Tổng hợp kiến thức toán và các bài kiểm tra lớp 5 chi tiết nhất

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2021-03-04 09:33:34

Lớp 5 là lớp học cuối cùng của bậc tiểu học, học sinh cần phải trải qua nhiều bài kiểm tra lớp 5 để hoàn thành nhiều kỳ thi quan trọng. Nội dung bài viết sau đây sẽ đưa ra những kiến thức về toán học trong chương trình lớp 5 và các bài kiểm tra toán lớp 5 bạn có thể tham khảo.

Tìm gia sư online

1. Tổng quan chương trình toán lớp 5

Để có thể vượt qua các bài kiểm tra lớp 5 và các kỳ thi quan trọng của năm học cuối cấp tiểu học thì phụ huynh và học sinh cần phải nắm chắc kiến thức toán học đề ôn luyện. Dưới đây là khối lượng kiến thức toán học trong chương trình toán lớp 5 bạn có thể tham khảo.

Tổng quan chương trình toán lớp 5
Tổng quan chương trình toán lớp 5

Kiến thức trọng tâm toán lớp 5 học kì 1 gồm:

- Phần số thập phân

- Hỗn số

- Một số dạng toán có lời văn

- Kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài

- Bảng đơn vị đo khối lượng

- Bảng đơn vị đo diện tích

- Kiến thức về số thập phân cùng với các phép tính số thập phân

- Dạng toán tỉ số phần trăm

- Kiến thức hình học gồm hình tam giác, diện tích tam giác và hình thang.

Trên đây là toàn bộ kiến thức toán học mà học sinh lớp 5 học trong học kì 1 lớp 5.

Tổng quan chương trình toán lớp 5
Tổng quan chương trình toán lớp 5

Kiến thức trọng tâm toán lớp 5 học kì 1 gồm:

- Công thức tính diện tích hình thang, hình tròn, đường tròn, hình chữ nhật, hình lập phương.

- Tính thể tích của một hình

- Kiến thức về đơn vị đo thể tích, đơn vị đo thời gian, các phép tính với thời gian.

Đây là toàn bộ kiến thức toán học kỳ 2 bạn được học, với những thông tin trên bạn thấy rằng kiến thức toán lớp 5 kì một nhiều hơn so với kiến thức toán lớp 5 kì 2. Như vậy thời gian còn lại của học kỳ 2 học sinh sẽ có nhiều thời gian ôn luyện và làm các dạng bài kiểm tra để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Nội dung bài viết sau đây sẽ đưa ra các dạng toán, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tham khảo ngay: Tìm gia sư toán lớp 5

2. Các dạng toán thường gặp trong bài kiểm tra lớp 5

2.1. Bài toán về tìm số trung bình cộng

Tìm số trung bình cộng là kiến thức đã được học ở lớp 4, ở lớp 5 trong chương trình sách giáo khoa không có phần dành riêng cho nội dung này mà kiến thức này được đan xen và lồng ghép với những kiến thức mới. Đây cũng là một kiến thức quan trọng học sinh cần phải ôn luyện kỹ với một số bài ví dụ như sau:

 Bài toán về tìm số trung bình cộng
 Bài toán về tìm số trung bình cộng

Ví dụ 1: Tìm trung bình cộng của các số lẻ có 3 chữ số?

Như chúng ta đã biết thì những số lẻ là những số kết thúc là 1,3,5,7,9 đây là những số lẻ, điều kiện thứ 2 là chúng có 3 chữ số.

Vậy số lẻ có 3 chữ số là từ 101 đến 999

Vậy TBC các số lẻ đó được tính như sau: (101 + 999): 2= 550.

2.2. Dạng toán tìm hai số tự nhiên

Đây cũng là một trong những dạng toán phổ biến của chương trình lớp 5. Để hiểu hơn về dạng toán này bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Dạng toán tìm hai số tự nhiên
Dạng toán tìm hai số tự nhiên

Ví dụ 1: Tìm 2 số lẻ liên tiếp có tổng là 1444.

Để tìm 2 số lẻ liên tiếp bằng một số nào đó chúng ta có thể áp dụng công thức và tính như sau:

Số bé là: 1444: 2 -1= 721

Số lớn là: 1444: 2 = 723

Như vậy chúng ta có hai số lẻ liên tiếp có tổng là 1444 là số 721 và 723.

2.3. Toán tỉ lệ thuận

Để có thể làm được những bài toán tỉ lệ thuận thì điều đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được khái niệm của nó. Khái niệm của toán tỉ lệ thuận được hiểu như sau.

Hai đại lượng tỉ lệ thuận khi đại lượng này tăng hoặc giảm bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần.

Toán tỉ lệ thuận
Toán tỉ lệ thuận

Khái niệm này khá đơn giản nhưng nó áp dụng vào rất nhiều bài tập bạn có thể tham khảo ví dụ sau để hiểu hơn về khái niệm này.

Ví dụ: Một ôtô tổ trong hai giờ đi được quãng đường dài 90km. Hỏi ô tô đó trong 4 giờ đi được bao nhiêu kg.

Hướng dẫn giải:

Trong thời gian 1 giờ ôtô đó đi được số km là:

90:2 = 45(km)

Vậy trong thời gian 4 giờ ôtô đó đi được số km là:

45x4 = 180km

2.4. Toán tỉ lệ nghịch

Bài toán tỉ lệ nghịch cũng là một dạng toán tương tự với bài toán tỉ lệ nghịch. Bạn có thể hiểu khái niệm toán tỉ lệ nghịch như sau:

Hai đại lượng tỉ lệ nghịch khi đại lượng này tăng hoặc giảm bao nhiêu lần thì đại lượng kia lại giảm hoặc tăng bấy nhiêu lần. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau.

Toán tỉ lệ nghịch
Toán tỉ lệ nghịch

Ví dụ:  Muốn đắp xong nền nhà trong hai ngày, thì họ cần thuê 12 người để làm việc. Hỏi muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày thì cần thuê bao nhiều lao động.

Gợi ý trả lời:

Nếu muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần số người lao động là:

12x2 = 24 ngày

Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày họ cần thuê số lao động là:

24:4 = 6 người

Vậy muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày họ cần thuê 6 lao động.

2.5. Dạng toán tìm phân số của một số

Với dạng toán tìm phân số chúng ta có thể lấy số đó nhân với phân số đã cho:

Bạn có thể tham khảo công thức tổng quát như sau:

CTTQ:  Giá trị (a/b) của A = Ax(a/b)

Ví dụ: Cho 2/3 số cam trong rổ là 8 quả cao. Hỏi trong rổ cam có bao nhiêu quả?

Hướng dẫn giải: Áp dụng công thức chúng ta có số cam trong rổ là: 8: (2/3) = 12 quả.

2.6. Dạng bài tỉ số phần trăm

Với dạng bài tỉ số phần trăm của hai số chúng ta làm như sau.

 - Chung ta thực hiện tìm thương của hai số đó dưới dạng số thập phân.

Dạng bài tỉ số phần trăm
Dạng bài tỉ số phần trăm

- Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải tích tìm được. Cụ thể bạn có thể áp dụng theo công thức sau.

CTTQ:                   a : b = T( STP) = STP x 100(%)

Ví dụ: Hãy tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600

Chúng ta có thể giải như sau:

Tỉ số phần trăm của 315 và 600 là:

315 : 600 = 0,525 = 52,5%

Vậy Tỉ số phần trăm của 315 và 600 là: 52,5%

2.7. Toán chuyển động

Với dạng toán chuyển động thì việc đầu tiên chúng ta cần phải ghi nhớ các công thức tính vận tốc, thời gian, quãng đường việc nắm chắc công thức sẽ giúp bạn tính toán một cách tốt hơn, cụ thể như sau.

Toán chuyển động
Toán chuyển động

Vận tốc: v = s : t

Thời gian: t = s : t

Quãng đường: s = v x t

Trong phần này còn có dạng toán hai phần tử cùng chuyển động.

Dạng 1: Cùng xuất phát đi ngược chiều để gặp nhàu có các công thức sau:

Vận tốc của hai vật chuyển động ( v1 + v2) = s : t

Quãng đường của hai vật chuyển động là : s = ( v1+ v2) x t

Thời gian của hai vận chuyển động là : t = s : ( v1 +  v2)

Dạng 2: Cùng xuất phát đi cùng chiều để gặp nhàu có các công thức sau:

HIệu vận tốc của hai chuyển động được tính theo công thức: ( v1 – v2) = s : t

Quãng đường của hai chuyển động là : s = ( v1- v2) x t

Thời gian của hai chuyển động: t = s: ( v1 –v2)

Dạng 3: Bài toán chuyển động dưới nước

Chúng ta có chuyển động xuôi dòng, chuyển động ngược dòng

 Trên đây là các dạng toán phổ biến của chương trình toán lớp 5, thường các bài kiểm tra lớp 5 sẽ có các dạng toán trên, nên bạn có thể tham khảo để học chắc và nắm chắc các kiến thức để quá trình làm bài kiểm tra được tốt hơn. Dưới đây là một số đề bạn có thể tham khảo.

Tải tài liệu bài kiểm tra lớp 5 tại đây: 

bo-de-thi-toan-lop-5.rar

bo-de-thi-toan-lop-5.rar

bo-de-on-tap-o-nha-lop-5-mon-toan.pdf

Bo-de-thi-hoc-ki-1-mon-Toan-lop-5-nam-2020-2021 (1).zip

30-de-thi-hoc-ki-1-mon-toan-lop-5.pdf

29-de-toan-lop-5.pdf

bo-de-on-tap-o-nha-lop-5-mon-toan.pdf

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: