơtron, trong nguyên tử proton - ký hiệu là p thì số điện tích dương bằng với số điện tích âm - ký hiệu là e. 

Electron sẽ luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, trong đó mỗi lớp sẽ có một số electron nhất định.

Khi học về kiến thức này, các em học sinh cần hết sức lưu ý, nhất là với cách giải bài tập xác định thành phần các hạt có trong nguyên tử khi được biết tổng, hiệu và tỉ lệ của các hạt. Đối với dạng bài tập này thì cần trình bày theo 3 bước sau đây:

Lưu ý khi giải bài tập vè nguyên tử lớp 8
Lưu ý khi giải bài tập vè nguyên tử lớp 8

Bước 1: Đặt ẩn

Ở bước này, chúng ta sẽ gọi các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử lần lượt là p, n, e. Như đã trình bày ở trên, ta có số p luôn = số e.

Bước 2: Lập phương trình

Khi lập phương trình cần lưu ý những điều sau:

- Tổng các hạt trong nguyên tử chính = p + n + e

- Tổng số các hạt trong hạt nhân nguyên tử = p + n

- Tổng số các hạt mang điện tích trong nguyên tử = p + e

Bước 3: Giải phương trình ra nghiệm

Đây là bước cuối cùng trong quy trình giải bài tập dạng nguyên tử, bạn giải phương trình bình thường và tìm ra nghiệm, số nghiệm đó cũng chính là kết quả cuối cùng mà đề bài yêu cầu.

Xem ngay: Bài thơ nguyên tử khối dễ nhớ

2. Các dạng bài tập về nguyên tử lớp 8 cơ bản 

Dù chỉ mới tiếp xúc nhưng bạn cảm thấy mình rất thích học môn hóa, tuy nhiên bài tập có trong sách giáo khoa lại cực kỳ hạn chế và bạn phải tìm thêm nguồn tài liệu từ bên ngoài. Nếu vậy hãy để vieclam88.vn cung cấp cho bạn những dạng bài tập phổ biến nhất, thực hành nhiều sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức của bộ môn này hơn.

2.1. Dạng bài tập trắc nghiệm về nguyên tử lớp 8

Những ai là fan của những bài tập dạng trắc nghiệm thì đừng bỏ qua phần này, tuy không phải vắt óc suy nghĩ vì có sẵn những gợi ý bên dưới nhưng dạng bài tập này cũng sẽ phát huy tối đa công dụng của nó chính là giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Chúng ta bắt đầu nhé:

Bài 1: Trong những loại hạt sau đây, hạt nào mang điện?

A. Proton

B. Proton và electron

C. Proton và nơtron

D. Proton và hạt nhân

Câu hỏi này chắc chắn quá dễ dàng đối với những bạn yêu thích môn hóa lớp 8, đáp án chính xác là B nhé.

Bài 2: Nói nguyên tử trung hòa về điện vì sao?

A. Vì chúng có cùng số proton

B. Vì chúng có số Proton và electron bằng nhau

C. Vì chúng có số Proton bằng với nơtron

D. Vì chúng có Nơtron bằng với electron

=> Đáp án chính xác là B nhé.

Các dạng bài tập về nguyên tử lớp 8 cơ bản
Các dạng bài tập về nguyên tử lớp 8 cơ bản 

Bài 3: Đơn vị biểu thị khối lượng của một nguyên tử là gì?

A. Miligam

B. Gam

C. Kilogam

D. ĐvC

=> Đáp án chính xác là D

Bài 4: Trong khoảng không gian giữa lớp vỏ electron của nguyên tử có chứa những gì?

A. Không chứa gì

B. Proton

C. Nơtron

D. Electron

=> Đáp án chính xác là A

Dạng bài tập trắc nghiệm về nguyên tử lớp 8
Dạng bài tập trắc nghiệm về nguyên tử lớp 8

Bài 5: Hạt nào trong 3 loại hạt sau đây mang điện tích dương?

A. Hạt Proton

B. Hạt Electron

C. Hạt Nơtron

D. Cả 3 loại hạt trên

=> Đáp án chính xác là A nhé.

Đó là một số ví dụ bài tập về nguyên tử lớp 8, hầu hết những kiến thức này sẽ không làm khó được các bạn học sinh, tuy nhiên sự dễ dàng chỉ dành cho những ai nắm rõ kiến thức mà thôi. Với những bạn chưa hiểu bài, qua những dạng bài tập kiểu như vậy sẽ khiến các bạn nhớ lâu hơn.

Tham khảo: Tìm hiểu cách giải bài toán tăng giảm khối lượng

2.2. Dạng bài tập tự luận về nguyên tử lớp 8

Chuyển sang dạng bài tập hóa học không có  gợi ý đi kèm. Có nghĩa là những bài tập này sau khi đọc xong đề bài thì các em học sinh sẽ phải xắn tay áo và cầm bút lên để vắt óc suy nghĩ. Hãy xem đó là những bài tập như thế nào nhé:

Bài 1: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Hãy tính số hạt cho từng loại.

Dạng bài tập tự luận về nguyên tử lớp 8
Dạng bài tập tự luận về nguyên tử lớp 8

Bài 2: Ta có tổng số hạt trong nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Vậy nguyên tử X sẽ có bao nhiêu hạt Nơtron?

Hướng dẫn giải:

Ta gọi các hạt Proton, Notron và Electron trong nguyên tử X lần lượt là p, n và e. 

Vì tổng số hạt trong nguyên tử X là 40 nên ta có phương trình sau:

p + n + e = 40 (1)

Do nguyên tử trung hòa về điện cho nên p = e. Thay vào (1) ta được như sau:

2p + n = 40 (2)

Giả thuyết đưa ra rằng trong nguyên tử X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12, từ đó suy ra:

(p + e) - n = 12 hoặc 2p - n = 12 (3)

Dựa vào phương trình (2) và (3), sử dụng máy tính giải hệ phương trình ta có kết quả p = 13 và n = 14.

Lưu ý: Nếu các em chưa được học hệ phương trình thì có thể giải theo cách sau:

Lấy (2) + (3) ta được: 4p = 52

=> p = 52/4 = 13

Lúc này ta thay p = 13 vào phương trình (2) hoặc (3) thì sẽ được:

(2X13) + n = 40 hay 26 + n = 40

=> n = 14

Đây là dạng bài tập rất cơ bản mà bất kể em học sinh lớp 8 nào cũng có thể giải được, tất nhiên cần chú ý nghe giảng và luyện giải bài tập thật nhiều nhé.

Bài 3: Nguyên tử A có tổng số hạt là 30. Trong đó số hạt không mang điện chiếm 35.7%. Tính số p, n và e trong nguyên tử đó.

Bài 4: Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong đó số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 20. Xác định số khối của nguyên tử sắt đó.

Có những dạng bài tập nào về nguyên tử lớp 8?
Có những dạng bài tập nào về nguyên tử lớp 8?

Bài 5: Nguyên tử Y có tổng số proton, notron và electron là 110, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 50. Hãy xác định số hạt của từng loại trong nguyên tử này.

Hướng dẫn lời giải:

Ta gọi số hạt của proton, notron và electron lần lượt là p, n và e.

Như vậy theo đề bài thì: p + n + e = 110 (1)

Vì nguyên tử trung hòa về điện cho nên p = e, suy ra ta có phương trình sau:

2p + n = 110 (2)

Giả thuyết đưa ra rằng  (p + n) - e = 50 hoặc 2p - n = 50 (3)

Lấy (2) + (3)  ta được:  4p = 160 => p = 40 

Thay p = 40 vào phương trình (2) ta được: (2 x 40) + n = 110

=> 80 + n = 110

Vậy n = 110 - 80 = 30

Vậy đáp án là: p = e = 40, n = 30

Timviec365.com.vn vừa chia sẻ cho bạn một số dạng bài tập về nguyên tử lớp 8. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích tới bạn.

Nếu những bài tập trên đây chưa đủ, bạn có thể tham khảo một số tài liệu hấp dẫn sau đây, chắc chắn những bài tập này sẽ giúp bạn trở thành cao thủ làng hóa đấy, bấm vào file để tải về và tham khảo nhé: 

2010_08_10_bai_tap_cau_tao_nguyen_tu_va_he_thong_tuan_hoan_6506.pdf

1915317-659-huongdangiaibai58denbai62trang83sgktoan7tap2_2873.pdf

bai-tap-boi-duong-hsg-hoa-8-566.doc

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: