Hẳn bạn đã nghe qua những người học ngành tài chính sẽ kiếm “bộn tiền”. Vậy thu nhập của việc làm tài chính có cao như “lời đồn” hay không? Những công việc mà một nhân viên tài chính phải làm là gì? Học ngành tài chính ở đâu tốt nhất? Cùng vieclam88.vn tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc cho mình nhé!
1. Việc làm tài chính là gì? Những việc làm trong ngành tài chính hiện nay
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về việc làm tài chính là gì nhé!
1.1. Việc làm tài chính là gì?
Tài chính là những ngành học liên quan về kinh tế và tiền bạc. Việc làm tài chính là những công việc liên quan đến quản lý tiền bạc, sổ sách, thu chi, ngân hàng, các khoản đầu tư về kinh tế, vốn và tài sản,... Khi học ngành tài chính, bạn dễ dàng làm được nhiều công việc khác nhau, tùy theo nhu cầu và sở thích của bạn.
.jpg)
Tài chính đang là những việc làm có mức thu nhập hấp dẫn vì thế nên thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Khi học ngành tài chính, bạn có thể ra làm cho các công ty, doanh nghiệp hoặc làm tài chính cá nhân đều có thể được.
1.2. Những công việc đang “hot” trong ngành tài chính hiện nay
Khi học tài chính, bạn có rất nhiều cơ hội làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau, tùy theo chuyên môn cũng như sở thích của bạn. Những việc làm tài chính bạn có thể làm bao gồm tất cả những công việc liên quan đến tiền tệ và tài chính, ví dụ như: Tài chính – Ngân hàng, Marketing, Quản trị kinh doanh, Kế toán – Kiểm toán, Kinh tế đối ngoại,...
Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về những ngành nghề này qua phần dưới đây.
1.2.1. Tài chính – Ngân hàng
Ngành Tài chính – Ngân hàng có thể xem là một ngành nghề khá rộng, bạn có thể làm các công việc như: Chuyên viên phân tích tài chính, nhân viên tín dụng, giao dịch viên chứng khoán, giao dịch viên ngân hàng, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên tài trợ thương mại, giảng viên, chuyên viên kinh doanh tiền tệ... Khi học ngành này, bạn sẽ được cung cấp những công việc liên quan đến các khối kinh tế, kiến thức khoa học cơ bản.
.jpg)
Khi học Tài chính – Ngân hàng, bạn có thể dự tuyển vào công ty, doanh nghiệp, cơ quan khác nhau như: Ngân hàng thương mại, công ty tín dụng, công ty chứng khoán, cục thuế, cục hải quan, công ty bảo hiểm, công ty kiểm toán, quỹ đầu tư,...
Những công việc bạn phải làm khi học ngành Tài chính – Ngân hàng:
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động cũng như giao dịch kinh doanh tại ngân hàng.
- Đảm bảo được chất lượng khách hàng, duy trì và chăm sóc khách hàng, đưa ra những cải tiến phù hợp để khách hàng hài lòng hơn.
- Huấn luyện và đào tạo các nhân viên mới, hỗ trợ họ trong công việc.
- Liên lạc và hỗ trợ khách hàng các dịch vụ khi cần thiết.
- Vận hành các hoạt động của doanh nghiệp, công ty theo quy trình.
1.2.2. Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là những công việc thực hiện các công việc quản trị kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp, bao gồm duy trì và phát triển doanh nghiệp đó, tạo ra các hệ thống, quy trình cũng như tối đa hóa hiệu suất công việc, đưa ra tư duy và cách quản lý phù hợp.
Một số ngành về Quản trị kinh doanh như: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh truyền thông, Marketing, Quản trị kinh doanh thương mại,...
.jpg)
Tùy ngành bạn theo học trong Quản trị kinh doanh mà cần làm những công việc khác nhau. Bạn sẽ được học các chiến lược kinh doanh, kinh tế học, biết cách quản trị tài chính và bán hàng, phân tích nền kinh tế, lập kế hoạch, thực hiện những kế hoạch để kinh doanh thương mại thành công, có khả năng tham mưu cho lãnh đạo,...
1.2.3. Kế toán – Kiểm toán
Bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào hầu như đều có ít nhất một Kế toán – Kiểm toán, vì vậy cơ hội việc làm dành cho sinh viên theo học Kế toán – Kiểm toán rất rộng mở.
.jpg)
Những công việc bạn cần làm khi theo học ngành Kế toán – Kiểm toán là:
- Lập sổ sách, chứng từ về hoạt động tài chính.
- Theo dõi các khoản thu, chi của công ty, doanh nghiệp.
- Thực hiện các công việc như thống kê, khai báo các khoản thu, chi của doanh nghiệp.
- Kiểm tra chi tiết về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo với cấp trên nếu có bất thường xảy ra.
- Thống kê, tổng hợp báo cáo và gửi lên giám đốc.
2. Mức lương và quyền lợi của việc làm tài chính
2.1. Mức lương của người làm việc trong ngành tài chính
Tùy theo ngành bạn học trong ngành tài chính mà sẽ có mức lương khác nhau. Về mặt bằng chung, mức lương của những nhân viên tài chính khá cao và hấp dẫn. Vì thế, nghề này luôn thuộc “top” những ngành nghề được sinh viên theo học nhiều nhất. Bên cạnh đó, nhiều công ty, doanh nghiệp, ngân hàng mọc lên ngày càng nhiều. Học ngành tài chính, bạn sẽ không phải lo thất nghiệp và không tìm được công việc đúng chuyên môn. Vì thế cơ hội việc làm cho ngành này là không bao giờ thiếu.

Mức lương cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng ngành nghề. Ví dụ: Bạn học Kế toán – Kiểm toán thì mức thu nhập cho sinh viên mới ra trường là 6.000.000 – 10.000.000 đồng. Khi làm lâu năm, mức thu nhập của bạn sẽ khoảng 20.000.000 – 30.000.000 tùy thuộc chuyên môn và kinh nghiệm của bạn.
Nhìn chung, mức lương cho sinh viên mới ra trường ngành tài chính là khoảng 5.000.000 – 7.000.000 đồng, nếu bạn lên trưởng nhóm hoặc giám sát, mức lương sẽ dao động từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng, bạn lên quản lý hoặc trưởng phòng mức thu nhập của bạn là trên 30.000.000 đồng.
2.2. Quyền lợi được hưởng khi làm ngành tài chính
Khi làm việc trong ngành tài chính, bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi và ưu đãi khác nhau. Hầu hết các công ty, doanh nghiệp sẽ đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ giúp bạn thành thạo trước khi bắt tay vào công việc. Bạn cũng sẽ được thưởng lễ, thưởng Tết, thưởng doanh số,... Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội bạn sẽ được tham gia tại nơi làm việc.
Khi làm lâu dài, bạn có thể được thăng tiến lên vị trí cao hơn trong công việc, tăng khả năng thu nhập của mình. Ngoài ra, cơ hội việc làm của bạn sẽ vô cùng rộng mở và tăng thêm các mối quan hệ xã hội.
3. Điều kiện để làm việc trong ngành tài chính
Yêu cầu bắt buộc để bạn làm việc trong ngành tài chính là có bằng tốt nghiệp THPT trở lên. Những ngành đòi hỏi chuyên môn và trình độ cao thì yêu cầu có bằng Cử nhân Đại học chuyên ngành tài chính, kinh tế hoặc những chuyên ngành liên quan đến tài chính trở lên.

Có kinh nghiệm trong ngành tài chính sẽ là một lợi thế dành cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu biết rõ các thuật ngữ trong ngành và thực hiện các dịch vụ tài chính. Khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng là rất cần thiết trong ngành tài chính.
Ngoài ra, để trở thành nhân viên trong ngành tài chính, bạn cần có các kỹ năng như: Phân tích và xử lý tình huống, khả năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng tạo dựng niềm tin với khách hàng, kỹ năng giao tiếp,...
4. Học ngành tài chính ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều trường Đại học đào tạo các chuyên ngành liên quan đến tài chính ở nước ta. Bạn có thể tham khảo một số trường học đào tạo ngành tài chính dưới đây:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Công đoàn.
- Đại học Giao thông Vận tải.
- Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội.
- Đại học Kinh tế – Tài chính.
- Đại học Tài chính – Marketing.
.jpg)
- Đại học Bách khoa hà nội.
- Học viện Ngân hàng...
Trước khi bắt đầu học ở bất cứ ngôi trường nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ chuyên ngành và học phí để phù hợp với bản thân cũng như điều kiện kinh tế của mình. Hầu hết những trường về tài chính sẽ chuyên về khối tự nhiên và có điểm đầu vào khá cao. Do đó, nếu bạn yêu thích ngành này thì hãy ôn tập kiến thức từ ngay bây giờ nhé.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết việc làm tài chính là gì và một số công việc bạn có thể làm nếu học ngành tài chính. Mức lương của ngành tài chính cao và có quyền lợi hấp dẫn. Do đó, nếu bạn muốn có một tương lai rộng mở và ưa thích về những con số thì có thể thử sức với những công việc liên quan đến tài chính. Mong rằng bạn sẽ có định hướng cho bản thân mình và tìm được công việc như ý! Chúc bạn thành công!