Việc làm kỹ sư nông nghiệp - Không bao giờ lo thất nghiệp

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2021-06-12 09:47:41

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước. Hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Do đó, đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ sư nông nghiệp để có thể phát triển ngành nông nghiệp nước ta để đạt được hiệu quả năng xuất cao hơn. Từ đó tạo cơ hội phát triển cho việc làm kỹ sư nông nghiệp.

1. Kỹ sư nông nghiệp là ai? 

Kỹ sư nông nghiệp là những nghiên cứu và phát triển các hoạt động về nông nghiệp, họ làm các nghiên cứu để tìm ra các giống cây trồng, cách thức trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả nhất; họ cũng trực tiếp tham gia triển khai, chỉ đạo, giám sát, phổ biến cho bà con nông dân trên cả nước về các phương pháp nuôi trồng mới. 

Kỹ sư nông nghiệp là ai?
Kỹ sư nông nghiệp là ai?

Việt Nam là một trong hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nên việc tạo ra các sản phẩm lúa nước có chất lượng cao, năng suất lớn để cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng và đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính. Điều các kỹ sư nông nghiệp cần làm là nghiên cứu các cách thức nuôi trồng và chăn nuôi hiệu quả cho người dân. Đây là một ngành nghề khá tiềm năng, nhiều cơ hội để phát triển nhưng không được nhiều người lựa chọn. 

Tôi nghĩ đến nông nghiệp như một ngành nghề đầu tắt mặt tối với ruộng vườn, cây cối, đất cát,... Hơn nữa, nông nghiệp còn là một nghề chẳng có triển vọng lắm trong tương lai, không thể bay cao, bay xa và rất khó xin việc làm. Đã thế, “nông nghiệp” mà, thì làm gì có lương cao. 

Nhưng đó chỉ là câu chuyện của trước đây, sau khi đã tìm hiểu về ngành nghề này, tôi thấy quả thật đây là nghề có đầu vào “nhỏ giọt” nhưng đầu ra thì cháy hàng. Điều này sẽ được tôi giải thích ở phần 3 nhé. 

Sau đây là top trường chuyên đào tạo kỹ sư nông nghiệp: Học viện nông nghiệp Việt Nam, Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học nông lâm Thái Nguyên, Đại học Cần Thơ, Đại học nông lâm Huế,... Đầu vào của ngành này cũng không quá khắt khe, điểm chuẩn các năm thường chỉ dao động từ 15-18 điểm. Cũng bởi do đầu vào rất ít có học sinh xét tuyển nên điểm chuẩn của ngành khá thấp như vậy. 

Học viện nông nghiệp Việt Nam
Học viện nông nghiệp Việt Nam

Vậy thực tế về ngành nghề này là như thế nào? Có phải lương thấp, không có cơ hội, vất vả hay không? Phần tiếp theo sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn ngay thôi.

Đọc thêm: Danh sách việc làm kỹ thuật nông nghiệp

2. Công việc của kỹ sư nông nghiệp

Công việc của một kỹ sư nông nghiệp cũng khá đa dạng, có thể kể đến một số hoạt động sau: 

- Lai tạo giống

Với các cây trồng, vật nuôi các kỹ sư nông nghiệp sẽ thực hiện lai tạo giống cây với nhau để tạo ra các giống có gen trội cho năng suất cao, kháng bệnh tốt, tăng trưởng nhanh,...

Lai tạo giống cà chua đen, ruột đỏ
Lai tạo giống cà chua đen, ruột đỏ

- Kiểm tra môi trường sống

Khi đã lai tạo giống thành công, để kiểm chứng giống đó có tốt hay không. Họ sẽ phải làm việc trong phòng thí nghiệm, tạo ra các môi trường sống khác nhau cho cùng một loại cây, cùng loại con để xem với môi trường nào là nó sẽ phát triển tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất. Không những là so sánh với cùng loài cây, loài con mà còn phải so sánh năng suất với những cây mẹ đã lai tạo ra nó. Nếu năng suất không được bằng những cây cũ, tức là nghiên cứu này chưa được thành công. 

- Tư vấn nông nghiệp cho người dân

Khi đã chắc chắn rằng cái cây này, trong điều kiện thời tiết như này sẽ cho ra hiệu quả kinh tế tốt nhất thì các kỹ sư nông nghiệp sẽ phải thực hiện công tác tư vấn cho người dân các địa phương. Cần thực hiện các cuộc tư vấn về cách nuôi trồng, những lưu ý, khuyến nghị trong quá trình nuôi, thời điểm phun các loại thuốc bảo vệ thực vật, bón phân hợp lý để cho năng suất cao. Ngoài ra còn phải liên tục theo dõi, giám sát quá trình tăng trưởng của cây để có những phương án phù hợp. 

Tạo ra giống cây đã rất khó và tốn nhiều thời gian, công sức. Nhưng để người dân các địa phương thoát khỏi vùng an toàn với những cây trồng, vật nuôi cũ để chấp nhận bỏ tiền, thời gian và công sức ra để trồng một loại hoàn toàn mới lại còn khó hơn. Bởi họ chưa được kiểm nghiệm về mức độ hiệu quả của giống mới này. Điều này đòi hỏi người kỹ sư phải có những bằng chứng nghiên cứu, cam kết về mức độ hiệu quả khi nuôi trồng đúng theo phương pháp đề ra. 

Thực hiện công tác tư vấn nông nghiệp
Thực hiện công tác tư vấn nông nghiệp

- Sáng tạo máy móc, công nghệ

Việc sáng tạo này nằm ở việc họ sẽ nghiên cứu sáng tạo ra các loại máy móc, kỹ thuật, các công nghệ mới để có thể nuôi trồng hiệu quả, có thể kể đến như: các máy gieo trồng hạt, máy thu hoạch, phương pháp tưới tiêu, cách bảo quản nông sản sau thu hoạch,...

- Nghiên cứu thuốc, phân bón

Đã có được các loại giống tốt thì các kỹ sư cũng phải nghiên cứu các loại bệnh của từng cây trồng, với từng loài cây, loài con có đặc điểm sinh học khác nhau nên cần phải nghiên cứu ra các loại thuốc khác nhau để điều trị hiệu quả. 

Ngày nay, có quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật chứa các chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Khi tiếp xúc với các loại thuốc này lâu ngày có thể gây ra các căn bệnh khó chữa. Do đó, các nhà kỹ sư nông nghiệp cũng cần tìm ra các thuốc sinh học, an toàn với con người, môi trường hơn. 

Ngoài ra, các kỹ sư nông nghiệp cũng phải nghiên cứu ra các loại phân bón phù hợp với từng loại cây, từng thời kỳ phát triển của cây để bổ sung phù hợp, cho năng suất cao.

3. Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư nông nghiệp

Việc bạn có thành tích học tập xuất sắc và có các hoạt động nổi bật trong trường học, bạn có thể được nhà trường đề xuất giữ lại để đào tạo thêm và giảng dạy cho các em sinh viên khóa sau. Bạn có thể tham gia thêm một số khóa học đào tạo nghiệp vụ giảng dạy để có thể giảng dạy tốt hơn.

Giảng viên nông nghiệp
Giảng viên nông nghiệp

Bạn cũng có thể làm ở viện nông nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ở đó, bạn sẽ trực tiếp làm việc trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu ra các loài cây, loài con phù hợp với khí hậu từng vùng miền trên cả nước. 

Ngoài ra, kỹ sư nông nghiệp còn làm việc ở chi cục bảo vệ thực vật. Họ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật về bảo vệ thực vật, khử trùng, kiểm dịch, phân bón,...

Đặc biệt, các trang trại cũng rất cần người kỹ sư nông nghiệp để có thể theo dõi sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Phải hạn chế được tối đa các dịch bệnh trong trang trại, ngăn chặn nó ngay từ khi mới xuất hiện. Bởi trang trại có quy mô rộng lớn, mức độ thiệt hại do dịch bệnh rất cao, ảnh hưởng nhiều tới kinh tế của người chủ trang trại. 

Làm việc trong trang trại
Làm việc trong trang trại

Trong khi ngành nông nghiệp của nước ta vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, nhân lực của ngành này vô cùng khan hiếm để có thể nâng cao được năng suất thì kỹ sư nông nghiệp rất có nhiều cơ hội để làm việc. Họ có nhiều lựa chọn để làm việc trong lĩnh vực này. Mức lương của người kỹ sư nông nghiệp cũng không hề thấp như chúng ta vẫn nghĩ, khoảng từ 7 đến 20 triệu đồng và trung bình thường ở khoảng trên 10 triệu đồng.  Tùy theo  lựa chọn của bạn mà môi trường làm việc của bạn sẽ khác nhau, không phải cứ nông nghiệp là phải chân lấm tay bùn. Vì thế, hãy suy nghĩ kỹ trước những cơ hội làm việc bạn nhé.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về việc làm kỹ sư nông nghiệp. Bạn thích ngành nghề này chứ? Tôi tin rằng ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, chỉ cần bạn có lòng đam mê, yêu thích  và sự nỗ lực, cố gắng trong công việc thì sẽ đạt được thành công.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: