Hiểu rõ về thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch và cách ghi đúng nhất

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-07-13 14:40:55

Thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch là một đề mục mà nhiều người sẽ bỏ qua vì không hiểu rõ và không biết ghi thế nào cho đúng. Nắm bắt được thực trạng này, hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch và cách ghi đề mục này như thế nào cho hợp lý nhé.

1. Thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch là gì?

Thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch sẽ được ghi khác nhau đối với từng đối tượng, cụ thể ở đây là có sự khác nhau giữa những người xin vào Đảng và những người không xin vào Đảng. Để tìm hiểu sự khác nhau này từ đó hướng tới tìm ra cách ghi thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch sao cho đúng cách thì trước hết chúng ta cần hiểu rõ hơn về thái độ chính trị.

Thái độ chính trị của mỗi người là không giống nhau
Thái độ chính trị của mỗi người là không giống nhau

1.1. Tổng quan về thái độ chính trị

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất 1 lần tiếp xúc với cụm từ “thái độ chính trị”. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ thái độ chính trị là gì không?

Thái độ chính trị của mỗi người được hiểu là quan điểm và cách nhìn nhận của mỗi người về một hoặc một vài khía cạnh nào đó liên quan đến những vấn đề chính trị và dân tộc của một quốc gia.

Ở nước ta, việc giáo dục về thái độ chính trị cho mỗi người dân được Đảng và Nhà nước rất chú trọng và đang diễn ra hàng ngày hàng giờ. Thái độ chính trị của mỗi người dân có vững chắc thì chế độ chính trị của quốc gia đó mới vững chắc và không dễ bị lật đổ.

Bởi vậy mỗi người dân đều được giáo dục thái độ chính trị từ rất sớm. Đặc biệt là những người con ưu tú được kết nạp vào Đảng đều phải xác định cho mình một thái độ chính trị rõ ràng, nhất quán, kiên định và một lòng trung thành với Đảng và Tổ quốc.

1.2. Thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch

Hiểu đúng về thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch
Hiểu đúng về thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch

Xuất phát từ tầm quan trọng của thái độ chính trị mà hiện nay trong Sơ yếu lý lịch của mỗi người đều xuất hiện đề mục thái độ chính trị. Nhiều người không hiểu rõ về thái độ chính trị nên đều bỏ trống phần này, hoặc là có nhận thức được thái độ chính trị là gì nhưng lại không biết cách ghi như thế nào cho đúng.

Vậy thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch được ghi như thế nào cho đúng nhất?

Ở phần thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch, người viết cần ghi cụ thể và chính xác những thông tin về việc bản thân đã tham gia tổ chức cách mạng nào, trong tổ chức đó làm công tác gì và giữ chức vụ gì?

Tùy vào công việc của bản thân mà ghi chú những thông tin trong đề mục này cho phù hợp với quy định là được. Hãy cung cấp những thông tin một cách chi tiết và trung thực vì chính bạn chứ không phải ai khác sẽ là người chịu trách nhiệm về những thông tin bạn ghi chú.

2. Những lưu ý khi trình bày thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch

Luu ý khi trình bày thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch
Luu ý khi trình bày thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch

Đối với những người không có ý định xin vào Đảng thì những gì họ cần cung cấp trong phần “Thái độ chính trị” sẽ có sự khác biệt so với những người có oys định xin vào Đảng. Và để tìm hiểu xem sự khác biệt đó là như thế nào thì chúng ta hãy cùng nhau lần lượt đi tìm hiểu về cách ghi mục “Thái độ chính trị” của mỗi nhóm đối tượng kể trên nhé.

2.1. Đối với Đảng viên hoặc những người có ý định vào Đảng

Đối với những người Đảng viên hoặc những người có ý định xin vào Đảng, thái độ chính trị của họ thể hiện ngay ở việc họ có kê khai những thông tin trong Sơ yếu lý lịch một cách trung thực hay không.

Thái độ chính trị của Đảng viên
Thái độ chính trị của Đảng viên

Đối với những đối tượng này, trong phần ‘Thái độ chính trị” họ có trách nhiệm phải kê khai những thông tin về việc bản thân đã tham gia tổ chức cách mạng nào, thời gian bắt đầu tham gia và chức vụ của họ trong tổ chức cách mạng ấy. Đồng thời họ cũng kê khai những nhiệm vụ phải thực hiện khi tham gia tổ chức cách mạng ấy.

Bên cạnh đó họ cũng phải kê khai thông tin về công việc hiện tại Ví dụ như họ đang tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào, đang giữ chức vụ gì? Tổ chức họ tham gia thuộc chế độ cũ hay chế độ mới hiện nay? Và hiện tại họ đang nắm giữ vị trí nào và phụ trách công việc gì?

Ngoại trừ bản thân, người Đảng viên hoặc những người có ý định xin vào Đảng cũng phải kê khai những thông tin về thái độ chính trị của những người thân trong gia đình, bao gồm họ tên, mối quan hệ với người viết, nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế... ở thời điểm viết.

Khi viết phần thông tin về thân nhân bạn có thể áp dụng phương pháp liệt kê bằng cách sử dụng những gạch đầu dòng và cộng đầu dòng. Tiếp theo trong phần viết về hoạt động của cá nhân lời khuyên mà chúng tôi đưa ra ở đây là bạn nên sử dụng bảng để chia rõ ràng những giai đoạn hoạt động khác nhau. Việc sử dụng bảng sẽ giúp cho những thông tin bạn đưa ra dễ nhìn hơn và khoa học hơn.

Chú ý trình bày những thông tin trong Sơ yếu lý lịch sao cho dễ nhìn
Chú ý trình bày những thông tin trong Sơ yếu lý lịch sao cho dễ nhìn

Ví dụ cho phần khai về thái độ chính trị của người thân như sau:

Trường hợp thân nhân sinh trước năm 1975:

“Trước 1975 còn nhỏ được gia đình nuôi ăn học tại xã … huyện… tỉnh… Sau đó từ 1975 đến 1990 làm nông nghiệp tại xã… huyện… tỉnh… Từ 1990 đến nay tham gia xây dựng kinh tế mới ở Lâm Đồng và làm việc tại xã… huyện...tỉnh...

Nếu người viết Sơ yếu lý lịch là Đảng viên thì cũng phải ghi thêm phần tự đánh giá về ưu và nhược điểm của bản thân trong những khía cạnh về lối sống, tư tưởng và thái độ chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và mối quan hệ với những người khác kể từ khi được kết nạp vào Đảng cho đến khi viết Sơ yếu lý lịch.

2.2. Đối với những người không có ý định vào Đảng

Đối với những người không phải là Đảng viên và cũng không có ý định xin vào Đảng, ở đây chúng ta chia làm 2 trường hợp:

- Người làm Sơ yếu lý lịch không phải là Đảng viên nhưng có người thân là Đảng viên

Trong trường hợp này người viết Sơ yếu lý lịch phải ghi rõ những thông tin về quá trình hoạt động của người thân của mình tại các tổ chức đoàn thể giống như phần mà những người Đảng viên hoặc người có ý định vào Đảng cần phải ghi (tham khảo phần 2.1). Nếu thân nhân đã qua đời thì người viết Sơ yếu lý lịch cần ghi rõ thời gian và lý do qua đời.

Thái độ chính trị của người không phải là Đảng viên
Thái độ chính trị của người không phải là Đảng viên

- Người làm Sơ yếu lý lịch không phải là Đảng viên và cũng không có người thân nào là Đảng viên

Trong trường hợp này người làm Sơ yếu lý lịch không cần ghi những thông tin chi tiết như nhà tuyển dụng trường hợp trên. Tuy nhiên vẫn cần khai các thông tin khác một cách trung thực vì chính bản thân người làm Sơ yếu lý lịch sẽ phải chịu trách nhiệm về những thông tin mình đã khai nếu cần.

Như vậy qua những chia sẻ của chúng tôi bạn đã hiểu được thái độ chính trị là gì và cách ghi thái độ chính trị trong Sơ yếu lý lịch. Hãy chú ý là thái độ chính trị không chỉ là những thông tin mà bạn ghi trong Sơ yếu lý lịch mà còn là thái độ trung thực của bạn khi khai thông tin trong Sơ yếu lý lịch nữa. Bởi vậy hãy khai thông tin một cách chính xác và trung thực bạn nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: