Nội dung đắt giá trong 11 bí quyết giao tiếp để thành công

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2021-06-23 14:05:28

Trong toàn bộ cuốn sách chủ yếu nhấn mạnh vào việc xây dựng networking (hay còn gọi là mạng lưới mối quan hệ) sẽ hỗ trợ rất nhiều trong hành trình thành công của bạn. Người viết sẽ đưa ra lần lượt 11 bí quyết giao tiếp thông qua những câu ngắn gọn và phân tích nó để cho bạn hiểu nội dung bài học.

1. Giới thiệu về 11 bí quyết giao tiếp để thành công

11 bí quyết giao tiếp để thành công là tác phẩm được dịch ra từ cuốn sách của tác giả M.T.Lederman. 

11 bí quyết giao tiếp để thành công
11 bí quyết giao tiếp để thành công

Cuốn sách có bố cục dễ hiểu, lần lượt và tuần tự như quá trình giao tiếp bình thường của chúng ta. Mỗi một bí quyết, tác giả sẽ đưa ra các ví dụ để chúng ta hiểu về bài học đó, đồng thời các nội dung rất hữu ích để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. 

Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, vì đây là sách dịch thuật nên vẫn có những nội dung gây khó hiểu cho người đọc hoặc chưa biểu đạt được sát với ý của tác giả. 

Mỗi chúng ta mỗi ngày đều phải học tập và làm việc nên hãy nên một lần đọc cuốn sách này để trau dồi thêm cho mình kỹ năng giao tiếp, hoàn thiện các mối quan hệ để giúp ích cho sự phát triển trong cuộc sống và sự nghiệp. 

Xem thêm: Hiểu rõ khái niệm Kỹ năng giao tiếp là gì? Phát triển kỹ năng giao tiếp

2. Nội dung

2.1. Sự chân thật

“Một nửa của cái bánh mì là cái bánh mì nhưng một nửa của sự thật thì không phải là sự thật”. Nhưng tác giả muốn nhấn mạnh về sự chân thật trong giao tiếp của bạn, bạn phải là chính bạn chứ không nên là phiên bản mà người khác nghĩ bạn phải có. Trong đầu bạn nghĩ có nhiều mối quan hệ bạn muốn có được nhưng hãy chỉ nên nuôi dưỡng những mối quan hệ mình thực sự muốn có. 

Một nửa sự thật không phải là sự thật
Một nửa sự thật không phải là sự thật

Trong cuộc sống, có rất nhiều những người chúng ta không thích nhưng vẫn phải giao tiếp, thì hãy nhìn vào điểm tốt của người ta để giúp cho bạn thoải mái hơn trong những cuộc trò chuyện. 

2.2. Tự nhận thức bản thân

Đâu là điều tốt đẹp nhất trong con người bạn? Hãy yêu quý mình trước khi đòi hỏi người khác phải yêu quý mình. Bạn cảm thấy mình tốt thì năng lượng đó sẽ lan tỏa tới mọi người xung quanh bạn. Đồng thời, hãy thay đổi những lời nói tiêu cực của mình thành tích cực. 

2.3. Nhận thức

Bạn có từng nhận ra bản thân đã nghĩ sai về bản chất của một người nào đó hoặc ngược lại hay chưa? Có 3 lý do chi phối điều này: 

- Phong cách giao tiếp: nhanh chóng hay kỹ lưỡng, khách quan hay chủ quan. 

- Tín hiệu giao tiếp: từ ngữ, ngữ điệu, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể

- Nhận thức tích cực

2.4. Năng lượng

Mỗi khi giao tiếp, mọi người thường truyền năng lượng cho nhau, có những cuộc nói chuyện vô cùng sôi nổi và hiệu quả nhưng cũng có không ít lần chán nản chẳng buồn nghe. Thế nên, hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái và tích cực nhất trước mỗi cuộc trò chuyện để lan tỏa cho mọi người những năng lượng tích cực.

Năng lượng tích cực
Năng lượng tích cực

Khi giao tiếp, nếu mọi người đang có năng lượng tích cực, bạn hãy cố gắng tương tác theo cái năng lượng đó. Còn với năng lượng tiêu cực hãy làm mọi cách để xoa dịu và biến đổi cho cuộc trò chuyện chứ không nên lảng tránh. 

2.5. Tò mò

Chắc bạn cũng không ít lần rơi vào trường hợp gặp nhau không biết nói gì. Ở tình huống đó thì bạn thường làm gì? Hãy bắt đầu bằng các câu hỏi tò mò chung nhất để tìm ra một chủ đề trọng tâm nhé. 

Trong quá trình trò chuyện thì cũng nên mở câu chuyện ra các hướng khác nhau để câu chuyện không bị đưa vào ngõ cụt. Tò mò quá cũng khiến bạn trở thành một quan tòa thẩm vấn đó. 

Để làm được điều này, trước khi trò chuyện bạn cũng nên tìm hiểu một chút thông tin về đối phương như tuổi tác, việc làm, gia đình, sở thích,...

2.6. Lắng nghe

Bạn là người biết lắng nghe? Bạn đã đạt được đến trình độ nào sau đây? 

Biết lắng nghe
Biết lắng nghe

- Cấp độ 1: Tiếp nhận thông tin và liên hệ bản thân 

- Cấp độ 2: Tập trung vào đối phương và liên hệ với những gì bạn biết về đối phương

- Cấp độ 3: Ngoài 2 điều trên thì bạn còn chú ý đến cách đối phương nói chuyện. 

Đặt bản thân vào vị trí của người khác là cách giúp bạn có thể đánh giá được suy nghĩ của đối phương. Để có thể lắng nghe hiệu quả, không có cách nào khác ngoài sự linh hoạt và tập trung. 

2.7. Tương đồng

Bạn có thích thú và muốn nói chuyện với những người có điểm tương đồng với mình không? Như tương đồng về sở thích, về nơi ở, nơi làm việc hay nơi học tập,...

Trong các cuộc trò chuyện, bạn nên tìm ra những điểm tương đồng giữa mình và đối phương để có thể tạo ra những câu chuyện sôi nổi, hợp ý, tránh trường hợp nói chuyện mà đối phương không hiểu gì hoặc nói vào các vấn đề họ không mấy quan tâm. 

Đặc điểm tương đồng
Đặc điểm tương đồng

2.8. Bộ nhớ tâm trạng

Theo nghiên cứu thì sự ghi nhớ về thị giác sẽ tốt hơn các giác quan khác. Thế nên, mọi người thường ghi nhớ kỹ sự hành xử của bạn mà không thể nhớ hết được những gì bạn nói. Vì vậy, để mọi người chụp lại những hình ảnh tốt đẹp nhất của bạn trong bộ não của họ, cách chọn từ ngữ trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Ngoài ra còn các yếu tố liên quan như ngôn ngữ cơ thể (mắt, tay, cái gật đầu,...) và năng lượng tỏa ra từ con người của bạn. 

Việc xin lời khuyên hay thể hiện sự ngưỡng mộ không làm bạn thấp vế đi so với mọi người mà sẽ khiến họ cảm thấy họ có vị trí cao trong lòng bạn, được bạn tin tưởng và tôn trọng. 

Đồng thời, mỗi cuộc trò chuyện đều phải có điểm dừng, hãy để cuộc trò chuyện của bạn kết thúc một cách thoải mái và vui vẻ nhất để duy trì mối quan hệ. 

Xem thêm: Những kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ giúp bạn truyền đạt tốt hơn

2.9. Thân thuộc

Bạn thường thoải mái, không còn phải khách sáo với những người mà mình quen biết đúng không nào? Vì vậy, hãy để các mối quan hệ của mình trở nên thân thuộc. Một số mẹo của tác giả được nêu như sau: 

- Giới thiệu những người bạn nghĩ là đối phương nên gặp

- Thông báo tới đối phương tới, xem hoặc tìm hiểu những sự kiện họ quan tâm

- Thường xuyên hỏi thăm (Hiện nay, không quá khó để các bạn có thể thực hiện điều này qua các thiết bị công nghệ). 

2.10. Cho đi và nhận lại

Đừng ngồi đợi người khác đối xử tốt với mình thì mình mới đối xử tốt lại với người ta. Nếu cả thế giới đều ngồi đợi thì làm gì có ai tốt cơ chứ? 

Cho đi và nhận lại
Cho đi và nhận lại

Hãy cho đi bằng một cách tự nguyện nhất, vì những người tốt sẽ nhận được những điều xứng đáng. Có đôi lúc chúng ta thường không có suy nghĩ cho đi và cần có sự nhận lại, nhưng cuộc đời sẽ tặng cho bạn những phần thưởng bất ngờ về sự tốt bụng đó. 

2.11. Kiên nhẫn

Chúng ta thường không kiên nhẫn trong việc xây dựng các mối quan hệ, nhất là các mối quan hệ không đem lại “quả ngọt”. Việc kiên nhẫn trong việc đối xử tốt với mọi người ngay cả khi lòng tốt chưa được đáp trả một cách rõ ràng. 

Như vậy, thông qua 11 bí quyết giao tiếp để thành công, tác giả muốn nhấn mạnh về việc tạo dựng mối quan hệ với mọi người bằng cách tự yêu thương bản thân, khả năng lắng nghe và sự cho đi không đòi hỏi được đền đáp. Vieclam88 chúc bạn có những trải nghiệm thú vị với cuốn sách này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: