Làm rõ khái niệm SSR là gì và những thông tin liên quan

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-03-13 17:21:28

​SSR là gì? Những thông tin quan trọng liên quan đến thuật ngữ này sẽ được Băng Tâm chia sẻ chi tiết và đầy đủ trong bài viết này. Bật mí một chút, những ai có liên quan tới ngành điện nên dành nhiều sự quan tâm hơn cho bài viết này vì bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thông tin có giá trị từ việc làm rõ SSR là gì để phục vụ cho công việc của mình đấy nhé.

1. SSR là gì?

SSR hay còn có tên gọi khác là Relay bán dẫn, SSR thuộc loại Replay phổ biến, được viết tắt bởi cụm Solid State Relay, thuộc loại relay có trạng thái rắn, bản chất nó chính là rơ – le chuyển mạch, không cần dùng đến bộ phận cơ khí nhờ đó mà SSR sẽ có được thế mạnh về tuổi thọ khá dài. Cường độ của SSR này cũng sẽ nhanh hơn loại Rơ-le điện cơ thông thường và kèm theo những quy định về thiết kế khác với loại thông thường,

Sự hoạt động của SSR với những tác động tích cực, những cải biến mới mẻ đã gây bão toàn cầu, làm nên một cuộc cách mạng lớn trong việc phân phối điện đến tất cả các ngành công nghiệp khác theo một phương thức hoàn toàn cải tiến, có mặt từ lĩnh vực tự động hóa trông nông nghiệp cho tới cả ngành hàng không vũ trụ.

SSR là gì?
SSR là gì?

So với rơ-le điện điện cơ thông thường thì SSR với trạng thái tồn tại là rắn tỏ ra có nhiều ưu thế vượt trội hơn, điển hình như có độ tin cậy lớn, không hề tạo ra tia lửa hay sự tiếp xúc, có tốc độ chuyển mạch rất nhanh, tuổi thọ cực dài, kích thước nhỏ gọn và khả năng chống nhiễu đạt ở trình độ cao.  Nhờ những điểm nổi bật đó mà ngày nay chúng ta có thể thấy rằng, SSR đã được ứng dụng vô cùng rộng rãi ở nhiều nơi, trong nhiều lĩnh vực như trong hệ thống điều khiển từ xa, máy CNC, trong những thiết bị tự động hóa của ngành công nghiệp, trong các thiết bị y tế, ngành công nghiệp hóa chất và hệ thống an ninh,…

Với rất nhiều ứng dụng tuyệt vời, chúng ta không khỏi thắc mắc rằng SSR có cấu tạo ra sau, nguyên lý hoạt động như thế nào để hạn chế tối đa sai sốt trong hệ thống của nó? Những thắc mắc này sẽ dần được giải đáp trong những nội dung phía bên dưới. Hãy theo dõi tiếp nhé!

Xem thêm: Mẫu đơn xin việc

2. Cấu tạo cơ bản của SSR

SSR mang cấu tạo vô cùng đơn giản và ngắn gọn bởi vì trong nó không có chứa những bộ phận mang chức năng chuyển động đóng ngắt dòng điện (relay kiếng,  contactor,…). Trong khi đối với các rơ-le cơ khí thường tạo ra tiếng động trong khi hoạt động kèm theo những tia lửa điện phát ra thì SSR lại là loại rơ-le bán dẫn có thể khắc phục hiệu quả nhược điểm này. Cấu tạo đơn giản của SSR được thể hiện rất rõ khi nso chỉ gồm 2 yếu tố là bộ Tri-ac và Diot phát quang.

Trong thiết kế, nó được tạo hình thù giống với bộ phận công tác chỉ với thao tác bật tắt hết sức đơn giản. Việc chuyển đổi tín hiệu trong nó diễn ra cực kỳ nhanh, lại có khả năng tải cấp nguồn thông qua chủ yếu là bóng bán dẫn có công suất là aMOSFET.

Cấu tạo cơ bản của SSR
Cấu tạo cơ bản của SSR

Bên cạnh đó, người ta có thể thiết kế SSR Rơ-le bán dẫn để sử dụng hiệu quả khi tiến hành chuyển đổi đối với AC hoặc chuyển đổi DC, tuy nhiên cần phải đáp ứng yêu cầu cấu hình bên trong được sửa đổi nhằm phục vụ hiệu quả đối với các trường hợp này. Với Rơ-le loại DC thì nó có thể hoạt động thông qua một MOSFET, trong đó cổng và nguồn sẽ được kết nối cùng tải, nguồn từ mạch chính; tín hiệu điều khiển sẽ được gắn vào cổng thông qua.

Tín hiệu điều khiển có thể mang đặc điểm là có công suất thấp, nhờ vậy mà nó cho phép SSR cũng như mạch tải lớn có thể được điều khiển từ những yếu tố khá nhỏ, chẳng hạn như là Arduino. Ở trạng thái rắn, SSR có thể gồm nhiều bóng bán dẫn có mô hình sắp xếp song song với nhau, tạo thuận lợi để dòng điện cao hơn và lọt vào trong 100 Ampe.

SSR có cấu tạo ra sao?
SSR có cấu tạo ra sao?

Còn dạng công tắc AC thì thường đòi hỏi ít nhất phải có từ 2 bóng bán dẫn trở lên. Lý do là vì chỉ có một MOSFET thì không thể nào tạo ra được sự ức chế cho dòng điện trong trường hợp SSR tắt. Với 2 bóng bán dẫn và những nguồn được kết nối thì sẽ được dùng để chặn dòng điện lúc tắt, khi tín hiệu điều khiển đã được bật lên ở trong SSR thì hai bóng bán dẫn này sẽ được truyền nguồn

Trang vàng

3. Nguyên lý hoạt động của SSR

Khi đã nắm bắt được những thông tin cơ bản về SSR, bạn có thể đặt ra câu hỏi rằng: liệu loại công tắc nào sẽ cho phép tín hiệu điều khiển để có thể cung cấp nguồn năng lượng phục vụ cho cả trăm ampe. Mặc dù có những điểm khác biệt nhau thế nhưng Rơ-le rắn lại hoạt động chung một nguyên lý, đó là cùng chung điện trở.

Nguyên lý hoạt động của SSR
Nguyên lý hoạt động của SSR

Bất kể ai hoạt động trong lĩnh vực ngành điện đều sẽ phải nắm rõ nguyên lý hoạt động này để phục vụ cho các hoạt động ứng dụng Rơ-le bán dẫn trở nên hiệu quả.

4. Phân loại SSR

Phân loại SSR
Phân loại SSR

SSR được phân chia ra làm những loại như sau:

- Zero-Switching Relays: Trong điều kiện hoạt động ở mức tối thiểu thì SSR sẽ quay lại tải trọng khi điều khiển dòng điện áp. Lúc này tải trọng có điện áp xấp xỉ là không (Zero). Zero chuyển mạch hiện đang là loại được dùng nhiều trong phạm vi rộng rãi.

- Instant ON Relays: khi hiện nội dung ON Rơ-le thì loại này sẽ lập tức quay về tải, cho phép bật tải lên ở bất cứ điểm nào ở trong nó.

- Peak Switching Relays: Bật tải nếu như điện áp điều khiển thuộc vào dòng điện áp của tải trong điều kiện tốc độ của tải đạt ở mức đỉnh điểm khi chuyển mạch rơ-le tắt, tải gần bằng không.

- Analog Switchung Relays

5. Một số thông số cần chú ý trong quá trình tìm hiểu SSR

- Dòng điện điều khiển: nếu như thiết bị được cấp dòng điện quá lớn thì nguy cơ làm cho rơ-le chết còn ngược lại, được cấp dòng điện nhỏ quá thì sẽ khiến rơ-le không thể hoạt động nổi. Để khắc phục những tình huống đó thì có thể cần mắc thêm trở.

- Dòng chịu tải đầu ra: cần hiểu rõ thông số này cụ thể như thế nào để có thể mắc hợp lý vào dòng điện để hạn chế gây chết rơ-le.

- Hiệu điện thế tại đầu ra: khi HĐT bé mà được mắc vào các tải có HĐT lớn hơn thì làm cho Rơ-le bị phá hủy.

Tìm hiểu về SSR
Tìm hiểu về SSR

- Điện áp đóng ngắt đối với tải AC được mắc nối tiếp/

- Điện áp kích

- Kích thước

- Dòng tải

- Dòng điện input – output 4.0

- Nhiệt độ

Đến đây những thông tin việc làm liên quan tới SSR đã được làm rõ. Bạn không chỉ hiểu được SSR là gì mà còn có thể nắm bắt được các kiến thức liên quan tới SSR để phục vụ cho chuyên ngành mà mình hoạt động làm việc. Mong rằng, với những chia sẻ này kiến thức chuyên ngành điện của bạn sẽ được bổ sung một cách hiệu quả và đúng lúc.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: